Hiện tượng sốt phát ban bao lâu thì khỏi?
Một số định nghĩa y khoa khẳng định rằng, sốt phát ban (Roseola) là một trong số những bệnh truyền nhiễm với triệu chứng sốt và những nốt ban hồng trên da.
Sốt phát ban là một dạng truyền nhiễm lành tính do virus gây ra
Trẻ bị sốt phát ban bao lâu thì khỏi?
Hiện tượng sốt phát ban ở trẻ được gây ra bởi các virus lành tính như virus sởi hay virus Rubella. Trẻ em ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh. Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ thường kéo dài trong nhiều ngày và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Bệnh có nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng nếu mẹ tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hoặc xử lý bệnh không đúng cách.
1. Sốt phát ban ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Các triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em thường tự biến mất trong vòng 5 – 7 ngày tùy thuộc vào cách chăm sóc và thể trạng của trẻ. Ở những trường hợp mẹ không nhận biết được đó là sốt phát ban, cho trẻ tắm nước lạnh hoặc không giữ ấm cho trẻ đúng cách thì bệnh có thể trở nặng và thậm chí để lại biến chứng. Phụ huynh nên xử lý sốt phát ban và chăm sóc trẻ trong thời gian mắc bệnh theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa là bước quan trọng giúp trẻ sớm thoát khỏi bệnh.
2. Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị sốt phát ban?
Hiện nay, chưa có bất cứ một loại thuốc ngừa sốt phát ban nào nên cách tốt nhất để giúp trẻ thoát khỏi bệnh các mẹ nên trang bị một số kiến thức về bệnh và cách chăm sóc trẻ trong thời gian bệnh bùng phát. Cụ thể như sau:
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ gần nhất.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ đồng thời hạ nhiệt cơ thể cho trẻ bằng cách lau nước ấm.
- Cho trẻ uống đủ nước, bú nhiều sữa đồng thời sử dụng các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin – khoáng chất cho trẻ.
- Cho trẻ sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, soup để cung cấp dưỡng chất nhanh hơn.
- Dùng nước ấm có pha muối loãng để tắm rửa cho bé. Tuyệt đối không nên sử dụng nước lạnh để tắm trong thời gian trẻ bị sốt phát ban, tránh nhiễm lạnh và khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với gió lạnh bởi vì có thể khiến cho virus sốt phát ban chạy vào các bộ phận khác hoặc làm cho trẻ bị co giật, viêm phổi,…
Nếu tình trạng sốt phát ban ở trẻ em có dấu hiệu trở nặng như: sốt không hạ được kể cả khi phát ban hoặc dùng thuốc, trẻ thở khò khè, thở nhanh, lên cơn co giật, trẻ lừ đừ, ngủ li bì, quấy khóc thì các mẹ nên nhanh chóng cho trẻ nhập viện. Sốt phát ban ở trẻ em thường rất dễ biến chứng, vì vậy các mẹ đừng nên chủ quan với các biểu hiện này.
Xem thêm: Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết
Hiện tượng sốt phát ban ở người lớn bao lâu thì khỏi?
Sức đề kháng của người lớn thường tốt hơn nên thời gian phát bệnh cũng thường ngắn hơn so với trẻ em. Vậy sốt phát ban ở người lớn kéo dài bao lâu thì khỏi? Kể từ thời gian phát bệnh đến khi dứt điểm, sốt phát ban ở người lớn kéo dài tầm 3 – 5 ngày.
1. Triệu chứng sốt phát ban hồng ở người lớn
Bệnh được xuất phát từ virus gây bệnh nên những dấu hiệu ban đầu thường rất giống với cảm cúm. Triệu chứng cụ thể như:
- Sốt cao
- Sổ mũi
- Đau họng
- Ho
- Viêm kết mạc mắt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Nổi hạch ở cổ
- Xuất huyết trong niêm mạc họng
- Đau khớp, tràn dịch màng khớp
Thời kỳ bệnh bùng phát, cơn sốt được hạ xuống thì trước ngực bắt đầu xuất hiện các chấm ban hồng, dát đỏ trên da. Các nốt ban hồng lan dần xuống bụng, lưng, tay, chân và khắp toàn thân, gây cảm giác ngứa ngáy. Sau khi được cải thiện, các nốt ban bắt đầu lặn dần và có dấu hiệu biến mất làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên các hạch vẫn còn tồn tại trên da nhưng không gây cảm giác đau đớn.
2. Biện pháp khắc phục sốt phát ban ở người lớn
Sốt phát ban là một dạng nhiễm virus lành tính nên bệnh nhân có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cách chăm sóc cũng có ảnh hưởng đến thời gian dứt điểm bệnh. Trong những trường hợp bình thường, người bệnh có thể tự xử lý tại nhà bằng những giải pháp sau:
– Tự hạ sốt:
Khi có biểu hiện sốt trên 38°C, người bệnh có thể dùng khăn nhúng nước ấm để lau vùng nách, cổ và chườm trán. Ngoài ra, có thể tự dùng thuốc hạ sốt tại nhà (nếu có).
– Vệ sinh cơ thể:
Bệnh nhân bị sốt phát ban có thể tắm nhanh với nước ấm, sử dụng quần áo rộng rãi để tránh tình trạng bứt rứt, ngứa ngáy do các nốt ban đỏ. Có nhiều thông tin cho rằng, bệnh nhân sốt phát ban không nên tắm, nhưng quả thực đây là một quan niệm sai lầm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh hơn.
– Uống nhiều nước:
Đây là bước chăm sóc sốt phát ban rất quan trọng. Nước giúp cơ thể được thanh lọc và hạ sốt tốt. Vì vậy, hãy sử dụng kết hợp với nước trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi:
Rau xanh, hoa quả tươi cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất thiên nhiên giúp cho hệ tiêu hóa không bị lực. Đồng thời, chúng còn giúp cho việc cải thiện triệu chứng sốt tốt hơn.
– Nghỉ ngơi:
Đối với bệnh nhân sốt phát ban, việc nghỉ ngơi là rất cần thiết. Nghỉ ngơi không chỉ giúp người bệnh giảm mệt mỏi mà còn làm giảm lây lan bệnh cho những người khác. Hơn nữa, các triệu chứng sốt phát ban ở người lớn thường xuyên xuất hiện nên có thể làm cho người bệnh rất mất tập trung, vì vậy hãy nghỉ ngơi trong thời gian bệnh bùng phát.
– Nhập viện khi cần thiết:
Khi bệnh nhân có biểu hiện sốt cao trên 40° không thuyên giảm, lên cơn co giật, buồn nôn, ngủ li bì, người mệt mỏi, mất ý thức, không ăn uống được, xuất huyết ở da thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Tuyệt đối không tự ý cho bệnh nhân sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.
Trên đây là một số thắc mắc về hiện tượng sốt phát ban bao lâu thì khỏi. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào có thay thế chỉ định bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Sốt phát ban có lây không? Làm thế nào để phòng tránh?
- Những loại phát ban thường gặp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!