Thuốc Omeprazole là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

huốc Omeprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng làm giảm axit trong dạ dày. Omeprazole được dùng để để điều trị các triệu chứng và bệnh lý liên quan đến sự tăng tiết axit như: ợ nóng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, viêm thực quản ăn mòn… Omeprazole có sẵn dưới dạng hỗn dịch uống và là thuốc không kê đơn (OTC).

Omeprazole
Omeprazole điều trị bệnh lý do dạ dày tăng tiết axit.

  • Tên chung: Omeprazole
  • Tên biệt dược: FIRST Omeprazole, Omeprazole + SyrSpend SF Alka, PriLOSEC, PriLOSEC OTC…
  • Phân nhóm: Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

I. Thông tin về thuốc Omeprazole

Các thông tin về công dụng, thành phần, chống chỉ định, liều dùng… mà bài viết trình bày ngay sau đây sẽ giúp người bệnh dùng thuốc đúng mục đích và hiệu quả.

1. Thành phần chính

  • Omeprazole

2. Công dụng

Thuốc Omeprazole được dùng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản bằng cách giảm lượng axit dạ dày tiết ra hằng ngày, bao gồm:

Thuốc Omeprazole có thể khắc phục được triệu chứng ợ nóng (tần xuất ợ nóng  2 – 3 lần/ tuần). Tuy nhiên, thuốc không phát huy hiệu quả ngay lập tức. Thông thường, phải sau  1 – 4 ngày sử dụng, thuốc mới có thể thấy được tác dụng điều trị.

Omeprazole là thuốc không cần kê đơn, bạn có thể mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Đối với những loại thuốc này, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn dán trước khi dùng. Kiểm tra thành phần sản phẩm (kể cả khi bạn đã từng dùng trước đây) vì nhà sản xuất có thể thay đổi một số thành phần.

3. Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Omeprazole hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Dạng và hàm lượng

Omeprazole có ở dạng và hàm lượng sau đây:

  • Thuốc dạng viên nang giải phóng chậm: 40 mg, 20 mg, 10 mg.
  • Thuốc dạng dung dịch: 25 mg, 10 mg, 2.5 mg.

5. Liều dùng

Đọc kĩ thông tin được in trên tờ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng. Tùy theo tình trạng sức khỏe (mang thai, đang cho con bú…), độ nghiêm trọng của bệnh, liều dùng có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

Tham khảo liều dùng thuôc Omeprazole trung bình ngay sau đây:

công dụng Omeprazole
Liều dùng thuốc Omeprazole có sự khác biệt trên từng đối tượng và mục đích trị bệnh.

Liều dùng cho người lớn:

+ Liều dùng cho người lớn bị loét tá tràng:

  • Uống 20 mg/ lần/ ngày.
  • Thời gian điều trị kéo dài trong vòng 4 tuần. Sau thời gian trên, nếu bệnh chưa khỏi hoàn toàn, liệu trình dùng thuốc có thể kéo dài lên 8 tuần.

+ Liều dùng cho người lớn bị nhiễm trùng vi khuẩn Hp:

Phác đồ 2 thuốc:

  • Uống 40 mg Omeprazole kết hợp với kháng sinh clarithromycin mỗi ngày một lần.
  • Thời gian điều trị kéo dài trong 14 ngày.

Phác đồ 3 thuốc:

  • Uống 20 mg Omeprazole kết hợp với kháng sinh amoxicillin và clarithromycin hai lần mỗi ngày.
  • Thời gian điều trị kéo dài trong 10 ngày.

+ Liều dùng cho người lớn bị loét dạ dày:

  • Uống 40 mg/ lần/ ngày.
  • Thời gian điều trị kéo dài trong vòng 4 – 8 tuần.

+ Liều dùng cho người lớn bị viêm thực quản ăn mòn:

  • Uống 20 mg/ lần/ ngày.
  • Thời gian điều trị kéo dài trong vòng 4 – 8 tuần.
  • Liều dùng duy trì: 20 mg/ lần/ ngày.

+ Liều dùng cho người bị hội chứng u tân sinh đa tuyến nội tiết:

  • Uống 60 mg/ lần/ ngày.
  • Liều dùng tối đa 360 mg/ ngày (dưới dạng 120 mg uống 3 lần/ ngày).

+ Liều dùng cho người bị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Uống 60 mg/ lần/ ngày.
  • Liều dùng tối đa 360 mg/ ngày (dưới dạng 120 mg uống 3 lần/ ngày).

+ Liều dùng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Uống 20 mg/ lần/ ngày.
  • Thời gian điều trị kéo dài trong 4 tuần.

+ Liều dùng cho người bị chứng khó tiêu:

  • Uống 20 mg/ lần/ ngày vào mỗi buổi sáng.
  • Thời gian điều trị kéo dài trong 14 ngày.

Liều dùng cho trẻ em

+ Liều dùng cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản:

Trẻ từ 1 – 16 tuổi:  Thời gian điều trị tối đa kéo dài 4 tuần

  • Trẻ có trọng lượng từ 5 đến dưới 10 kg: Uống 5 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ có trọng lượng từ 10 đến dưới 20 kg: Uống 10 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ có trọng lượng 20 kg trở lên: 20 mg uống/ lần/ ngày.

Trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

  • Uống 20 mg/ lần/ ngày.
  • Thời gian điều trị: Tối đa trong 4 tuần.

+ Liều dùng cho trẻ em bị viêm thực quản ăn mòn:

Liều dùng điều trị:

Trẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi (dùng trong 6 tuần):

  • Trẻ có trọng lượng từ 3 đến dưới 5 kg: Uống 2,5 mg/ lần/ ngày.
  • Trọng lượng 5 đến dưới 10 kg: Uống 5 mg/ lần/ ngày.
  • Trọng lượng 10 kg trở lên: Uống 10 mg/ lần/ ngày.

Trẻ từ 1 – 16 tuổi (điều trị trong 4 đến 8 tuần):

  • Trẻ có trọng lượng từ 5 đến dưới 10 kg: Uống 5 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ có trọng lượng 10 đến dưới 20 kg: Uống 10 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ có trọng lượng 20 kg và lớn hơn: Uống 20 mg lần/ ngày.

Trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

  • Uống 20 mg /lần/ ngày.
  • Thời gian điều trị: 4 đến 8 tuần.

Liều dùng duy trì:

Trẻ từ 1 – 16 tuổi (dùng trong 4 đến 8 tuần):

  • Trẻ có trọng lượng từ 3 đến dưới 5 kg: Uống 5 mg/ lần/ ngày.
  • Trọng lượng 5 đến dưới 10 kg: Uống 10 mg/ lần/ ngày.
  • Trọng lượng 10 kg trở lên: Uống 12 mg/ lần/ ngày.

Trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

  • Uống 20 mg /lần/ ngày.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Giảm đau nhanh

6. Hướng dẫn sử dụng

Đọc kĩ thông tin hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì trước khi dùng, sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn:

  • Omeprazole dùng đường uống, dùng thuốc trước khi ăn ít nhất khoảng 1 giờ đồng hồ. Bạn có thể sử dụng đồng thời cả thuốc kháng axit với Omeprazole.
  • Nếu bạn đang dùng các loại thuốc băng niêm mạc như Sucralfate, hãy dùng omeprazole trước khi dùng sucralfate khoảng 30 phút.
  • Đối với thuốc dạng hỗn dịch: lắc đều trước khi dùng thuốc.
  • Đối với dạng viên nang: Uống nguyên viên, không nhai, không nghiền nát. Tuy nhiên, nếu như không thể uống nguyên viên, bạn có thể rắc thuốc vào muỗng nước ép táo, nuốt ngay mà không cần nhai.
  • Nếu như bạn đang dùng thuốc Omeprazole, không nên dùng thuốc quá 14 ngày (trừ khi có chỉ định của chuyên gia). Sử dụng thuốc đúng thời gian quy định, kể cả khi triệu chứng bệnh của bạn đã được cải thiện.
  • Liên hệ sớm với chuyên gia nếu nhận thấy bệnh không cải thiện sau thời gian dùng thuốc điều trị hoặc chuyển biến nghiêm trọng hơn. Nếu như tình trạng ợ nóng vẫn còn sau 14 ngày dùng thuốc, nên đi khám bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp hơn.

7. Thận trọng

Trước khi dùng bất kì thuốc trị bệnh nào, bạn cũng cần cân nhắc đến những nguy cơ và lợi ích mà dược phẩm đem lại. Tương tự, khi điều trị bệnh bằng thuốc Omeprazole, cần xem xét đến các vấn đề sau:

  • Dị ứng: Thuốc có thể gây phản ứng dị ứng cho những đối tượng nhạy cảm với thành phần của thuốc. Liên hệ chuyên gia nếu bạn xuất hiện triệu chứng dị ứng sau khi dùng dược phẩm trên.
  • Trẻ em: Chưa tìm thấy tác dụng phụ bất thường khi dùng thuốc cho trẻ em ở độ tuổi từ 1  -16 tuổi. Sự an toàn và hiệu quả trị bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi chưa được khẳng định.
  • Người lớn tuổi: Chưa thấy có những tác dụng nguy cơ khi dùng thuốc cho những đối tượng người cao tuổi.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Hiện tại, chưa có nghiên cứu cho thấy rủi ro khi dùng thuốc ở nhóm đối tượng trên. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên liên hệ bác sĩ chuyên môn để  được tư vấn cụ thể về liều dùng và cách dùng thuốc cho an toàn.

II. Một số lưu ý khi dùng Omeprazole

Trong quá trình dùng thuốc Omeprazole, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tránh được những rủi ro có thể mắc phải và kiểm soát được vấn đề trong quá trình điều trị bằng thuốc.

1. Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc Omeprazole điều trị bệnh đó là:

Omeprazole là thuốc gì
Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ phổ biến như đau bụng, đau đầu, tiêu chảy, khó tiêu… sau khi dùng Omeprazole.

