Sỏi thận là gì và cách điều trị như thế nào mới hiệu quả?

Sỏi thận là những tinh thể rắn bao gồm canxi oxalate, acid uric,.. có trong nước tiểu lắng đọng, kết tinh thành hình thành trong thận. Sỏi thường có nhiều kích thước khác nhau, có thể nhỏ hoặc lớn tới vài cm. Bệnh thường gây ảnh hưởng xấu đến đường tiết niệu, thận và các bộ phận lân cận nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Bệnh sỏi thận
Sỏi thận là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Theo bác sĩ tiết niệu Brian Norouzi đang công tác tại bệnh viện St. Joseph Hospital (Orange, California, Mỹ) cho hay, sỏi hình thành khi nước tiểu cô đặc lại tạo điều kiện cho các chất trong nước tiểu kết tinh và dính lại với nhau. Nguyên nhân gây sỏi thận đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh xảy ra có thể là do:

#. Uống không đủ nước

Theo Medicalnewstoday, nguyên nhân gây sỏi thận hàng đầu không thể không kể tới là do cơ thể bị thiếu nước. Theo một số nghiên cứu, sỏi thường được tìm thấy ở những người uống ít hơn tám đến mười ly nước mỗi ngày. Và khi cơ thể không đủ nước để pha loãng acid uric có trong nước tiểu sẽ gây hình thành sỏi thận.

#. Sử dụng thuốc không đúng cách

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi thận. Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng thuốc sai liều, không đúng chỉ dẫn khiến cơ thể không hấp thu được thành phần của thuốc khiến các chất này lắng đọng, kết tinh và tích tụ thành sỏi. Thuốc Topiramate (Topamax) là nhóm thuốc kê đơn thường được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu và co giật. Tuy nhiên, loại thuốc này chính là tác nhân làm tăng khả năng hình thành sỏi trong thận. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng viên uống bổ sung vitamin và canxi cũng là yếu tố nguy cơ tạo điều kiện phát triển sỏi thận.

#. Ăn nhiều dầu mỡ và muối

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối sẽ làm tăng lượng cholesterol trong dịch mật và tăng lượng tuần hoàn máu tới cầu thận. Đây chính là nguyên nhân khiến thận làm việc và hoạt động nhiều hơn mức bình thường dẫn đến sỏi thận.

#. Thường xuyên mất ngủ

Thông thường, khi ngủ mô thận sẽ có thời gian tự tái tạo những tổn thương. Tuy nhiên, nếu mất ngủ kéo dài một thời gian, các chức năng của mô thận sẽ ngày càng hoạt động kém và lâu dần gây hình thành sỏi.

#. Không ăn sáng

Nhịn ăn sáng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là nguyên nhân gây hình thành sỏi thận. Thông thường, túi mật phải bài tiết dịch mật vào buổi sáng để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu không ăn sáng dịch mật sẽ không được điều tiết để tiêu hóa thức ăn. Khi đó, chúng sẽ tích tụ trong trong túi mật và đường ruột một thời gian gây sỏi.

#. Giới tính, tuổi tác và yếu tố di truyền

Theo các bác sĩ tiết niệu, sỏi thận thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Hầu hết các trường hợp bị bệnh thường trong độ tuổi 30 đến 50. Điều đặc biệt, những người có tiền sử gia đình bị bệnh sỏi thận thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Triệu chứng nhận biết bệnh sỏi thận

Đau là triệu chứng nhận biết đầu tiên của sỏi thận. Khi sỏi di chuyển từ thận tới niệu đạo và vào bàng quang sẽ bị chặn lại, gây đau nhức. Đau có thể lan tỏa đến thắt lưng rồi đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy đau rát mỗi khi tiểu tiện. Nguyên nhân là do sỏi gây kích thích bàng quang.

Trị sỏi thận
Triệu chứng chính của bệnh sỏi thận là đau.

Ngoài triệu chứng đau, sỏi thận còn kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có lẫn máu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Thường xuyên đi tiểu nhưng lượng nước tiểu bài tiết giảm
  • Sỏi thận nếu gây nhiễm trùng có thể dẫn đến sốt và ớn lạnh

Chẩn đoán bệnh sỏi thận bằng cách nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi thận, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thủ tục, xét nghiệm kiểm tra sau:

  • Xét nghiệm máu: Biện pháp này sẽ giúp kiểm tra sự tích tụ acid uric hoặc nồng độ canxi trong máu. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra kết quả điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Cách làm này giúp xác định lượng khoáng chất tạo sỏi có trong nước tiểu là nhiều hay ít.
  • Hình ảnh: Sử dụng các phương pháp như chụp cắt lớp vi tính, chụp x – quang,… để thu lại kết quả hình ảnh sỏi thận trong đường tiết niệu

Điều trị bệnh sỏi thận

Tùy thuộc vào loại sỏi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

#. Đối với loại sỏi nhỏ và ít gây triệu chứng nghiêm trọng

Hầu hết các loại sỏi nhỏ không cần điều trị bằng phương pháp xâm lấn. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng những cách sau:

  • Uống nhiều nước: Bổ sung 2 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp hệ thống tiết niệu luôn luôn sạch, hỗ trợ đài thải sỏi ra ngoài.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Sỏi thận di chuyển từ thận đến bàng quang có thể gây đau. Và để giảm thiểu triệu chứng này, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Motrin IB và Advil) hoặc Natri naproxen (Aleve),…
  • Thuốc chẹn alpha: Thuốc này giúp các cơ trong niệu quản thư giãn, giúp sỏi thận di chuyển và đào thải ra ngoài nhanh hơn, đồng thời giảm đau.

