Ghẻ ở trẻ em – Mẹ đã biết gì về căn bệnh này?
Ghẻ là một loại nhiễm trùng da phổ biến do ve ký sinh Sarcoptes scabiei gây ra. Ve sẽ đào vào lớp trong của da để đẻ trứng gây ngứa rát, mẩn đỏ và mụn nước. Bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên tập trung nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Những thông tin cần biết về ghẻ ở trẻ em
1. Triệu chứng của bệnh ghẻ ở trẻ em
Có thể mất từ 4 – 6 tuần để trẻ phát sinh các triệu chứng bệnh ghẻ sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Ở trẻ em dưới 2 tuổi, các tổn thương do ve gây ra có xu hướng xảy ra ở đầu, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở trẻ lớn hơn, các tổn thương thường xuất hiện ở bàn tay, giữa các ngón tay, cổ tay, đùi, rốn, ở vùng háng, xung quanh ngực và ở nách.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ngứa ngáy, thường có biểu hiện nặng
- Phát ban da, nổi mụn nhỏ hoặc nổi mụn đỏ; đôi khi có thể nhìn thấy hang của ve ký sinh.
- Da có vảy hoặc bong tróc
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ
Vì ghẻ là bệnh truyền nhiễm nên nguyên nhân chính là do tiếp xúc với người bị bệnh hoặc vật dụng có chứa ve ký sinh Sarcoptes scabiei. Tuy nhiên, các chuyên khoa xác định một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, như:
- Sinh sống trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân kém
- Sử dụng nguồn nước không đảm bảm.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị
Chẩn đoán bệnh ghẻ ở trẻ em
Bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh ghẻ. Tuy nhiên các triệu chứng trên da do ghẻ gây ra tương đối giống với những bệnh ngoài da khác. Điều này dễ khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm lẫn với những bệnh lý khác.
Một xét nghiệm khác được thực hiện đó là xét nghiệm mô da. Bác sĩ dùng vảy da ở vùng bị ghẻ, sau đó dùng kính hiển vi quan sát để nhận diện ve ký sinh gây bệnh ghẻ.
Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ ở trẻ em
Vì thời gian ủ bệnh khá dài nên bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị cho trẻ và các thành viên trong gia đình để ngăn ngừa tình trạng ghẻ tiếp tục phát sinh. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố như:
- Tuổi của trẻ, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý
- Mức độ tổn thương ở da
- Phản ứng của cơ thể trẻ với những loại thuốc
Các phương pháp điều trị ghẻ có thể được chỉ định cho trẻ, bao gồm:
- Sử dụng thuốc điều trị tại chỗ hoặc dùng kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng ngứa rát, khô da.
- Sử dụng thuốc kháng sinh ở đường uống để ức chế sự phát triển của ve
- Uống thuốc đặc hiệu ve gây bệnh ghẻ
- Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc mỡ, kem hydrocortisone cho trẻ
Để giảm ngứa do ghẻ, bạn có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm. Không sử dụng xà phòng vì xà phòng có thể khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Trong thời gian điều trị, bạn nên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế tình trạng trẻ gãi lên vùng da bị tổn thương và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên giặt quần áo, chăn mền và làm sạch đồ dùng của trẻ bằng nước ấm và sấy khô hoàn toàn. Với những đồ dùng không thể giặt, bạn nên bỏ chúng vào túi nhựa trong vòng 1 tuần để tiêu diệt ve.
Tình trạng ghẻ cần khoảng 2 – 3 tuần mới điều trị hoàn toàn. Trong thời gian này, bạn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và hạn chế để trẻ tiếp xúc với người khác.
Biến chứng do bệnh ghẻ gây ra:
Bệnh ghẻ gây ra các cơn ngứa dữ dội và có nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, bệnh có thể gây chốc lở, làm sừng hóa và bong tróc da dữ dội.
Xem thêm: Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam – 10 loại lá cây hiệu quả
Phòng ngừa bệnh ghẻ ở trẻ em
Mặc dù bệnh ghẻ chỉ xuất hiện ở ngoài da và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng do ghẻ gây ra có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và con trẻ, do đó bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ ở trẻ em:
- Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân
- Không đưa trẻ đến những nơi có nhiều vi khuẩn, đặc biệt là bệnh viện
- Vệ sinh chăn gối, quần áo của trẻ thường xuyên, nên giặt và sấy khô bằng nhiệt
Nếu bạn nhận thấy tình trạng ở trẻ không được cải thiện, thậm chí có nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng hơn, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- 10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
- Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!