Người bệnh nên nhận sự trợ giúp y tế khẩn cáp nếu như xuất hiện phản ứng dị ứng với Omeprazole như: sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng, nổi mề đay, khó thở…

Ngừng dùng thuốc và nhanh chóng đến cơ sở thăm khám nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Vấn đề về thận: tiểu ít, tiểu ra máu, tăng cân nhanh…
  • Thiếu hụt Magie: Dùng thuốc kéo dài hơn 3 tháng hoặc lâu hơn có thể gây thiếu hụt lượng magie trong cơ thể. Điều này khiến cho bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: chóng mặt, tim đập nhanh và không đều, cảm giác bồn chồn, co thắt cơ tay và chân, nghẹt thở, chuột rút cơ.
  • Bệnh lupus ban đỏ da (CLE): Người bệnh xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn, vảy ở má hoặc cánh tay, các triệu chứng có xu hướng tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): Các triệu chứng có thể bao gồm: sốt, mệt mỏi, giảm cân, hình thành cục máu đông, ợ nóng…
  • Thiếu hụt vitamin B12: Nếu dùng Omeprazole trong vòng 3 năm, bạn có thể bị thiếu hụt vitamin B12. Theo đó, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như: hồi hộp, viêm dây thần kinh, tê hoặc ngứa ran ở tay và chân, kinh nguyệt thất thường…
  • Viêm niêm mạc dạ dày: Các triệu chứng biểu hiện gồm: đau bụng, buồn nôn và nôn, giảm cân…
  • Polyp tuyến tiền liệt: Tế bào trên niêm mạc dạ dày tăng trưởng bất thường, thường lành tính và không biểu hiện triệu chứng.
  • Gãy xương
  • Tiêu chảy nặng

Trên đây là một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải khi dùng Omeprazole trị bệnh. Có một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng lại gây nguy hiểm nên cần đặc biệt cẩn thận. Cũng cần lưu ý là không phải ai cũng xuất hiện các tác dụng phụ trên. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn để có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Tương tác thuốc

Omeprazole có thể tương tác với các loại thuốc, vitamin hoặc những dược phẩm khác đang sử dụng. Tương tác thuốc có thể khiến cho hoạt chất trong thuốc thay đổi cách thức hoạt động hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Để tránh hiện tượng trên, bạn nên “kê khai” cho chuyên gia những loại thuốc điều trị mình đang dùng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thuốc trị bệnh hoặc hướng dẫn cách phòng tránh.

+ Một số thuốc có thể gây tương tác với Omeprazole gồm có:

  • Atazanavir, rilpivirine và nelfinavir
  • Clopidogrel

+ Một số thuốc tương tác với Omeprazole làm gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ gồm có:

+ Tương tác thuốc gây giảm hiệu quả của thuốc điều trị:

Omeprazole có thể làm giảm hiệu quả điều trị của những loại thuốc sau:

  • Este ampicillin
  • Ketoconazole
  • Mycophenolate mofetil (MMF)
  • Muối sắt
  • Erlotinib

Một số loại thuốc sau có thể làm giảm hiệu quả của Omeprazole gồm:

  • John’s wort
  • Rifampin

Hoạt chất và cách thức hoạt động của Omeprazole khá giống với Esomeprazole. Do đó,  không sử dụng bất kỳ loại thuốc có chứa esomeprazole trong khi đang điều trị bằng omeprazole.

Omeprazole có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm y tế. Nói với bất kỳ bác sĩ nào điều trị cho bạn rằng bạn đang sử dụng thuốc này.

4. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

Omeprazole được sử dụng để điều trị ngắn hạn loét tá tràng – dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và được sử dụng để điều trị lâu dài viêm thực quản ăn mòn.Trong trường hợp dùng thuốc không đúng cách, sản phẩm có thể gây ra những rủi ro nhất định.

Nếu bạn ngừng dùng thuốc đột ngột hoặc ngưng dùng hẳn thuốc: Các triệu chứng trào ngược axit, ợ nóng hoặc loét có thể không cải thiện, thậm chí bệnh còn chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn bỏ lỡ liều hoặc dùng thuốc không đúng lịch trình: Hiệu quả điều trị sẽ không cao. Vì thế, hãy bổ sung liều thuốc ngay sau khi nhớ ra. Nếu như thời gian giãn cách giữa liều bỏ lỡ và liều kế hoạch khá gần nhau, hãy bỏ qua liều trên và dùng đúng như lịch trình. Không cố gắng gấp đôi liều để bắt kịp tiến độ vì điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Nều dùng quá liều: Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Lú lẩn
  • Buồn ngủ
  • Mắt mờ
  • Tăng nhịp tim
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Toát mồ hôi
  • Đau đầu
  • Khô miệng

Khi sử dụng thuốc Omeprazole có quá nhiều lưu ý, người bệnh cần thận trọng trước và trong quá trình dùng. 

Trên đây là một số thông tin về thuốc dạ dày Omeprazole. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Trong quá trình dùng thuốc, nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý và khắc phục sớm.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *