Hút thuốc lá thủ phạm gây ung thư dạ dày thầm lặng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thành phần của thuốc lá là những chất độc hại bao gồm cả các hợp chất gây ung thư. Trong đó miệng, cổ họng, dạ dày và thực quản là một trong những cơ quan dễ bị ung thư nhất do hút thuốc lá gây ra.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khói thuốc lá gây rối loạn hệ thống tiêu hóa làm tăng khả năng viêm loét và biến chứng thành ung thư dạ dày.

ung thư dạ dày do hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể gây ung thư dạ dày

Tác hại của thuốc lá đến cơ thể người

Khói thuốc lá cực kỳ có hại cho cơ thể và sức khỏe bởi trong thuốc lá chứa đến khoảng 600 thành phần. Khi các thành phần này cháy chúng sẽ tạo ra 7000 hóa chất và có ít nhất là 69 loại hóa chất sẽ gây ung thư (theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ).

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong ở người hút thuốc lá cao gấp 3 lần so với những người không hút. Trên thực tế, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ chia sẻ: “Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.” Mặc dù hút thuốc lá không gây tử vong ngay lập tức nhưng nó sẽ biến chứng và kéo dài trong nhiều năm.

Hút lá sẽ dẫn đến một loạt các phản ứng và gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thống cơ thể. Không có cách nào để hút thuốc lá an toàn, dù cho bạn có chuyển sang hút xì gà hay thuốc lá điện tử thì nó cũng không giúp bạn tránh được những rủi ro về sức khỏe.

Việt Nam hiện tại đang nằm trong 15 nước hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 43%. Và cứ 100.000 người hút thuốc lá thì có đến 14 người mắc bệnh ung thư dạ dày. Trước đây, ung thư dạ dày chỉ xuất hiện ở người cao tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh ngày càng được trẻ hóa và nam nhiều hơn nữ.

Ảnh hưởng của thuốc lá đến hệ thống tiêu hóa

Hút thuốc lá có thể gây hại cho hệ thống tiêu hóa của bạn theo một số cách khác nhau. Hút thuốc lá làm tăng bài tiết pepsin thúc đẩy trào ngược dạ dày. Điều này giải thích vì sao người hút thuốc lá thường xuyên bị ợ nóng và viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người không hút.

Ước tính có đến 41% nam giới và 36% ở nữ giới mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có liên quan đến thuốc lá.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa bao gồm cả miệng, cổ họng, thanh quản, dạ dày, tuyến tụy và ruột kết.

Thuốc lá gây ung thư dạ dày như thế nào?

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh bao gồm bệnh tim mạch, bệnh phổi, đột quỵ, thực quản và dạ dày. Khói thuốc lá cũng gây kích ứng niêm mạc dạ dày của bạn và dẫn đến bệnh lý về dạ dày và cuối cùng là ung thư dạ dày.

1 – Nicotine hạn chế lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nicotine có khả năng phá hủy hệ thần kinh, hô hấp và các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm cả niêm mạc dạ dày. Theo một nghiên cứu vào năm 2011 của “Tạp chí thế giới về tiêu hóa” thì nicotine làm giảm việc sản sinh oxit nitric – một hóa chất cơ thể sản sinh để bảo vệ các tế bào lót trong mạch máu. Trong dạ dày, oxit nitric giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường chất nhầy và bicarbonate giúp bảo vệ dạ dày không bị axit tiêu hóa ăn mòn.

Bằng cách làm giảm sự bảo vệ của oxit nitric, khói thuốc lá có thể gây đau dạ dày, đặc biệt nếu gặp trường hợp niêm mạc dạ dày bị viêm loét thì khả năng biến chứng sang ung thư dạ dày sẽ tăng lên.

2 – Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày

Hút thuốc lá, uống rượu và lạm dụng thuốc chống viêm được biết là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và là bước đệm cho ung thư dạ dày.

khói thuốc lá có thể gây ung thư dạ dày
Khói thuốc lá có thể gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày và hình thành ung thư dạ dày

Một khi xâm nhập vào máu và phổi của bạn, nicotine và các hóa chất khác từ khói thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng lan rộng đến toàn bộ cơ thể. Hơn nữa, khói thuốc lá làm chậm quá trình tự chữa lành các tổn thương và làm cho khả năng tái phát viêm loét sau khi điều trị và hình thành nên ung thư dạ dày.

3 – Làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất nicotine trong thuốc lá là thủ phạm làm tăng nguy cơ gây hẹp hoặc xơ vữa động mạch. Dẫn tới trường hợp thiếu máu cục bộ, giảm đi lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày.

Ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày không?

Nhiều người Việt có thói quen ăn xong sẽ hút 1 điếu thuốc. Nhưng lại không ý thức được việc sau khi ăn xong dạ dày sẽ co bóp mạnh, tuần hoàn máu cũng tăng nhanh, do đó hút một điếu thuốc lá sau khi ăn xong sẽ làm tăng khả năng hấp thụ độc tố cao hơn 10 lần.

Nếu bỏ hút thuốc lá và kết hợp một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa hoặc giữ cho chúng không biến chứng nặng hơn.

Bổ sung nhiều trái cây, quả mọng, rau xanh giúp tăng sức đề kháng và cải thiện hệ thống tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, tăng cường các hoạt động ngoài trời hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày để máu được phân bổ hợp lý hơn trong cơ thể.

Tóm lại, từ những nhận định và giả định sinh học, có thể kết luận rằng việc hút thuốc lá có khả năng cao gây ung thư dạ dày. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy từ bỏ ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như những người xung quanh.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về mối liên quan giữa ung thư dạ dày và khói thuốc lá. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhanh chóng đến cơ quan y tế để khám và có hướng điều trị hợp lý.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Click xem thêm

Bệnh ung thư dạ dày có tái phát không?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ngay cả những bệnh nhân điều trị sớm và loại bỏ được căn bệnh...

10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?

Thực phẩm góp phần cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe và thực hiện các hoạt...

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả...

triệu chứng và điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu: Triệu chứng & hướng điều trị

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ người mắc bệnh và khả năng di...

Ăn cơm nguội làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Bảo quản cơm nguội trong bếp, trong tủ, tủ lạnh khi chưa dùng hết và sử dụng lại là một...

Bài thuốc được bào chế với công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP 

Hướng dẫn dùng Sơ can Bình vị tán chữa dạ dày đúng cách, hết bệnh sau 45 ngày

Với uy tín hơn 10 năm, Sơ can Bình vị tán đã giúp hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.