VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Phát ban ở lòng bàn tay: 8 nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phát ban ở lòng bàn tay có thể là do dị ứng, dễ dàng điều trị trong vài ngày. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề về da nghiêm trọng hoặc bị nhiễm trùng.

phát ban lòng bàn tay
Có nhiều nguyên nhân gây phát ban lòng bàn tay

Nguyên nhân gây phát ban ở lòng bàn tay

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị phát ban ở lòng bàn tay, trong đó có 8 nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

1. Phản ứng dị ứng

Phát ban ở lòng bàn tay có thể là do dị ứng thực phẩm hoặc thuốc. Loại dị ứng này khiến bạn bị ngứa, phồng rộp và thậm chí nổi mề đay. Ban có thể nổi khắp cơ thể, kể cả lòng bàn tay, bàn chân hoặc bộ phận sinh dục.

Đi kèm với phát ban ở lòng bàn tay còn có một số triệu chứng khác như nôn, tiêu chảy, ngứa miệng, sưng, khó thở, khó nuốt, sốc phản vệ. Trong đó, sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng nhất cần được cấp cứu.

2. Da khô

Da thường bị khô vào những ngày trời lạnh. Bạn có thể dễ nhận biết được tình trạng này khi da lòng bàn tay bị ngứa, bong tróc hoặc phát ban.

Ngoài ra, bệnh chàm và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân khiến da bạn bị khô, nổi ban. Thói quen gãi lòng bàn tay sẽ khiến triệu chứng thêm nghiêm trọng.

3. Hắc lào

Hắc lào là bệnh nhiễm trùng phổ biến, đặc điểm nhận dạng của bệnh lý này là phát ban dạng vòng trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện trên lòng bàn tay, nó có thể có hình dạng khác. Bên cạnh phát ban, hắc lào còn kèm theo các triệu chứng như:

  • Da khô
  • Vết nứt sâu
  • Da dày lên
  • Viêm da

4. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi tay bạn chạm vào chất gây dị ứng. Phát ban ở lòng bàn tay có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc cần một khoảng thời gian để phát triển. Những tác nhân gây viêm da tiếp xúc phổ biến nhất gồm:

  • Cây thường xuân độc
  • Cây sồi độc
  • Niken
  • Sản phẩm trang điểm
  • Găng tay cao su
  • Trang sức
  • Thuốc tẩy hoặc một số loại xà phòng

5. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến xảy ra khi các tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ rồi tạo thành những lớp vẩy bạc trên bề mặt da. Nó có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến có thể là do di truyền hoặc do chấn thương da, nhiễm trùng và các vấn đề về da khác.

Bên cạnh phát ban, vẩy nến có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đỏ da
  • Da khô, bong vẩy
  • Mảng hoặc da dày ở vùng bị tổn thương
  • Vết nứt gây đau lên da

6. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay, chân và miệng là bệnh dễ truyền nhiễm, phổ biến ở trẻ em. Bệnh này khiến trẻ bị lở loét, phát ban ở miệng, tay và chân. Do nhiễm trùng nên bên cạnh phát ban đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Viêm họng
  • Mụn nước trên lưỡi
  • Ăn không ngon miệng

Tình trạng này có thể khỏi sau vài ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn. Do đó, người bệnh cần được theo dõi để được thăm khám và điều trị khi cần thiết.

7. Bệnh chàm

Đặc trưng của bệnh chàm là phát ban, mụn nước nhỏ kèm theo ngứa ngáy ở lòng bàn tay hoặc khắp cơ thể. Chúng thường xuất hiện theo cụm và có thể gây đau đớn. Chàm phổ biến nhất ở phụ nữ và tới nay vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn bệnh này.

8. Chốc lở

Đây là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Tình trạng này khiến lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp nơi trên cơ thể nổi mụn nước, phát ban, ngứa ngáy. Trẻ em từng bị chàm hoặc viêm da tiếp xúc có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những đứa trẻ khác.

Chốc lở là một bệnh truyền nhiễm, dễ lan truyền sang các bộ phận khác trên cơ thể hoặc lây nhiễm sang người khác khi tiếp xúc với vùng da tổn thương hoặc những thứ mà người bệnh chạm vào.

điều trị phát ban ở lòng bàn tay
Nên thăm khám và điều trị phát ban ở lòng bàn tay với bác sĩ

Điều trị phát ban ở lòng bàn tay

Việc điều trị phát ban ở lòng bàn tay còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng thì người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán, xác định rõ nguyên nhân.

Nếu xác định nguyên nhân gây phát ban là do dị ứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống dị ứng hay thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng và loại bỏ phát ban. Còn nếu bạn bị viêm da, bệnh chàm hay vẩy nến, bác sĩ sẽ kê một loại kem bôi để ngăn chặn phản ứng miễn dịch. Đối với nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc virus, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một loại kháng sinh tại chỗ hay uống.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khuyến khích bạn thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện triệu chứng phát ban và ngứa lòng bàn tay:

  • Chườm mát: đặt một miếng vải ẩm, mát lên lòng bàn tay trong vòng 5-10 phút để làm dịu da, giảm ngứa và phát ban da. Bạn cũng có thể sử dụng một túi nước đá, nhưng lưu ý là nên bọc nước đá bằng vải để tránh phỏng lạnh.
  • Giữ ẩm da: việc giữ ẩm da đóng vai trò quan trọng nếu bạn bị chàm. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa glycerin, axit lactic ngay sau khi rửa hoặc tắm. Tránh sử dụng kem dưỡng ẩm có mùi hương vì nó có thể gây kích ứng.

Phòng ngừa phát ban ở lòng bàn tay

Nếu bạn bị phát ban ở lòng bàn tay do viêm da tiếp xúc, chàm hoặc dị ứng thì nên cố gắng tránh những tác nhân gây bệnh. Đồng thời lưu ý một số điều sau:

  • Không nên sử dụng găng tay bằng vải tổng hợp mà nên dùng găng tay bằng cotton mềm.
  • Rửa tay bằng nước ấm, tránh nước quá nóng hoặc lạnh
  • Sử dụng xà phòng không mùi hương để rửa tay
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi lau khô tay
  • Đeo găng tay bảo vệ khi làm việc liên quan đến hóa chất
  • Tránh dùng chất khử trùng tay dạng gel vì những chất này thường chứa nồng độ cồn cao.

Trong trường hợp những triệu chứng phát ban lòng bàn tay trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị với liệu pháp đặc trị chuyên sâu hơn.

Bài thuốc thảo dược Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi phát ban do bệnh viêm da, không tái bệnh

Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh tại BV Y học cổ truyền TW và bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc chúng tôi đã dành nhiều năm tâm huyết để tìm ra giải pháp điều trị tình trạng phát ban do các bệnh viêm da hiệu quả cao, duy trì kết quả lâu dài.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được phát triển dựa trên nền tảng hàng chục bài thuốc cổ truyền, cốt thuốc chữa ngứa da của người Tày và y pháp Hải Thượng Lãn Ông.

Tuân thủ nguyên tắc “Nội ẩm – Ngoại đồ” của YHCT, bài thuốc chữa phát ban Thanh bì Dưỡng can thang có công thức thuốc kết hợp 3 nhóm nhỏ bao gồm:

  • THUỐC UỐNG: Giải độc, thanh nhiệt, tiêu ban, giảm ngứa, bồi bổ tạng phủ, ổn định cơ địa, hạn chế tái phát.
  • THUỐC NGÂM RỬA: Làm sạch da, ngăn ngứa rát, kiểm soát triệu chứng bùng phát.
  • THUỐC BÔI: Dưỡng ẩm, làm mềm da, ngăn bong tróc hiệu quả.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được các bác sĩ phối ngũ và gia giảm hơn 30 vị thuốc Nam được thu hái trực tiếp tại vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO. 

Một số chủ dược nổi bật có trong bài thuốc là: Thanh bì, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Ô liên rô, Tang bạch bì,… Trong công thức thuốc có nhiều bí dược bản địa lần đầu được ứng dụng vào điều trị các bệnh lý viêm da, phát ban.

Từ khi được ứng dụng trong điều trị, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi tình trạng phát ban, ngứa rát, bong tróc da do viêm da, hạn chế tái phát lâu dài. Theo thống kê có hơn 95% người bệnh chấm dứt các triệu chứng viêm da chỉ sau liệu trình 1 – 3 tháng dùng bài thuốc.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 đưa tin

Bạn hoặc người thân đang gặp tình trạng phát ban do các bệnh viêm da? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu tư vấn trực tiếp.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT: (024) 7109 6699Zalo: 0983 059 582

Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT: (028) 7109 6699Zalo: 0983 059 582

Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

KẾT NỐI NGAY NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]
Tìm hiểu về chứng phát ban do nhiệt và cách điều trị

Phát ban nhiệt là gì? Những thông tin bạn nên biết

Phát ban nhiệt là tình trạng da bị kích ứng gây đỏ và ngứa khi sống trong điều kiện thời tiết trời nóng ẩm hoặc do tiếp xúc với nhiệt độ cao....
dấu hiệu và điểu trị các loại phát ban thường gặp

Những loại phát ban thường gặp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Phát ban có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kì thời điểm nào. Việc nhận biết được...

Điều gì gây phát ban ở bộ phận sinh dục?

Phát ban bộ phận sinh dục là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Để điều trị, người bệnh cần...

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là sự kết tinh trọn vẹn giá trị Y học bản địa và...

Phát ban da là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

Phát ban da là tình trạng da nổi mảng hoặc các chấm nhỏ có màu sắc khác biệt so với...

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Thời điểm chuyển mùa là giai đoạn có nguy cơ bùng phát nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó, sốt phát...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.