#. Trường hợp sỏi lớn và gây ra nhiều triệu chứng

Các phương pháp điều trị bảo tồn, nội khoa thường không mang lại kết quả điều trị nếu sỏi thận hình thành với kích thước quá lớn. Sỏi lớn thường gây chảy máu, tổn thương thận hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, ngăn ngừa bệnh gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp dưới đây.

Nội soi tán sỏi qua da

Nội soi tán sỏi qua da là một phương pháp dùng để điều trị sỏi thận. Trong quá trình thực hiện biện pháp này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Khi đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một kim chọc qua da lưng vào thận. Đường hằm của kim chọc dò sẽ được nong rộng bằng các dụng cụ nong. Sau khi đạt được kích thước nhi thân một cây bút, bác sĩ sẽ đưa máy nội soi tán sỏi vào. Sỏi sẽ được tán nhỏ thành từng mảnh vụn và hút ra ngoài. Đồng thời, sau khi thực hiện xong việc loại bỏ sỏi, chuyên viên phẫu thuật sẽ sử dụng ống thông thận để chụp kiểm tra sau mổ. Và sau khoảng 24 – 48 giờ, ống thông sẽ được rút ra.

Phương pháp tán sỏi qua da chỉ áp dụng cho những trường hợp như:

  • Người bị sỏi thận, sỏi có kích thước lớn hơn 2 cm hoặc sỏi san hô phức tạp
  • Người có chống chỉ định đường tán sỏi ngoài cơ thể
  • Đã áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể nhưng thất bại

Chống chỉ định: Phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da không được thực hiện ở những đối tượng có vấn đề về mạch máu như mắc chứng rối loạn đông máu, có nguy cơ chảy máu nhiều hay có bất thường về mạch máu trong thận. Ngoải ra, người bị cao huyết áp cũng nên thận trọng khi sử dụng biện pháp này.

Phẫu thuật nội soi sóng xung kích ngoại bào (ESWL)

Sỏi thận và cách chữa
Chữa sỏi thận thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Là phẫu thuật sử dụng sóng âm thanh để tạo ra các rung động mạnh giúp phá vỡ sỏi thành những mảnh vỡ nhỏ. Các mảnh vỡ nhỏ này sẽ thông qua nước tiểu và truyền ra ngoài. Thông thường, thời gian để thực hiện phương pháp này có thể kéo dài từ 45 đến 60 phút. Phẫu thuật nội soi sóng xung kích ngoại bào có thể gây đau ở mức độ vừa phải. Vì vậy, người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ gây mê hoặc gây tê nếu không muốn bị đau. Trong một số trường hợp ESWL có thể gây bầm tím ở bụng hoặc lưng hoặc chảy máu trong nước tiểu. Ngoài ra, trong quá trình phá sỏi, những mảnh sỏi đi qua đường tiết niệu có thể gây chảy máu ở thận và các bộ phận lân cận.

Phẫu thuật tuyến cận giáp

Một số loại sỏi canxi phốt phát là do tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Khi các tuyến này sản xuất quá nhiều hormone, nồng độ canxi sẽ tăng cao và gây hình thành sỏi thận. Chình vì vậy, để loại bỏ sỏi thận, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tuyến giáp.

Biện pháp phòng ngừa sỏi thận

Để giảm thiểu nguy cơ bị sỏi thận, bệnh nhân nên thay đổi lối sống đồng thời kết hợp chế độ ăn hợp lý. Cụ thể như

  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Chuyên gia tư vấn sức khỏe khuyên nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước sẽ giúp việc đào thải chất độc lắng đọng trong cơ thể ra ngoài một cách dễ dàng và ngăn ngừa sỏi thận. Tuy nhiên, trong quá trình uống nước, người bệnh cũng nên cẩn thận, nhất là đối với người có tiền sử bệnh thận. Bởi nước có thể khiến bệnh thêm nặng.
  • Nên ăn ít thực phẩm giàu oxalate: Hoạt chất này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi (sỏi canxi oxalate). Vì vậy, để ngăn ngừa sỏi xuất hiện, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa oxalate như rau bina, khoai lang, củ cải đường, sản phẩm từ đậu nành, sô cô la, các loại hạt,…
  • Chế độ ăn ít protein động vật và muối: Giảm lượng muối ăn hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Đồng thời cũng nên thay thế chế độ ăn giàu protein động vật thành protein thực vật.

Sỏi thận thường gây cảm giác đau nhức, khó chịu khi chúng di chuyển trong tiết niệu. Vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra trong tương lai, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm.

Bấm huyệt chữa thận yếu – những điều cần phải biết

Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp tận dụng lực từ ngón tay để tác động vào những huyệt...

Thận yếu làm tóc bạc sớm và cách điều trị

Có phải thận yếu làm tóc bạc sớm không? Cách điều trị như thế nào?

Không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi vì phải đi tiểu đêm nhiều lần, đau mỏi lưng, chóng...

Thiếu máu ở bệnh thận mạn

Thiếu máu ở bệnh thận mạn: Dấu hiệu, cách điều trị

Thiếu máu ở bệnh thận mạn có thể xảy ra vào giai đoạn cuối và ghép thận. Đây là tình...

Nhận biết tình trạng

Thận yếu gây mụn làm sao để khắc phục?

Tình trạng thận yếu gây ra nhiều dấu hiệu khó chịu cho người bệnh. Và một trong số đó chính...

U nang thận là gì?

U nang thận là gì? – Tổng quan về bệnh và cách điều trị

U nang thận được chia thành 4 giai đoạn và có nguy cơ gây ra một số biến chứng như...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.