Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tinh thể muối Urat

Muối urat là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút (Gout). Nồng độ axit uric cao chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này.

muối urat là gì
Muối urat là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút (Gout)

Muối urat là gì?

Gout là một bệnh viêm khớp do tinh thể monosodium urate (MSU) hay còn gọi là muối urat kết tủa trong các khớp và mô mềm, gây ra phản ứng viêm. Nguyên nhân trực tiếp hình thành tình trạng này là do nồng độ axit uric tăng cao.

Sự lắng đọng của các tinh thể monosodium urate (MSU) là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút. Nồng độ axit uric cao kéo dài dẫn đến sự lắng đọng tinh thể MSU không chỉ ở khớp mà còn trong gân và dây chằng.

Tình trạng kết tủa muối urat có thể trở nên nặng nề hơn nếu người bệnh không can thiệp điều trị sớm. Muối urat kết tủa trong thời gian dài sẽ làm xuất hiện hạt tophi – triệu chứng nguy hiểm nhất của gout. Hạt tophi gây chèn ép khớp khiến người bệnh giảm/ mất khả năng vận động và dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành muối urat

Axit uric là nguyên nhân trực tiếp trong việc hình thành muối urat, tuy nhiên các yếu tố khác lại đóng vai trò ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình này diễn ra.

1. Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành tinh thể MSU trong cơ thể.

  • Nhiệt độ:

Nhiệt độ là một yếu tố môi trường khác có vai trò trong sự hình thành tinh thể MSU thông qua các tác động lên khả năng hòa tan urate. Các nghiên cứu được thực hiện trong dung dịch nước cho thấy rằng việc giảm 2 ° C, từ 37 xuống 35 ° C, là đủ để hạ thấp điểm hòa tan của urate từ 6,8 đến 6,0 mg / dL.

  • Môi trường axit:

Giống như nhiệt độ lạnh, sự hiện diện của môi trường axit là yếu tố để tạo điều kiện cho quá trình kết tinh MSU. Việc giảm pH đã thúc đẩy quá trình tạo mầm MSU. Độ pH ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo mầm của tinh thể theo một cơ chế không được hiểu rõ, nhưng rõ ràng không phụ thuộc vào mức độ hòa tan của MSU.

Ngoài ra, pH gây ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình kết tinh MSU bằng cách tăng nồng độ ion canxi do đó làm giảm độ hòa tan của MSU và thúc đẩy quá trình kết tinh.

2. Tác động cơ học

Tác động cơ học lên khớp bao gồm các chấn thương và vận động mạnh. Nếu khớp trải qua những tổn thương vật lý thì quá trình kết tinh muối urat tại khớp sẽ bị thúc đẩy và tăng cường.

Do đó, các triệu chứng đau nhức thường gặp ở bệnh nhân gout có thể gia tăng về mức độ và tần suất.

3. Bệnh sỏi thận

Sự hình thành sỏi axit uric (UA) trong thận có ảnh hưởng đến quá trình kết tinh muối urat tại khớp và các mô mềm trong cơ thể.

Nồng độ UA trong nước tiểu cao hay nước tiểu có tính axit quá cao cũng là yếu tố quyết định sự hình thành sỏi. Sỏi thận khiến khả năng đào thải axit uric kém, từ đó làm tăng nồng độ axit uric trong máu, tạo điều kiện cho quá trình kết tinh muối urat trong cơ thể.

4. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc sản sinh axit uric và tác động đến việc hình thành muối urat. Nếu bạn thu nạp nhiều thực phẩm giàu đạm, dầu mỡ và đồ ăn nhiều gia vị, khả năng nồng độ axit uric tăng và kết tinh muối urat là rất cao.

tinh thể muối urat
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành muối urat

Nếu bạn duy trì những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, nghiện hút thuốc hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích thì quá trình hình thành muối urat sẽ được thúc đẩy.

Ngoài ra, việc hình thành muối urat còn được cho là do hoạt dịch và sụn khớp. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này.

Cách làm tan muối urat trong khớp

Để làm tan muối urat trong khớp, bác sĩ thường chỉ định những loại thuốc hạ axit uric – vì đây là nguyên nhân trực tiếp khiến sự kết tinh muối urat xuất hiện. Ngoài ra, bạn nên thay đổi những thói quen thiếu lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý này.

1. Sử dụng thuốc hạ axit uric trong máu

Các tinh thể urate monosodium hòa tan và được loại bỏ khỏi các khớp và mô mềm khi nồng độ axit uric ở huyết thanh giảm xuống dưới điểm bão hòa (400 mol / l).  Vì vậy phương pháp phổ biến nhất là sử dụng thuốc hạ axit uric để làm tan muối urat trong khớp.

cách làm tan muối urat trong khớp
Allopurinol là thuốc hạ axit uric được sử dụng phổ biến để làm tan muối urat tại khớp
  • Allopurinol được sử dụng phổ biến nhất với liều cố định 300 mg / ngày, nhưng liều tối đa có thể lên tới 800 mg / ngày ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Nếu bạn có vấn đề về thận hoặc những tình trạng sức khỏe bất thường khác, hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp.
  • Febuxostat được sử dụng để hạ axit uric trong máu, thuốc có thể được dùng đến 120 mg/ ngày.
  • Colchicine hoạt động bằng cách giảm sự tích tụ của các tinh thể axit uric nhằm làm giảm cơn đau tại khớp. Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân thận và gan, hãy báo với bác sĩ nếu bạn thuộc trường hợp nói trên để được chỉ định loại thuốc khác an toàn hơn.

Thông tin trên không bao gồm toàn bộ những loại thuốc hạ axit uric được sử dụng trong quá trình điều trị Gout. Bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của thuốc và ngăn chặn những tác dụng phụ không mong muốn.

2. Thay đổi thói quen

Với bệnh nhân gout, chế độ dinh dưỡng và thói quen là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị. Mặc dù không có tác dụng chuyên sâu như thuốc nhưng bạn cần kết hợp các yếu tố này với phương pháp điều trị để làm tan muối urat trong khớp và hạn chế cơn đau do bệnh gây ra.

  • Nên thiết lập chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn cản quá trình sản sinh axit uric đồng thời giải phóng thành phần này qua đường bài tiết.
  • Hạn chế hút thuốc, sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn để tránh làm giảm khả năng đào thải axit uric của thận.
  • Luyện tập thể thao, dành thời gian nghỉ ngơi để hạn chế những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Đồng thời hỗ trợ cơ thể trao đổi chất, hạn chế quá trình sản sinh axit uric.

Ngoài ra, bạn nên kiểm soát việc dùng các loại thuốc điều trị có nguy cơ làm tăng axit uric trong máu. Nên trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên về việc dùng thuốc và liều dùng cụ thể.

Muối urat là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút. Số lượng muối urat kết tinh tăng lên đồng nghĩa với việc bệnh đang dần chuyển biến nghiêm trọng. Nếu không kịp thời điều trị, tình trạng này có thể làm xuất hiện hạt tophi gây biến dạng khớp và suy giảm khả năng vận động. Chúng tôi chỉ cung cấp những thông tin mang tính chất tham khảo, để được tư vấn về phác đồ điều trị bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần phải biết khi bị bệnh Gout thứ phát

Bệnh gout thứ phát cũng chính là một dạng của bệnh gout nhưng mức độ nguy hiểm có phần nặng...

Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)

Đậu phụ là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho thể....

Người bị bệnh gút có uống sữa được không, loại nào?

Sữa là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà người bệnh gút hoàn...

Bị bệnh gút có nên xoa dầu không? Loại nào hiệu quả nhất

Bôi tinh dầu chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên là một giải pháp giúp làm dịu các cơn...

chế độ ăn cho người bị tăng axit uric

Chế độ ăn cho người bị tăng Axit Uric

Đối với người bị tăng Axit Uric, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Nếu biết cách thiết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *