Bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nước dừa là món giải khát tuyệt vời cho những ngày nóng bức. Hơn nữa, thức uống trên cũng có nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, với những bị người bị bệnh trĩ, có nên uống nước dừa hay không?

Việc dung nạp thực phẩm tốt và hạn chế món không phù hợp sẽ hỗ trợ điều trị và đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh trĩ nói riêng và bệnh lý khác nói chung. Các chuyên gia cho biết, người bị bệnh trĩ nên chọn thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế các loại thịt đỏ, hải sản… Ngoài ra, nước dừa cũng không phải là chọn lựa lý tưởng với đối tượng này.

Bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa
Bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa ? Chuyên gia giải đáp.

Bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa ?

Nước dừa là loại thức uống tươi mát, bổ dưỡng đối với sức khỏe. Bổ sung nước dừa hằng ngày giúp giảm nguy cơ mất nước, giảm vấn đề về tiết niệu, lợi đường tiêu hóa, đẹp da, giảm cân, tăng cường năng lượng, tốt cho sức khỏe tim mạch…

Mặc dù chứa nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng đây không phải là lựa chọn được khuyến khích, ưu tiên đối với những bệnh nhân bị bệnh trĩ. Uống nhiều nước dừa trong thời gian bị bệnh có thể khiến cho các biểu hiện đau, sưng, viêm, chảy máu… do trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo Đông Y, dừa có tính hàn, uống nhiều sẽ giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ. Với những người đang bị trĩ, búi trĩ dễ sa hơn thông thường. Bên cạnh đó, uống nước dừa nhiều có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ bị táo bón – đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng – hâu môn, không tốt cho người bị trĩ.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng tuyệt đối nước dừa. Bệnh nhân bị trĩ vẫn có thể dùng nhưng chỉ nên bổ sung thức uống với một lượng vừa phải. Ngoài ra, cần chú ý thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả) trong khẩu phần ăn, hạn chế đồ ăn cay nóng, các loại thịt bò, gà, hải sản khó tiêu, thức ăn nhiều dầu mỡ…để ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ làm mềm phân khi đi tiêu.

Một số loại thức uống tốt cho người bị bệnh trĩ

Bệnh nhân bị trĩ hoàn toàn có thể bổ sung các thức uống giàu dinh dưỡng và có lợi cho bệnh sau đây:

1. Thức uống từ Việt quất

Việt quất là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe mọi thời đại và thích hợp với những ai mắc bệnh trĩ. Do nồng độ anthocyanin cao, quả việt quất có khả năng sửa chữa các protein bị hư hỏng và thúc đẩy sự lưu thông bình thường của hệ thống mạch máu. Bên cạnh đó, việt quất là một nguồn chất xơ không hòa tan và hòa tan tốt cho sức khỏe như pectin.

bị trĩ nên uống gì
Việt quất là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe mọi thời đại và thích hợp với những ai mắc bệnh trĩ.

Nếu đang bị triệu chứng của bệnh trĩ làm phiền, bạn có thể chế biến các loại thức uống dinh dưỡng từ nguyên liệu trên như nước ép việt quất, sữa chua việt quất…

2. Yến mạch

Yến mạch rất bổ dưỡng và là nguồn chất xơ hòa tan phong phú – vốn được biết đến bởi khả năng ngăn ngừa táo bón (do cơ chế làm mềm phân, hạn chế sự căng phồng các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng khi đi tiêu). Bạn có thể ăn yến mạch hoặc dùng các loại sữa, thức uống được chiết xuất từ nguyên liệu trên để cải thiện sức khỏe và vấn đề về trĩ.

3. Đu đủ

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Mỹ nhưng ngày nay cây đu đủ được trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới. Sở dĩ, đu đủ tốt cho người bị bệnh trĩ nhờ khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Nhiều nghiên cứu cho biết, trong thành phần của đu đủ có chứa papain – một loại enzyme tiêu hóa protein và một số hợp chất hoạt động khác đã được chứng minh là giúp giảm táo bón. Papain tập trung nhiều ở đu đủ xanh chưa chín hơn so với đu đủ chín. Bạn có thể chế biến đu đủ thành nước ép, sinh tố, dùng mỗi ngày để cải thiện bệnh tình. Với đu đủ xanh, bạn cũng có thể chế biến thành món canh, rau xào cũng đặc biệt hiệu nghiệm.

Hy vọng các giải đáp thắc mắc: “Bị bệnh trĩ có nên uống nước dừa ?” và các tư vấn bên trên sẽ hữu ích đến bạn. Phối hợp chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp là cách tốt nhất để giảm bớt triệu chứng và rút ngắn tốc độ hồi phục bệnh trĩ.

Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu, làm sao hết?

Nồng độ nội tiết tố bất thường, táo bón, trĩ, u bướu đường tiêu hóa… có thể khiến chị em...

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan trong chương trình Kinh tế số - Góc nhìn người tiêu dùng VTC2

Lắng nghe bác sĩ Tuyết Lan tư vấn giải pháp điều trị dứt điểm bệnh trĩ trên VTC2

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của nhiều người và luôn được cho rằng rất khó điều trị. Tuy nhiên,...

Bệnh viện nào có bác sĩ nữ khám bệnh trĩ giỏi?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và dần trở nên phổ biến, trong đó, tỷ lệ...

Hướng dẫn đi vệ sinh đúng cách – Khỏe người, phòng trĩ

Đi vệ sinh là một trong những nhu cầu cá nhân không phải riêng ai. Việc đi vệ sinh đúng...

Phẫu thuật Longo – Phương pháp cắt trĩ phổ biến nhất

Phẫu thuật Longo là một trong những phương pháp cắt trĩ được sử dụng phổ biến nhất. Bởi phương pháp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *