Phương pháp chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng diện chẩn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chữa trào ngược dạ dày bằng diện chẩn là phương pháp kích hoạt cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể mà không cần dùng đến thuốc. Mặc dù không phổ biến nhưng đây cũng là cách trị bệnh an toàn, mang lại hiệu quả tích cực.

Diện chẩn là gì?

Diện chẩn (hay Phản xạ học đa hệ) có tên đầy đủ là “Diện chẩn – Điều kiển liệu pháp” là phương pháp trị bệnh không cần dùng đến thuốc. Diện chẩn được tiến hành bằng cách quan sát mặt bệnh nhân và chẩn bệnh. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ dùng que dò để day ấn các huyệt hoặc sử dụng một số dụng cụ với kích cỡ khác nhau để hơ, gõ, vào vùng thuộc phản xạ thần kinh rồi hơ nóng ngải cứu lên các huyệt để trị bệnh.

chữa trào ngược dạ dày bằng diện chẩn
Hình ảnh các huyệt trên mặt. Diện chẩn được tiến hành bằng cách các thầy thuốc sẽ quan sát mặt bệnh nhân và chẩn bệnh.

Cơ thể là một bộ máy kỳ diệu, có khả năng kháng hoặc hóa giải các tác nhân gây bệnh. Diện chẩn có khả năng kích hoạt cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, khai thông kinh mạch bị tắc nghẽn, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng.

Mặc dù có điểm tương đồng về cách thức hoạt động nhưng không nên xem diện chẩn là vọng chẩn hoặc châm cứu.

Chữa bệnh trào ngược dạ dày theo phương pháp diện chẩn

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và chất dịch từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây tổn thương mô tại thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày đặc trưng bởi các triệu chứng như:

  • Đau rát tại thực quản.
  • Ợ nóng.
  • Hơi thở hôi.
  • Buồn nôn và nôn
  • Gặp vấn đề về hô hấp.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày theo phương pháp diện chẩn

Theo diện chẩn, nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày có thể kể đến:

  • Do tâm lý: Căng thẳng, stress, lo âu quá độ trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày.
  • Do thói quen sinh hoạt: Nằm ngay sau khi ăn, vận động mạnh sau khi ăn, uống nước lạnh khi đang đói… cũng là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Thói quen ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn đồ cay, nóng, dùng nhiều rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá, ăn nhanh, vừa ăn vừa suy nghĩ, để bụng đói…

Chẩn đoán trào ngược dạ dày theo diện chẩn

Với bệnh lý trào ngược dạ dày, diện chẩn được thực hiện bằng cách quan sát biểu hiện trên khuôn mặt tại các huyệt sau:

  • Vành môi: Bị nám đen như mọc râu.
  • Huyệt số 39-37-120-121 xuất hiện các đốm tàn nhang.
  • Huyệt số 423 xuất hiện sẹo mờ hoặc rõ.

Tìm hiểu thêm: Các loại xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Điều trị trào ngược dạ dày bằng phác đồ cụ thể

Mục đích của phương pháp diện chẩn là kích hoạt cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể mà không cần đến thuốc tây hỗ trợ. Phác đồ trị bệnh ở mọi bệnh nhân là giống nhau.

Tham khảo phác đồ chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng diện chẩn sau:

  • Day ấn và đốt ngải cứu lần lượt vào các huyệt: 19 – 14 – 50 – 423 – 61 – 3 – 360 – 39 – 63 – 127 – 37 – 0 – 16 – 124 – 34 – 113 – 290 – 45.
  • Nếu bệnh nặng, thường xuyên tái phát, chuyên gia có thể đốt và hơ thêm huyệt huyệt số 64 và 630 để giảm triệu chứng khó chịu.

Trong đó, việc day ấn vào các huyệt trên có tác dụng:

  • Huyệt 61 – 3 – 39 – 63 – 630: Giảm nhanh cơn đau dạ dày, làm lành vết loét ở bè mặt niêm mạc, ổn định sự tiết dịch vị của dạ dày.
  • Huyệt: 127 – 37: Làm ấm bụng, tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Huyệt 16-0: Giảm sự tiết axit trong dạ dày.
  • Huyệt 113 – 45 – 290: Kích thích cơ  thể tăng cường sản sinh insulin để bảo vệ gan, thận.
  • Huyệt 19 – 14: Co giãn cơ trơn, hạn chế tần xuất co thắt dạ dày.
  • Huyệt 50-423: Giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng, kích thích tiêu hóa, kích thích cơ thể tăng cường sản sinh nước mật để tiêu hóa thức ăn.

Phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng diện chẩn có ưu – nhược điểm gì?

Giống như nhiều phương pháp trị bệnh khác, cơ chế kích hoạt cơ thể tự chữa bệnh theo diện chẩn cũng tồn tại những điểm hạn chế nhất định đối với sức khỏe. Cân nhắc giữa lợi ích mang lại và điểm hạn chế để chọn lựa cho mình phương pháp điều trị phù hợp.

Ưu điểm

  • Điều bệnh bệnh tự nhiên từ bên trong, không gây đau đớn.
  • Hạn chế được tác dụng phụ mắc phải khi dùng thuốc tây đặc trị.
  • Việc tác động lên huyệt giúp khai thông kinh mạch bị tắc nghẽn, giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái.

Hạn chế

  • Tác dụng của phương pháp diện chẩn chữa trào ngược dạ dày cần nhiều thời gian để phát huy.
  • Diện chẩn cần được thực hiện ở người có chuyên môn cao, am hiểu về huyệt đạo trên cơ thể người. Tuy vậy, số người tinh thông phương pháp diện chẩn chưa nhiều.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng diện chẩn. Cách trị bệnh trên có thể giúp người bệnh tránh được một số tác dụng phụ trong điều trị bằng tây y. Tuy nhiên, diện chẩn cũng tồn tại những điểm hạn chế nhất định. Cân nhắc giữa lợi ích và điểm hạn chế để quyết định việc theo đuổi trị liệu hay không.

Bí kíp dùng mè đen trị trào ngược dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, mè đen chứa hàm lượng chất béo, protein, vi chất tương...

Tìm hiểu cách chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa

Bật mí cách uống nước dừa chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa là một trong những phương pháp an toàn, đơn giản. Bạn có...

Rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Rượu Tỏi Trị Bệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Tốt Nhất

Rượu tỏi là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể...

Sự kết hợp mật ong và nước cốt gừng có thể giúp chữa khỏi bệnh trào ngược axit dạ dày.

5 Bài thuốc nam điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu và để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dân...

Các biến chứng trào ngược dạ dày nguy hiểm khôn lường

Bệnh trào ngược dạ dày không chỉ đem đến các triệu chứng khó chịu mà còn gây ra nhiều tác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *