Hội chứng dạ dày tá tràng là gì, có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ăn nhanh no, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi sau khi ăn… có thể là những triệu chứng của hội chứng dạ dày tá tràng. Vậy bản chất của hội chứng này là gì? Cách điều trị như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Hội chứng dạ dày là gì? Điều trị như thế nào?
Hội chứng dạ dày là gì? Điều trị như thế nào?

Hội chứng dạ dày tá tràng là gì?

Hội chứng dạ dày tá tràng là một thuật ngữ dùng để chỉ hàng loạt các biểu hiện: Ăn không tiêu, đau bụng vùng thượng vị, khi ăn có cảm giác nhanh no, chướng bụng, khó tiêu… Thậm chí có những bệnh nhân nôn hoặc ợ hơi sau bữa ăn.

Tuy ít gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân nếu được điều trị sớm nhưng chính hội chứng này cho thấy dạ dày và tá tràng đang gặp vấn đề hoặc bị tổn thương nào đó. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải tìm cần phải thăm khám và chữa trị khi thấy cơ thể có các bất thường.

Xem thêm: Tổng Quan Về Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, đa số trường hợp bị bệnh đều do vi khuẩn Hp gây ra. Đây là loại vi khuẩn có khả năng ký sinh trong môi trường dày đặc acid như trong dạ dày. Tại Việt Nam, có tới khoảng 70% bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không phải trường hợp nào nó cũng gây hại.

Nếu đang ở trạng thái ngủ, chúng không gây hại và bệnh nhân cũng sẽ không cảm thấy có sự bất thường. Tuy nhiên, khi đang hoạt động, nó lại là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Bởi khi sống trong môi trường chứa đầy dịch vị acid, Hp có khả năng tiết ra các enzyme để trung hòa dịch vị acid, đồng thời phá hủy lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc. Lâu dần, nó khiến cho niêm mạc bị thương tổn, gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bị bệnh từ chính thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ của người bệnh. Các yếu tố gây bệnh chủ yếu mà chúng ta có thể kể đến như sau:

  • Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội. Khi thức ăn chưa được nghiền nát đã bị đẩy xuống dạ dày, nó sẽ tạo áp lực đến dạ dày và bắt chúng hoạt động nhiều hơn. Lâu dần dạ dày sẽ bị tổn thương và gây đau cho bệnh nhân.
  • Sau khi ăn no lại hoạt động mạnh như tập thể dục, chạy nhảy…
  • Ăn uống thất thường, thường xuyên bỏ bữa.
  • Tâm trạng bất ổn, hay phải sống trong lo lắng, căng thẳng
  • Dùng nhiều chất kích thích, các đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…
  • Nhiễm độc do hóa chất
  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm NSAIDs như Indomethacin, Aspirin, Diclofenac, hoặc các corticoid dạng đường uống.
Ăn uống khoa học để làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho bản thân
Ăn uống khoa học để làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho bản thân

Phân loại

Hội chứng này được các chuyên gia chia thành 2 loại là hội chứng dạ dày tá tràng bệnh lý và chức năng. Cụ thể như sau:

*) Hội chứng dạ dày tá tràng bệnh lý:

Những trường hợp mắc bệnh loại này thường có các biểu hiện như nôn nhiều sau khi ăn, sụt cân nhanh, tiểu tiện ra máu hoặc thiếu máu… Lúc này, người bệnh cần được chẩn đoán bằng nội soi để xác định chính xác bệnh lý. Sau đó, các bác sĩ mới có thể đưa ra được phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

*) Hội chứng dạ dày tá tràng chức năng:

Đặc trưng của nhóm hội chứng này là các triệu chứng bệnh kéo dài lâu năm nhưng bệnh nhân thường không phát hiện ra. Khi được thăm khám bằng nội soi thì mới có thể chẩn đoán được bệnh hoặc được thăm khám nhưng các triệu chứng không rõ ràng. Vì hội chứng dạ dày tá tràng chức năng thường không gây nên các biểu hiện rõ ràng. Do đó, bệnh nhân hay chủ quan, không khám và điều trị sớm nên thường bị nặng.

Nguyên nhân gây nên nhóm hội chứng này vẫn chưa được xác định. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt cho bản thân.

Cần làm gì khi bị hội chứng dạ dày tá tràng?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng gặp phải mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân những phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp được cho là biện pháp chữa trị hiệu quả hơn cả. Hãy đảm bảo ăn uống và sinh hoạt khoa học để khỏe mạnh.

Vì chứng bệnh trên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do đó bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy đi khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Nội soi dạ dày qua đường mũi và những thông tin cần biết

Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí

Bên cạnh nội soi dạ dày bằng phương pháp truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi cũng mang...

Tác dụng chữa đau dạ dày của lá mơ

3 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ Cực Nhanh Khỏi

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện. Biện pháp này được nhiều...

Đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Nhiêu lít/ngày?

Rất nhiều người đang tự đặt ra câu hỏi bị đau dạ dày (đau bao tử) có nên uống nhiều...

Tìm hiểu cách chữa vi khuẩn Hp bằng cây thuốc nam

Chữa vi khuẩn Hp bằng cây thuốc nam dễ tìm quanh nhà

Vi khuẩn Hp (Helicobactery Pylori) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày và các vấn...

Tìm hiểu cách chữa bệnh đau dạ dày bằng lá trầu không

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Trầu Không Theo Kinh Nghiệm Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không là phương pháp an toàn, dễ thực hiện. Vậy vì sao có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *