Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa

Dị ứng bột ngọt là một loại dị ứng hiếm gặp, tuy nhiên nó có thể gây nên một số triệu chứng nghiêm trọng như đau ngực, sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện rõ tình trạng dị ứng bột ngọt và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Dị ứng bột ngọt là gì?

Bột ngọt là một dạng muối của axit amin không thiết yếu thường được sử dụng như một phụ gia thực phẩm để tăng cường hương vị. Dị ứng bột ngọt lần đầu được đề cập vào năm 1968 với tên gọi là “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc”. Hầu hết mọi người không gặp vấn đề gì khi ăn thực phẩm có chứa bột ngọt, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng cho biết bột ngọt an toàn. Một đánh giá vào năm 2009, được công bố trên tạp chí Clinical & Experimental Allergy đã đưa ra một kết luận tương tự. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ người có phản ứng dị ứng ngắn hạn với bột ngọt.

Nguyên nhân bị dị ứng bột ngọt

Trong nhiều thập kỷ, mặc dù nhiều người đã báo cáo các phản ứng dị ứng sau khi ăn thực phẩm chứa bột ngọt. Nhưng cho đến hiện tại các nghiên cứu hầu như không thể chứng minh được mối liên hệ giữa bột ngọt và phản ứng dị ứng. Ngoại lệ với sự an toàn của bột ngọt là trẻ em. Cụ thể, một nghiên cứu vào năm 2011 về dinh dưỡng đã tiết lộ mối liên hệ giữa bột ngọt và trẻ em bị viêm da.

Tiếp theo vào năm 2014, Nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng đã tìm thấy các phản ứng dị ứng của bột ngọt với nhóm nhỏ những người bị phát ban mãn tính. Các triệu chứng dị ứng xuất hiện trong trường hợp này bao gồm ngứa râm ran ở da, đau đầu, nóng rát ở ngực,…

Cũng một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2014 trên động vật cho thấy tiêu thụ bột ngọt dẫn đến hành vi trầm cảm do thay đổi serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh trong não ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng. Một nghiên cứu vào năm 2015 lại cho thấy việc tiêu thụ kéo dài ở động vật sẽ dẫn đến tổn thương thận.

Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bất kỳ lượng bột ngọt nào cũng chứa gen độc tố, nghĩa là nó sẽ gây hại cho tế bào và yếu tố di truyền, trong đó bao gồm tế bào lympho của người – một tế bào máu trắng.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây dị ứng bột ngọt cần được nghiên cứu thêm.

dị ứng bột ngọt
Dị ứng bột ngọt xảy ra với một số người, nguyên nhân chưa được tìm thấy

Triệu chứng dị ứng bột ngọt

Những người bị dị ứng bột ngọt có thể gặp phải:

  • Đau đầu, đổ mồ hôi
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Phát ban, sưng mặt, đỏ bừng
  • Đau ngực nhẹ
  • Buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tê hoặc rát, đặc biệt là vùng trong và xung quanh miệng
  • Thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm

Ở một số người có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Sưng cổ họng
  • Sốc phản vệ

Đây đều là những phản ứng dị ứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, nên khi nhận thấy thì bạn nên cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để nhận sự can thiệp y tế.

Cách chữa dị ứng bột ngọt

Điều cần thiết để điều trị là bạn nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn. Các bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, lượng thức ăn để xác định có phải bạn bị dị ứng bột ngọt hay không. Trong trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đau ngực, khó thở, bác sĩ có thể kiểm tra nhịp tim, thực hiện điện tâm đồ để phân tích nhịp tim, đồng thời kiểm tra đường thở để xem nó có bị tắc không.

Việc điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường các phản ứng dị ứng bột ngọt đều nhẹ và tự biến mất. Nhưng với các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ thì cần điều trị khẩn cấp bằng epinephrine (adrenaline) dạng tiêm. Một số thuốc kháng histamin được bác sĩ kê đơn để giảm các triệu chứng nghiêm trọng gồm khó thở, nhịp tim nhanh, sưng cổ họng. Thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng trong trường hợp đau đầu.

Ngoài ra, người bệnh nên uống một vài ly nước để nhanh chóng loại bỏ bột ngọt khỏi cơ thể, rút ngắn thời gian của các triệu chứng.

cách chữa dị ứng bột ngọt
Các triệu chứng dị ứng bột ngọt thường nhẹ và tự biến mất, hãy uống nhiều nước để rút ngắn các triệu chứng

Hơn nữa, người dị ứng bột ngọt hoặc không dung nạp bột ngọt thì nên tránh những thức ăn chế biến, đóng hộp, thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt, gia cầm, phô mai, cá,.. Hãy chọn những thực phẩm tươi sống như trái cây, rau, thịt hữu cơ.

Phòng tránh dị ứng bột ngọt

Có một chế độ ăn không chứa bột ngọt là cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng. Bạn nên:

# Thận trọng với một số thực phẩm

  • Thức ăn nhẹ, có vị mặn, đã được chế biến như bánh quy giòn, các loại hạt có hương, khoai tây chiên,…
  • Nước dùng như nước dùng gà, canh thịt bò, nước canh rau,…
  • Các loại súp
  • Thực phẩm tiện lợi như mì ramen, hỗn hợp hương vị, thức ăn đông lạnh.

# Thận trọng khi đi ra ngoài ăn

Hầu hết các nhà hàng đều sử dụng bột ngọt trong các món ăn, do đó nếu gặp phải chứng đau nửa đầu, buồn nôn trong vòng vài giờ sau khi ăn thức ăn thì bạn nên tìm nhà hàng khác vào lần sau. Hoặc bạn nên hỏi trước nơi bạn ăn có bột ngọt trong thành phần thức ăn hay không.

Đồng thời, hãy đọc danh sách các thành phần trên bao bì thực phẩm trước khi mua nó.

Trên đây là những thông tin về chứng dị ứng bột ngọt, nếu như có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Tất cả nội dung trên đây chỉ nên coi là ý kiến, không phải chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa, người bệnh luôn luôn tìm kiếm lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]

Dị ứng do hóa chất: Các loại dầu gội, chất tẩy rửa và nhiều thứ khác

Ở một số người, các hóa chất trong dầu gội, chất tẩy rửa và mỹ phẩm có thể kích hoạt...

Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng hải sản có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân....

Xét nghiệm dị ứng: Tổng quan, mục đích và rủi ro có thể gặp

Xét nghiệm dị ứng là xét nghiệm được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao,...

Mẩn đỏ và ngứa là hai triệu chứng chính của bệnh

Mẩn ngứa ở mông là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Mẩn ngứa ở mông là một tình trạng rất phổ biến, bởi đây là vùng da nhạy cảm và kín...

Ăn thịt bò bị dị ứng phải làm sao ?

Ăn thịt bò bị dị ứng thường kèm theo biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát ở vùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.