Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mặc dù sốt phát ban và bệnh sởi có các các triệu chứng bệnh tương tự nhau, nhưng bản chất của 2 căn bệnh này lại hoàn toàn khác biệt. Nắm rõ những đặc điểm của sốt phát ban và sởi sẽ giúp người bệnh xác định được hướng điều trị chính xác và hiệu quả.

Cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban
Cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

Sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào?

Vì sởi (measles) và sốt phát ban (roseola) đều do virus gây ra, chúng cũng có những biểu hiện tương tự nhau nên việc nhầm lẫn giữa hai chứng bệnh là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, đây lại là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 tình trạng này.

Nguyên nhân gây bệnh

Điểm khác biệt đầu tiên giữa sởi và sốt phát ban mà chúng ta cần phải nói đến đó chính là nguyên nhân gây bệnh.

Sởi:

Đây là chứng bệnh do một loại virus ARN thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này có thể sống ở ngoài môi trường trong khoảng vài giờ. Do đó, nếu một người khỏe mạnh không may tiếp xúc phải các virus này cũng sẽ khiến cơ thể bị mắc bệnh.

Sốt phát ban:

Khác với bệnh sởi, sốt phát ban xảy ra khi cơ thể bị nhiễm siêu vi trùng Rubella. Đa số các trường hợp bị sốt phát ban do sự tấn công của siêu vi human herpes 6. Ngoài ra, siêu vi human herpes 7 cũng có thể gây bệnh cho bạn. Bên cạnh đó, các loại siêu vi trùng này còn có mối liên hệ với những con siêu vi gây bệnh herpes và bệnh lở miệng cold sore.

Triệu chứng bệnh

Mặc dù sởi và sốt phát ban có các triệu chứng tương tự nhau, nhưng khi được xem xét một cách kỹ lưỡng thì chúng lại có những điểm khác biệt. Do đó, nếu muốn biết mình đang bị sởi hay bị sốt phát ban, hãy chú ý kỹ vào các đặc điểm bệnh ngay sau đây:

Sởi: 

Phát ban da màu đỏ hoặc màu nâu đỏ là một trong các triệu chứng của bệnh sởi
Phát ban da màu đỏ hoặc màu nâu đỏ là một trong các triệu chứng của bệnh sởi

Phát ban da do bệnh sởi thường có màu đỏ hoặc nâu đỏ. Các biểu hiện này sẽ bắt đầu ở vùng mặt, sau đó lan xuống phía dưới, cuối cùng là lan ra khắp cơ thể và gây sưng. Đây được xem là triệu chứng bệnh đặc trưng của bệnh sởi. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra các biểu hiện khác, cụ thể:

  • Ho, sốt.
  • Mắt đỏ.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Sổ mũi.
  • Viêm họng.
  • Bị đau cơ.
  • Xuất hiện các đốm trắng trong khoang miệng.

Sau khi bị nhiễm virus, các triệu chứng bệnh thường sẽ không xuất hiện ngay mà phải trải qua một thời gian ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 – 15 ngày.

Sốt phát ban:

Sốt cao kèm với phát ban da màu hồng hoặc hồng nhạt là biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt phát ban
Sốt cao kèm với phát ban da màu hồng hoặc hồng nhạt là biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt phát ban

Cơ thể sốt cao một cách đột ngột, sau đó là da bị phát ban được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt phát ban. Sốt thường kéo dài khoảng 1 tuần và người bệnh sẽ bị phát ban khoảng 12 – 24 giờ sau khi tình trạng sốt chấm dứt.

Nếu như phát ban của bệnh sởi có màu đỏ hoặc nâu đỏ thì sốt phát ban lại nổi ban màu hồng hoặc màu hồng nhạt. Các vùng da bị bệnh thường bắt đầu ở vùng bụng, sau đó lan ra khắp mặt rồi đến cánh tay và chân. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác nữa. Cụ thể:

  • Cơ thể dễ cáu gắt, bực dọc.
  • Bị sưng mí mắt.
  • Đau tai.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Bị tiêu chảy nhẹ.
  • Đau họng, hoặc ho nhẹ.
  • Người bị co giật do sốt cao.

Cũng tương tự như bệnh sởi, khi bị nhiễm virus, các triệu chứng của sốt phát ban sẽ không xuất hiện ngay lập tức mà sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 2 tuần thì mới thấy được các biểu hiện của nó.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Bệnh sởi và phát ban da đều là các chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là:

Sởi:

Bệnh sởi thường xuất hiện ở những trẻ chưa được tiêm phòng. Ngoài ra, những người thiếu vitamin A cũng là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh.

Sốt phát ban:

Đối tượng dễ mắc sốt phát ban nhất là những trẻ từ 7 – 13 tháng tuổi, hiếm khi xảy ra ở những đối tượng trên 2 tuổi. Khác với sởi, sốt phát ban thường không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Khi bị bệnh, chúng vẫn có thể sinh hoạt và vui chơi như thường.

Khả năng lây nhiễm

Vì đều do virus gây ra nên cả sởi và sốt phát ban đều có khả năng lây nhiễm. Chúng lây lan qua đường hô hấp, thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, người bệnh đã vô tình tống khứ các virus gây bệnh ra bên ngoài không khí, từ đó lây bệnh cho những ai không may hít phải những virus này.

Biến chứng

Bệnh sởi và phát ban nếu không được chữa trị sớm đều có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên những biến chứng mà chúng gây ra lại thường không giống nhau:

Sởi: 

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Viêm phế quản.
  • Bị sẩy thai hoặc sinh non ở bà bầu.
  • Gây giảm thị lực hoặc mù.
  • Bị tiêu chảy nặng.
  • Viêm tai giữa.
  • Làm giảm tiểu cầu trong máu.

Sốt phát ban:

Những đối tượng bị sốt phát ban thường sẽ tự hồi phục mà không cần đến sự can thiệp của các biện pháp y tế. Tuy khá hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, nó có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Viêm màng não.
  • Viêm phổi.
  • Viêm gan.
  • Viêm não.

Sự khác biệt trong việc chẩn đoán, điều trị sởi và sốt phát ban

Chẩn đoán

Với sởi và sốt phát ban, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách dựa vào các triệu chứng mà bạn đang mắc phải. Cụ thể:

  • Nếu thấy xuất hiện các đốm trắng trong miệng, ho, sốt, đau họng thì nguy cơ cao là bạn đã bị bệnh sởi.
  • Cơ thể bị sốt cao trên 39°C, trên da nổi ban màu hồng hoặc hồng nhạt chính là triệu chứng của bệnh sốt phát ban.

Trong trường hợp không thể đưa ra được các kết luận chính xác về bệnh, bạn có thể sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có tồn tại virus sởi hoặc có tồn tại các kháng thể với bệnh sốt phát ban hay không. Từ những kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra được các kết luận chính xác về bệnh.

Điều trị

Sử dụng các loại thuốc tây là một trong những cách làm giảm các triệu chứng của bệnh sởi và sốt phát ban
Sử dụng các loại thuốc tây là một trong những cách làm giảm các triệu chứng của bệnh sởi và sốt phát ban

Các loại thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng để chữa bệnh sởi và sốt phát ban, vì chúng sẽ không có tác dụng với các bệnh do virus gây nên. Thay vào đó, 2 chứng bệnh này sẽ được chữa trị bằng những cách như sau:

Sởi:

Cho đến nay vẫn chưa có các loại thuốc theo toa để chữa trị bệnh sởi. Bệnh thường sẽ tự khỏi trong khoảng 2  – 3 tuần. Nhưng để làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn trước các triệu chứng bệnh gây ra, các biện pháp chữa trị sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.

  • Dùng acetaminophen giúp hạ sốt và giảm đau cơ.
  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung vitamin A cho cơ thể.
  • Dùng máy tạo độ ẩm để giảm ho và đau họng.
  • Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ để tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân.

Sốt phát ban: 

Với bệnh sốt phát ban, không có cách điều trị cụ thể mà chúng thường sẽ tự khỏi sau một thời gian phát bệnh. Nhưng để cải thiện các biểu hiện của bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen để bạn dùng. Những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng virus ganciclovir, chúng cũng sẽ có tác dụng tốt trong việc khắc phục triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước, lựa chọn các bộ quần áo mát mẻ để trẻ mặc. Đặc biệt là phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, nó sẽ giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, khả năng kháng lại bệnh tật cũng sẽ tốt hơn.

Chính vì sởi và sốt phát ban là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau, do đó nắm vững các đặc điểm của chúng sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 chứng bệnh. Từ đó mà bạn có thể đề ra được hướng khắc phục bệnh chính xác và an toàn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Phát ban ở lòng bàn tay: 8 nguyên nhân và cách điều trị

Phát ban ở lòng bàn tay có thể là do dị ứng, dễ dàng điều trị trong vài ngày. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề...
Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải...

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc - Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc – Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Rôm sảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình như nổi mẩn li...

Phát ban da là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

Phát ban da là tình trạng da nổi mảng hoặc các chấm nhỏ có màu sắc khác biệt so với...

Những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị phát ban da

Nên ăn và kiêng gì khi bị phát ban da?

Bên cạnh cách điều trị bằng thuốc, một chế độ ăn uống hợp lý cũng có vai trò rất quan...

Sốt phát ban có lây không? Làm thế nào để phòng tránh?

Sốt phát ban là một bệnh nhiễm virus phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh là phát ban...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *