Điều gì gây phát ban ở bộ phận sinh dục?
Phát ban bộ phận sinh dục là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Để điều trị, người bệnh cần phải được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây phát ban bộ phận sinh dục
Có nhiều nguyên nhân gây phát ban bộ phận sinh dục, từ dị ứng, rối loạn tự miễn dịch cho đến các bệnh nhiễm trùng. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
1. Ký sinh trùng
Những loại ký sinh trùng như chấy, rận mu, ghẻ đều có thể gây ra phát ban. Trong đó:
- Rận mu là loài côn trùng rất nhỏ, chúng đẻ trứng ở vùng kín và thường lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục.
- Rận cơ thể khác với rận mu và có kích thước lớn hơn. Chúng thường sống trong quần áo, trên da và hút máu nên gây ra phát ban ngứa.
- Ve là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ, chúng đào hang rãnh trên da nên gây ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
2. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây phát ban bộ phận sinh dục. Theo một nghiên cứu thì có hơn 20% dân số thế giới bị nhiễm trùng da. Những tình trạng nhiễm trùng phổ biến nhất bao gồm:
- Ngứa vùng bẹn và đùi trên (Jock itch): đây là bệnh nhiễm nấm hoặc hắc lào vùng bẹn. Dấu hiệu là phát ban đỏ, ngứa, có vẩy hoặc có thể phồng rộp, trở nên nghiêm trọng hơn nếu như không được điều trị.
- Nhiễm nấm: nhiễm nấm thường xảy ra ở phụ nữ hoặc đàn ông không cắt bao quy đầu. Cơ quan sinh dục là nơi hoàn hảo để nấm Candida phát triển. Triệu chứng nhiễm trùng nấm là da bị sưng, ngứa, đỏ, có dịch màu trắng chảy ra từ âm đạo hoặc tích tụ quanh đầu dương vật.
- Viêm quy đầu: nhiễm nấm ở đàn ông có thể biến thành viêm quy đầu, đây là tình trạng viêm nhiễm ở đầu bao quy đầu của dương vật. Những nguyên nhân gây ra bệnh này có thể là do vệ sinh kém, lạm dụng kháng sinh hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Hăm tã: phát ban tã là một dạng nhiễm nấm thường gặp, bởi tã là môi trường ẩm ướt khá lý tưởng để nấm phát triển mạnh. Loại phát ban này thường có màu đỏ, sần sùi, có vẩy và có thể có mụn nước.
- U mềm lây: là một bệnh nhiễm trùng da do virus Molluscum contagiosum gây nên. Bệnh biểu hiện với những vết sưng nhỏ, không đau ở lớp trên của da. Virus gây bệnh lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm trùng của người bệnh.
- Mụn rộp sinh dục: bệnh này gây ra những vết loét đau và ngứa ran trước khi vết loét xuất hiện trên bộ phận sinh dục. Nguyên nhân gây bệnh này là do một loại virus lây truyền qua đường tình dục.
- Bệnh giang mai: mặc dù là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng bệnh giang mai chỉ lây lan qua đường tình dục. Sau triệu chứng ban đầu là những vết loét không đau, nhiễm trùng gây ra phát ban ở khắp nơi trên cơ thể bao gồm bộ phận sinh dục. Sốt, mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết có thể là triệu chứng đi kèm phát ban.
- Mụn cóc sinh dục: mụn cóc thường xuất hiện trên âm hộ, quanh hậu môn ở phụ nữ và trên dương vật, bìu, hậu môn ở nam giới. Các nốt mụn cóc này có thể thay đổi lớn, nhỏ, chuyển từ màu rất trắng sang màu da bình thường. Virus HPV là thủ phạm gây nên mụn cóc sinh dục.
3. Dị ứng và rối loạn tự miễn
Nguyên nhân gây phát ban bộ phận sinh dục có thể là do dị ứng hoặc các bệnh rối loạn tự miễn như:
- Viêm da tiếp xúc: đây là một bệnh gây phát ban phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do da tiếp xúc với chất gây kích ứng. Trong đó, mủ cao su là chất gây phát ban bộ phận sinh dục thường gặp vì nó được sử dụng trong hầu hết bao cao su.
- Bệnh vẩy nến: nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ, nhưng các bác sĩ suy luận là do rối loạn tự miễn của cơ thể. Bệnh gây nên phát ban hồng, có vẩy, ngứa ở khắp nơi trên cơ thể. Ở nam giới, bệnh vẩy nến thường tạo ra những vết loét ở vùng sinh dục.
- Bệnh liken phẳng: là bệnh hiếm gặp, nó được cho là bệnh do rối loạn tự miễn hoặc rối loạn dị ứng. Nó tạo nên những vết loét, phát ban ngứa trên da, bao gồm bộ phận sinh dục.
- Hội chứng Reiter hay viêm khớp phản ứng là tình trạng đau và sưng khớp thường xảy ra do nhiễm trùng ở cơ quan khác.
Triệu chứng phát ban bộ phận sinh dục
Dựa trên nguyên nhân gây phát ban bộ phận sinh dục mà sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thông thường gồm:
- Vết loét, sưng, mụn nước hoặc tổn thương trên da quanh bộ phận sinh dục
- Nhận thấy da ở vùng ảnh hưởng dày lên
- Kích ứng hoặc viêm
- Cảm giác ngứa hoặc nóng rát
- Da đổi sang màu hồng, đỏ hoặc vàng
- Chảy dịch từ bộ phận sinh dục
- Đau khi giao hợp
- Đau vùng xương chậu
- Sốt
- Sưng hạch bạch huyết
Chẩn đoán phát ban bộ phận sinh dục
Trước khi điều trị phát ban bộ phận sinh dục, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân. Quá trình chẩn đoán có thể bao gồm:
- Khám sức khỏe: bác sĩ sẽ xem xét các đặc điểm phát ban ở khu vực sinh dục hoặc các khu vực khác.
- Sinh thiết: bác sĩ có thể loại bỏ một phần mụn cóc, tế bào da để chẩn đoán xác định bệnh vẩy nến, ghẻ hoặc nhiễm nấm
- Thử máu: xét nghiệm này có thể xác định nguyên nhân gây phát ban là do giang mai hay nhiễm HPV.
Điều trị phát ban bộ phận sinh dục
Việc điều trị phát ban bộ phận sinh dục còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bác sĩ có thể đề nghị:
- Nhiễm nấm âm đạo: được điều trị bằng thuốc chống nấm đường uống.
- Bệnh giang mai: được điều trị bằng thuốc kháng sinh
- Mụn cóc sinh dục: chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc theo toa. Mụn có cũng có thể được loại bỏ bằng cách đông lạnh với nitơ lỏng hoặc phẫu thuật.
- Rận mu và rận cơ thể: được loại bỏ bằng thuốc dạng rửa, thực hiện bằng cách bôi trực tiếp vào vị trí nhiễm trùng, giữ trong khoảng thời gian rồi rửa sạch.
- Bệnh ghẻ: được điều trị bằng kem hoặc thuốc bôi tại chỗ được chỉ định bởi bác sĩ.
- Rối loạn tự miễn: không có cách điều trị các bệnh rối loạn tự miễn nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng hoặc tình trạng rối loạn da bằng các loại thuốc ức chết miễn dịch.
- Bệnh liken phẳng: bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamin hoặc kem bôi theo toa, tiêm corticosteroid.
Và bất kể nguyên nhân là gì, triệu chứng ngứa ngáy có thể được điều trị bằng các loại kem không kê đơn như hydrocortison.
Phòng ngừa phát ban bộ phận sinh dục
Để ngăn ngừa phát ban ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là phát ban do bệnh lây truyền qua đường tình dục, người bệnh nên:
- Luôn luôn sử dụng bao cao su
- Dùng thuốc để kiểm soát các bệnh như nhiễm HPV
- Thực hiện các phương pháp tình dục an toàn
Để ngăn ngừa phát ban do dị ứng, bạn nên:
- Dùng thuốc kháng histamin khi có nguy cơ mắc phải
- Tránh những chất kích hoạt phản ứng
Đồng thời, bạn nên duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch và chống lại những bệnh nhiễm trùng.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị phát ban bộ phận sinh dục. Nếu nhận thấy triệu chứng hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh nên thăm khám hoặc hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ – Ngừa viêm
- Ngứa vùng kín nữ: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!