Bệnh thận yếu có chữa khỏi được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh thận yếu hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không dùng thuốc lá, bia rượu,… để quá trình điều trị đạt kết quả như mong đợi.

Thận yếu có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm.
Thận yếu có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm.

Bệnh thận yếu là gì?

Thận yếu là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Biểu hiện của bệnh thận yếu bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều, tiểu vào ban đêm;
  • Nước tiểu có lẫn máu;
  • Đau lưng;
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể;
  • Có bọt trong nước tiểu;
  • Chân tay phù nề;
  • Xuất tinh sớm;
  • Liệt dương;
  • Rối loạn cương dương.

Thận yêu gây ra những ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và làm đảo lộn những sinh hoạt trong cuộc sống của người bệnh. Buồn tiểu và tiểu về đêm giữa những giấc ngủ có thể gây khó ngủ trở lại, mất ngủ. Đau lưng sẽ ảnh hưởng đến những sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, thận yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chuyện gối chăn, gây suy giảm ham muốn, suy giảm sức khỏe, rối loạn cương dương,…

Thận yếu sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần về đêm, mất ngủ, rối loạn cương dương,...
Thận yếu sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần về đêm, mất ngủ, rối loạn cương dương,…

Nguyên nhân của bệnh thận yếu có thể là do:

  • Thói quen nhịn tiểu;
  • Ăn mặn;
  • Uống nước không đầy đủ;
  • Uống nhiều nước ngọt, bia rượu, sử dụng thuốc lá;
  • Ăn nhiều hải sản;
  • Lạm dụng thuốc Tây;
  • Thức khuya.

Thận yếu có chữa được không?

Bệnh thận yếu hoàn toàn có thể chữa trị hồi phục tuy nhiên cần phải được điều trị càng sớm càng tốt, không nên chủ quan. Điều trị bệnh thận yếu sớm thì kết quả điều trị sẽ khả quan hơn.

Bệnh thận yếu có thể được chữa bằng những phương pháp như:

1. Dùng thuốc

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc được bào chế từ thảo dược hoặc các bài thuốc nam, thuốc bắc để bồi bổ thận, giúp thận khỏe mạnh và phục hồi chức năng. Mấu chốt của việc chữa trị đó là giúp thận khỏe mạnh trở lại, thông kinh, tiêu ứ.

Các bài thuốc của Y học cổ truyền hiện đang là sự lựa chọn của đông đảo người bệnh thận yếu bởi những ưu điểm nổi bật như: khả năng điều trị bệnh dứt điểm từ căn nguyên, bồi bổ thể trạng toàn diện ngăn tái phát lâu dài và đặc biệt là sử dụng 100% thảo dược tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.

Xem ngay: 4 Bài thuốc đông y chữa thận yếu hiệu quả theo y học cổ truyền

2. Tự chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh còn phải kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Điều này không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh, giúp bệnh mau chóng thuyên giảm mà còn giúp sức khỏe người bệnh tốt hơn.

Một số cách điều trị bệnh thận yếu tại nhà như:

  • Tập yoga;
  • Tập thể dục, thể thao đúng cách: Người bệnh có thể đi bộ, chạy bộ,…
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tốt cho thận và cơ thể như: rau xanh đậm, trái cây, củ, các loại hạt đậu, thịt nạc,…
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày;
  • Uống nước trái cây như nước ép táo, nước ép dứa,…
  • Loại bỏ thuốc lá, cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn muối mặn,… ra khỏi đời sống;
  • Có giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên thức khuya;
  • Không tự ý dùng thuốc Tây trong thời gian điều trị bệnh.

Tham khảo: 7 Bài Tập Chữa Thận Yếu & Tăng Cường Chức Năng Thận

Để điều trị bệnh thận yếu, người bệnh có thể dùng thuốc và chú ý chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Để điều trị bệnh thận yếu, người bệnh có thể dùng thuốc và chú ý chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Phòng tránh bệnh thận yếu như thế nào?

Để phòng tránh bệnh thận yếu nói riêng và các bệnh về thận nói chung, người bệnh cần phải có một chế độ sinh hoạt lành mạnh:

  • Không nên thức khuya, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi;
  • Luôn uống nước đầy đủ hàng ngày;
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá, thực phẩm giàu omega-3;
  • Không lạm dụng thuốc Tây;
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, thuốc lá, chất kích thích;
  • Không ăn các thực phẩm muối mặn như mắm, dưa muối,…;
  • Không nên nhịn tiểu khi có nhu cầu cần đi;
  • Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày bằng cách duy trì hoạt động tập thể dục, chơi thể thao vừa sức, đúng cách. Điều này giúp cơ thể dẻo dai, các cơ quan trong cơ thể làm việc tốt, khỏe mạnh;
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh thận yếu: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Thận yếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng sinh lý, giảm ham muốn và hưng phấn tình dục ở nam giới. Bệnh không chỉ...
Tìm hiểu cách chữa thận yếu bằng thuốc nam

Chữa thận yếu bằng thuốc nam – Dân nam dùng thuốc nam

Chữa thận yếu bằng thuốc nam là phương pháp an toàn, có thể làm giảm được các triệu chứng do...

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng? Khi thận yếu hoặc gặp bất kỳ những tổn thương, trục trặc nào,...

Sâm nhung bổ thận TW3: Thành phần, công dụng, giá bán

Sâm nhung bổ thận TW3 là một sản phẩm nội địa, được cấp phép lưu hành rộng rãi trên thị...

Thận âm hư và thận dương hư là gì? Cách cải thiện

Thận âm và thận dương là hai cơ quan quan trọng của cơ thể, giúp sinh khí mới dồi dào....

Xét nghiệm chức năng thận là gì?

Xét nghiệm ure và creatinin – Ý nghĩa các chỉ sổ

Xét nghiệm ure và creatinin là hai phương pháp xét nghiệm chẩn đoán chức năng thận phổ biến hiện nay....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *