Bệnh ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ghẻ là một bệnh nhiễm trùng da rất phổ biến mà mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Bệnh lý này do ve ký sinh Sarcoptes scabiei gây ra cùng với quá trình xâm nhập, đào hang và đẻ trứng của chúng ở lớp trong da.

bệnh ghẻ
Ghẻ là bệnh nhiễm trùng ngoài da thường gặp do ve ký sinh gây ra

Những thông tin về bệnh ghẻ bạn nên biết

Một số thông tin về bệnh ghẻ được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh được tốt hơn.

1. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Ve ký sinh Sarcoptes scabiei là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ. Chúng thường đào sâu vào lớp trong của da để đẻ trứng và khiến cho da nổi mụn nước, ngứa rát. Bạn không thể nhìn thấy loài ve này bằng mắt thường, chúng chỉ bị phát hiện khi soi dưới kính hiển vi.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Sống trong môi trường ô nhiễm
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Người mắc bệnh HIV, bệnh bạch cầu hay ung thư hạch

2. Các triệu chứng của bệnh ghẻ

Khi ve ký sinh Sarcoptes scabiei tấn công vào da thì khoảng từ 2 – 6 tuần sau các triệu chứng bệnh ghẻ mới bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng mắc bệnh này trước đó thì chỉ sau 1 – 4 ngày các dấu hiệu đã trở nên rõ ràng.

Bệnh ghẻ thường khá dễ nhận biết cùng với các triệu chứng phổ biến như:

  • Ngứa: Đây là tình trạng mà bất cứ ai cũng gặp phải khi mắc bệnh ghẻ. Tình trạng ngứa ngáy sẽ trở nên dữ dội hơn vào ban đêm.
  • Phát ban: Trên bề mặt da thường xuất hiện các nốt mụn nhọt, một số nốt mụn còn chứa nước.
  • Da sưng đỏ: ở những vùng da ve đào hang để đẻ trứng thường có xu hướng đỏ lên và nổi mẩn.
  • Vết loét: Xuất hiện là do bạn gãi quá nhiều lên vùng da bị phát ban. Tình trạng loét kéo dài còn khiến bạn bị nhiễm trùng.
triệu chứng bệnh ghẻ
Ngứa rát dữ dội là triệu chứng thường gặp nhất khi bị ghẻ

Những triệu chứng của bệnh ghẻ thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác, nhất là bệnh chàm. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy mà bệnh ghẻ gây ra thường dữ dội hơn rất nhiều so với các bệnh lý khác.

3. Vùng da dễ mắc bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Nhưng có một số vùng da, ve ký sinh có xu hướng xâm nhập và gây bệnh nhiều hơn. Một số vùng da dễ mắc bệnh như:

  • Bàn tay: ve ký sinh thường đào hang và đẻ trứng ở xung quanh móng tay hoặc giữa kẽ các ngón tay.
  • Quanh rốn và eo
  • Cánh tay: Khuỷu tay và cổ tay là nơi bệnh hay phát sinh.
  • Các vùng da được bao phủ bởi đồ trang sức hay quần áo: vùng mông, núm vú, bộ phận sinh dục cũng là những nơi ve ký sinh thường cư trú.
  • Đối với trẻ nhỏ: Đầu, cổ, lòng bàn tay, bàn chân.

Ở những người trưởng thành, ve ký sinh thường rất ít xâm nhập vào các vùng da phía trên cổ.

4. Bệnh ghẻ có lây không?

Bệnh ghẻ được xác định là một trong những bệnh lý rất dễ lây lan. Ve ký sinh Sarcoptes scabiei có thể sống trong lớp da bị bung ra khỏi cơ thể cả 1 tuần.

Bệnh ghẻ chủ yếu lây truyền khi cơ sự tiếp xúc cơ thể trực tiếp. Chính vì thế mà sự lây nhiễm dễ dàng truyền giữa các thành viên trong gia đình, bạn tình hay bạn bè. Bệnh có thể lây nhanh chóng khi sống trong các môi trường như:

  • Trường học
  • Trung tâm cai nghiện
  • Nhà tù
  • Viện dưỡng lão
  • Phòng tập gym

Xem thêm: Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị

5. Chẩn đoán bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ thường được các bác sĩ da liễu chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện trên da. Tuy nhiên những chẩn đoán lâm sàng có thể bị nhầm lẫn qua các bệnh lý ngoài da khác.

chẩn đoán bệnh ghẻ
Soi 1 mẫu da dưới kính hiển vi là cách giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh ghẻ

Xét nghiệm mô da có thể được thực hiện để bác sĩ đưa ra những nhận định chính xác. Một mẫu vảy da tại vùng bị ghẻ sẽ được lấy để quan sát dưới kính hiển vi. Lúc này, nếu bệnh phát sinh, bác sĩ sẽ thấy được sự tồn tại của ve ký sinh Sarcoptes scabiei.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ

Ghẻ là một trong những bệnh lý ngoài da có thể gây ra các biến chứng nếu không sớm có sự can thiệp. Thường gặp nhất là tình trạng nhiễm trùng da gây nên bệnh chốc lở khi người bệnh gãi quá nhiều. Lúc này, người bệnh sẽ thường thấy trên da xuất hiện mụn nước có màu mật ong.

Đối với căn bệnh này, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Khi bệnh còn nhẹ

Lúc này, một số loại kem bôi ngoài da thường được bác sĩ chỉ định, bao gồm:

  • Kem permethrin 5%: loại kem được dùng phổ biến nhất cho bệnh ghẻ. Có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em trên 2 tháng tuổi.
  • Thuốc mỡ lưu huỳnh
  • Kem crotamion 10%
  • Kem dưỡng da benzen benzoat 25%
  • Kem dưỡng da lindane 1%
  • Kem hydrocortisone 1%

Hầu hết các loại kem bôi ngoài da kể trên đều được sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cần rửa sạch kem bôi trên da khi ngủ dậy. Nhiều người có thể kiểm soát được bệnh chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, việc dùng kem bôi sai liều lượng có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

2. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng

Đối với những trường hợp bệnh lan trên diện rộng, cùng với việc bôi thuốc thì các loại thuốc uống cũng có thể sẽ được chỉ định. Thuốc Ivermectin hiện đang là loại thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị ghẻ.

điều trị bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ có thể được điều trị bằng cách sử dụng các loại kem bôi ngoài da

Bên cạnh đó, một số loại thuốc hay kem bôi để ức chế các triệu chứng đi kèm cũng sẽ được chỉ định:

  • Kháng sinh: Để cải thiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng histamine: Giúp ức chế nhanh những cơn ngứa.
  • Kem dưỡng da pramoxine: Giúp kiểm soát tình trạng ngứa dữ dội.
  • Kem steroid: Giảm sưng đỏ và ngứa rát.

Thường thì quá trình điều trị bệnh ghẻ sẽ kéo dài trong khoảng 4 tuần. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh vẫn tiếp diễn và cần 2 đến 3 lần điều trị mới có thể tiêu diệt hết ve ký sinh.

Những lưu ý cần biết về bệnh ghẻ

Một số lời khuyên giúp bạn phòng ngừa và chữa trị bệnh ghẻ được tốt hơn:

  • Khi thấy sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh ghẻ, bạn cần chủ động tìm đến bác sĩ da liễu. Nên nhớ, những người có lối sống sạch sẽ và gọn gàng vẫn có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào.
  • Tất cả những người từng có tiếp xúc thân mật với bệnh nhân bị ghẻ cũng cần thăm khám ngay cả khi những triệu chứng không xuất hiện.
  • Chắc chắn rằng bạn sử dụng các loại thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bạn rửa tay sau khi bôi thuốc thì cần bôi lại thuốc vào tay vì đây là vị trí rất dễ phát sinh bệnh.
  • Cần giặt nóng và sấy khô bằng nhiệt quần áo, khăn, ga giường trong suốt quá trình bạn điều trị bệnh.
  • Tất cả mọi khu vực trong không gian sống của bạn cần được lau dọn sạch sẽ.

Nếu bạn nhận thấy, bệnh ghẻ không được cải thiện sau khoảng 4 tuần điều trị, tốt nhất nên tới gặp bác sĩ để có phương pháp can thiệp phù hợp hơn. Cần tránh việc tự ý thay đổi liều lượng sử dụng thuốc bởi tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng thêm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Ghẻ phỏng ở trẻ em: Dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Ghẻ phỏng là bệnh ngoài da có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên ghẻ...

Ghẻ nước có lây không? Qua những đường nào?

Có khá nhiều người đang quan tâm đến vấn đề bệnh ghẻ nước có lây không, lây qua những con...

Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em - An toàn, hiệu quả

Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em – An toàn, hiệu quả

Thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em là những loại có thành phần phù hợp với làn da mềm...

Ghẻ ở trẻ sơ sinh

Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Nguy cơ bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh đang ngày càng gia tăng và kéo theo các nhiễm trùng nghiêm...

Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da có khả năng lây lan mạnh mẽ. Đặc trưng của bệnh là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *