Mề đay do lạnh phải làm thế nào để đối phó?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay do lạnh là một trong những loại dị ứng hiếm gặp, nó xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc do một bệnh lý từ bên trong cơ thể, chẳng hạn như viêm gan hoặc ung thư. 

mề đay do lạnh
Mề đay do lạnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm

Các loại mề đay do lạnh

Mề đay do trời lạnh có thể chia thành các loại sau:

  • Mề đay tiếp xúc lạnh nguyên phát: Là một tình trạng da đặc trưng bởi những mẩn, sần đỏ và ngứa, xảy ra khi trời mưa, gió, sau khi bơi, tắm với nước lạnh hoặc tiếp xúc với vật lạnh.
  • Mề đay tiếp xúc lạnh thứ phát: Đặc trưng bởi những vùng da bị kích ứng, nguyên nhân là do những bất thường trong huyết thanh như cryoglobulinemia hoặc cryofibrinogenemia. Nó liên quan mật thiết đến hiện tượng Raynaud hoặc ban xuất huyết.
  • Phản xạ nổi mề đay lạnh: Là tình trạng sưng toàn cơ thể.
  • Nổi mề đay lạnh do di truyền: Đặc trưng bởi các tình trạng như phát ban, viêm kết mạc, sốt, ớn lạnh và đau khớp sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.

Tham khảo thêm: Trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt phải làm sao ?

Nguyên nhân gây mề đay do lạnh

Nổi mề đay là kết quả của phản ứng dị ứng giải phóng histamin để đáp ứng với các kích thích lạnh bao gồm nhiệt độ giảm, không khí lạnh hoặc nước lạnh. Ngoài ra, một số người dường như dễ bị mề đay lạnh do tế bào da nhạy cảm bởi đặc điểm di truyền, virus hoặc bệnh tật.

Bạn sẽ có nhiều khả năng bị nổi mề đay lạnh hơn ở các đối tượng:

  • Thanh thiếu niên: Mề đay lạnh nguyên phát thường xuyên xảy ra ở người trẻ tuổi
  • Do bệnh tật tiềm ẩn: Một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như bệnh viêm gan hoặc ung thư có thể là nguyên nhân gây ra mề đay lạnh thứ phát
  • Tiền sử gia đình có cha hoặc mẹ từng mắc bệnh này

Triệu chứng mề đay do lạnh

Các triệu chứng nổi mề đay do lạnh có thể bao gồm:

  • Tạm thời đỏ, ngứa (nổi mề đay) trên vùng da tiếp xúc với lạnh
  • Phản ứng xấu đi khi da ấm lên
  • Sưng tay khi cầm đồ lạnh
  • Sưng môi do tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống lạnh

Phản ứng nặng có thể bao gồm:

  • Phản ứng toàn thân (sốc phản vệ), có thể gây ngất xỉu, tim đập, sưng chân tay hoặc thân và sốc
  • Sưng lưỡi và cổ họng, có thể gây khó thở

Xem thêm: Bệnh nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục

Biến chứng của mề đay do lạnh

Thông thường, mề đay do lạnh không gây nên biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiếp xúc nhiều với nhiệt độ lạnh, chẳng hạn như bơi trong nước lạnh có thể dẫn đến nổi mề đay khắp người. Do giải phóng histamin, mạch máu sẽ mở rộng và huyết áp giảm đi khiến nguồn cung cấp máu đến các cơ quan bị giảm dẫn đến sốc phản vệ, bất tỉnh hoặc chết đuối.

Đồ uống lạnh hoặc kem có thể khiến người bệnh mề đay do lạnh bị sưng vùng cổ họng, nó không chỉ khó khăn trong việc nuốt mà còn dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp.

biến chứng mề đay do lạnh
Sốc phản vệ là một trong những biến chứng nguy hiểm của mề đay do lạnh

Chẩn đoán mề đay do lạnh

Mề đay do lạnh được chẩn đoán khá đơn giản. Xét nghiệm phổ biến nhất là đặt một viên đá lên da cẳng tay trong 5 phút. Nếu bạn bị mề đay do lạnh, một vết sưng đỏ sẽ nổi lên da sau khi viên đá được lấy ra.

Trong một số trường hợp, nếu một bệnh lý tiềm ẩn bên trong như nhiễm trùng hoặc ung thư là nguyên nhân gây nổi mề đay do lạnh thì bạn sẽ được kiểm tra xét nghiệm.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm máu nổi mề đay và thông tin cần biết

Điều trị mề đay do lạnh

Ở một số người, mề đay do lạnh không cần phải điều trị, triệu chứng sẽ hết sau khoảng vài tuần đến vài tháng. Còn ở những trường hợp kéo dài hơn hoặc các triệu chứng khiến bạn khó chịu, bác sĩ sẽ khuyên bạn không tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và sử dụng thuốc kháng histamin không cần kê đơn. Nếu triệu chứng vẫn tiếp tục sau khi thực hiện biện pháp này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc theo toa, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng histamin để ngăn chặn phản ứng dị ứng như  Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec) và desloratadine (Clarinex).
  • Omalizumab (Xolair) thường dùng để điều trị bệnh hen suyễn, tuy nhiên loại thuốc này đã điều trị thành công cho người bị nổi mề đay do lạnh.

Nếu bạn bị nổi mề đay là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bạn có thể cần thuốc hoặc phương pháp điều trị tùy thuộc vào bệnh lý đang mắc phải.

Phòng ngừa mề đay do lạnh

Để ngăn ngừa nổi mề đay do lạnh xuất hiện hoặc tái phát, bạn nên:

  • Uống thuốc kháng histamine không kê đơn trước khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
  • Dùng thuốc theo quy định
  • Bảo vệ da khỏi sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột
  • Tránh thức ăn đồ uống quá lạnh
  • Nếu bác sĩ của bạn kê toa thuốc tự động epinephrine, hãy giữ nó bên mình để giúp ngăn ngừa các phản ứng nghiêm trọng.
  • Nếu bạn đã lên lịch phẫu thuật, hãy nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật về bệnh mề đay do lạnh của bạn. Đội phẫu thuật có thể thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh trong phòng mổ.

Trên đây là những thông tin về bệnh mề đay do lạnh, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Bị nổi mề đay quanh mắt phải làm sao? Bệnh có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Bị nổi mề đay quanh mắt phải làm sao?

Nổi mề đay quanh mắt không chỉ khiến da bị khô, đỏ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh...

Mẹo chữa mề đay đơn giản bằng muối dễ thực hiện

Mề đay là một dạng phát ban, sưng phồng trên da do phản ứng dị ứng của cơ thể. Thông...

Nữ danh y, vị cứu tinh giúp diễn viên Khánh Linh “Về nhà đi con” khỏi dứt mề đay

Nữ danh y, vị cứu tinh giúp diễn viên Khánh Linh “Về nhà đi con” khỏi dứt mề đay

Nữ diễn viên Phùng Khánh Linh (Về nhà đi con) đã điều trị dứt điểm mề đay mẩn ngứa tại...

15 cách chữa mề đay tại nhà bằng dân gian hiệu quả

Nhiều bệnh nhân vẫn truyền tai nhau cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian. Cách này liệu có hiệu quả...

Bị nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Nổi mề đay là một phản ứng viêm dưới da trước các tác nhân gây dị ứng. Bệnh xuất hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *