Cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản [Chuyên gia tư vấn]
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, dịch vị từ dạ dày trào từng đợt hay thường xuyên lên thực quản, gây tổn thương cơ quan này. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần được tiến hành theo từng bước để có thể kiểm soát được triệu chứng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
I. Thay đổi lối sống
Trào ngược dạ dày có thể được kiểm soát thông qua việc thay đổi chế độ ăn, thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học:
- Giảm cân nếu có biểu hiện thừa cân hay béo phì.
- Tránh uống rượu, bia, nước ép trái cây, ăn sản phẩm từ cà chua, bạc hà, cà phê, hành tây
- Hạn chế ăn những bữa lớn, thay vào đó nên chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ hơn.
- Không nằm ngay sau khi ăn.
- Không ăn khoảng 2 – 3 giờ (trừ chất lỏng) trước khi ngủ.
- Kê cao gối khi ngủ hoặc nâng cao đầu giường khoảng 10 – 15 cm.
- Bỏ hút thuốc hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Tránh dùng một số thuốc kê đơn kích hoạt cơn trào ngược dạ dày như thuốc giảm đau, thuốc chẹn canxi, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.
Theo như cuộc khảo sát và đánh giá của tổ chức trên, nhiều bệnh nhân bị trào ngược, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai có biểu hiện thuyên giảm triệu chứng ngay sau một thời gian thử nghiệm.
→Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Uống Nước Gì? 8 Gợi Ý Cho Bạn
II. Dùng thuốc điều trị
Hiện nay, có rất nhiều thuốc điều trị trào ngược dạ dày không cần kê đơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này hoạt động theo cơ chế không giống nhau và cần phải phối hợp nhiều sản phẩm dược với nhau mới có thể kiểm soát được triệu chứng bệnh. Các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay là:
1. Thuốc trung hòa axit dạ dày
Thuốc kháng axit là dược phẩm có nhiệm vụ thực hiện một phản ứng trung hòa axit Hcl trong dạ dày, làm giảm nồng độ PH dạ dày, ngăn axit dư thừa bào mòn, “ăn” lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày và chống trào ngược. Thuốc áp dụng cho trường hợp trào ngược nhẹ, dùng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Một số thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày không kê đơn là:
- Maalox
- Mylanta
- Riopan
- Rolaids
Khi dùng thuốc trung hòa axit dạ dày, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ tiêu chảy và táo bón.
2. Thuốc kháng H2
Thuốc kháng thụ thể H2 được chỉ định cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày mức trung bình, nhẹ. Ngoài ra, thuốc kháng H2 cũng có thể trị được 70% bệnh viêm thực quản cấp I và II, bệnh nhân bị barrett thực quản dù hiệu quả không cao bằng những loại thuốc khác.
Các dược phẩm thuộc nhóm trên gồm:
- Ranitidine (Zantac);
- Cimetidin (Tagamet);
- Nizatidine (Axid);
- Famotidine (Pepcid);
Nếu bạn bị chứng ợ nóng sau khi ăn, bác sĩ có thể chỉ định bạn phối hợp dùng hai loại thuốc: thuốc kháng H2 và thuốc trung hòa axit dạ dày để giảm axit dạ dày.
3. Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng giảm axit dạ dày nhưng hiệu quả điều trị tốt hơn so với thuốc kháng thụ thể H2, có thể trị bệnh trào ngược trong 4 tuần và viêm thực quản sau 8 tuần. Hơn nữa, thuốc ít tác dụng phụ nên được các bác sĩ chỉ định dùng điều trị lâu dài. Dùng thuốc khi dạ dày rỗng.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy dùng thuốc trong điều trị bệnh trong thời gian dài hoặc dùng với liều lượng cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến xương cổ tay, xương hông, xương sống nên người bệnh cũng cần lưu ý.
Các loại thuốc bơm proton được dùng phổ biến hiện nay gồm:
- Esomeprazole (Nexium);
- Lansoprazole (Prevacid);
- Pantoprazole (Protonix);
- Rabeprazole (AcipHex);
- Omeprazole (Prilosec, Zegerid).
4. Thuốc điều hòa nhu động và ức chế trào ngược
Thuốc điều hòa nhu động có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, tránh thức ăn ứ đọng quá lâu gây ợ nóng, khó tiêu, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Các thuốc thuộc nhóm trên gồm:
- Bethanechol (Urecholine)
- Metoclopramid (Reglan)
Khi dùng hai loại thuốc trên, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ là: buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, phiền muộn, lo âu. Hơn nữa, thuốc có thể tương tác và làm giảm tác dụng cũng nhiều loại thuốc khác. Vì thế, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.
5. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh, bao gồm cả Erythromycin có tác dụng trị vi khuẩn ở dạ dày, đồng thời đẩy nhanh quá trình làm sạch dạ dày. Tác dụng phụ thường bắt gặp nhất khi dùng thuốc điều trị đó là tiêu chảy.
III. Phẫu thuật
Khi biện pháp thay đổi lối sống và dùng thuốc tây đặc trị không thể cải thiện được bệnh, những cơn trào ngược tới thường xuyên hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật chống trào ngược được áp dụng phổ biến hiện nay là:
1. Phương pháp phẫu thuật Fundoplication
Phương pháp phẫu thuật Nissen được chỉ định cho đối tượng bị trào ngược dạ dày và thoát khe vị thực quản gián đoạn (Hiatal hernia). Phương pháp trên có tác dụng khôi phục chức năng của cơ vòng thực quản dưới (van giữa thực quàn và dạ dày) bằng cách tạo một van chức năng mới giữa dạ dày – thực quản để ngăn trào ngược.
Nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó nuốt do trào ngược dạ dày thực quản gây ra có kết quả tốt sau khi phẫu thuật có chuyển biến tích cực.
2. Phẫu thuật nội soi dạ dày
Phẫu thuật nội soi dày là phương pháp cho phép bác sĩ thực hiện được những thao tác trong phẫu thuật bằng cách xâm lấn tối thiểu. Phương pháp trên có ưu điểm là thời gian điều trị ngắn, ít đau, ít nguy hiểm, bệnh nhân nhanh chóng bình phục và sinh hoạt như bình thường.
Điều kiện tiên quyết để cuộc phẫu thuật diễn ra thành công đó là kỹ thuật viên cần thành thạo tay nghề sử dụng được ống nội soi ở nhiều góc máy khác nhau, thao tác được cả hai tay lên cả mô và cơ quan.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiện nay. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được giải đáp cụ thể thắc mắc. Thuocdantoc không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!