Nghẹt mũi ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách làm sạch

Trẻ bị nghẹt mũi có thể là do nhiễm vi rút, cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra. Để khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, cha mẹ cần biết nguyên nhân để phòng tránh cũng như cách xử lý khi trẻ mắc phải.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi xuất hiện khi các mô và mạch máu trong khoang mũi bị lấp đầy bởi quá nhiều chất lỏng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do trẻ bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, trẻ bị nghẹt mũi có thể là do một vài yếu tố sau:

Nghẹt mũi ở trẻ em
Nghẹt mũi ở trẻ em tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu để lâu, bệnh có thể gây khó chịu ở trẻ.

  • Cảm cúm.
  • Trẻ bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, nước hoa.
  • Không khí khô.
  • Nhiễm vi rút.
  • Viêm xoang.

2. Triệu chứng kèm theo tình trạng nghẹt mũi là gì?

Khi trẻ em và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, trẻ sẽ gặp phải một vài triệu chứng kèm theo như:

  • Chảy nước mũi.
  • Hắt xì.
  • Ho.
  • Nghẹt mũi dẫn đến khó thở hoặc ngáy.
  • Sốt nếu nghẹt mũi do nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Hơi thở có mùi.

Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ?

Tình trạng nghẹt mũi ở con có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu sau vài ngày triệu chứng bệnh không thuyên giảm mà còn xuất hiện những biểu hiện sau, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán bệnh.

  • Con khó thở, thở từng cơn.
  • Thở quá mạnh hoặc thở nhanh khi bú.
  • Da màu xanh, nhất là ở vùng xung quanh môi và móng tay.
  • Trẻ quấy khóc không ngừng.

3. Điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em điều trị nghẹt mũi bằng thuốc không phải là lựa chọn hàng đầu. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể cải thiện triệu chứng bệnh ở con bằng những cách dưới đây.

#. Dùng nước muối sinh lý

Một trong những bí quyết trị nghẹt mũi được nhiều mẹ sử dụng nhất hiện nay đó là dùng nước muối. Với đặc tính kháng khuẩn, nước muối giúp làm sạch hốc mũi, đồng thời góp phần làm loãng dịch mũi, giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn.

Mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ

Mẹ có thể mua nước muối sinh lý bên ngoài các tiệm thuốc tây để vệ sinh mũi mỗi ngày cho con. Hoặc phụ huynh cũng có thể tự pha nước muối tại nhà theo công thức ½ muỗng cà phê muối ăn trong 1 ly nước ấm.

Lưu ý: Tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi của con mà cha mẹ sẽ rửa mũi từ 3 – 5 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng cách làm này. Bởi nước muối chứa natri khá cao có thể gây teo niêm mạc mũi, khiến tình trạng nghẹt mũi thêm nặng.

#. Xông hơi

Xông hơi cũng là cách làm sạch và trị nghẹt mũi được nhiều mẹ áp dụng để điều trị bệnh cho con. Hơi nước nóng trong quá trình xông sẽ giúp làm loãng dịch nhầy hình thành trong mũi. Đồng thời, xông hơi còn giúp hốc mũi thông thoáng, chấm dứt tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.

Cha mẹ có thể thực hiện biện pháp xông hơi tại nhà cho con theo những bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Bạn nên sử dụng phòng tắm làm nơi xông hơi cho trẻ.
  • Bước 2: Xả nước ấm vào bồn tắm và đóng kín cửa để hơi nóng bốc lên.
  • Bước 3: Cho trẻ vào nhà tắm và tiến hành xông hơi khoảng 10 – 15 phút.
  • Bước 4: Khi nhận thấy tình trạng nghẹt mũi ở con thuyên giảm, cha mẹ dùng tay vỗ nhẹ ngực con. Hành động này sẽ giúp cải thiện tình trạng hô hấp ở con.

Lưu ý: Vì niêm mạc mũi của trẻ chưa hoàn thiện nên còn khá “mỏng manh”. Do đó, trong quá trình xông hơi, cha mẹ nên hết sức lưu ý, không nên dùng nước quá nóng hay sử dụng thảo dược xông hơi cùng có mùi nồng đậm. Điều này sẽ làm con yêu của bạn khó thở. Và thời điểm xông hơi tốt nhất là vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

#. Dùng dụng cụ hút rửa mũi

Chữa nghẹt mũi ở trẻ em
Dùng dụng cụ hút mũi để đẩy dịch nhầy ra ngoài

Dịch nhầy tích tụ quá nhiều trong mũi chính là nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi. Vì thế, để làm giảm triệu chứng này, cha mẹ có thể mua dụng cụ về và hút mũi cho con. Tuy nhiên, trước và sau khi dùng, phụ huynh nên tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và nước sôi, tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn.

#. Vỗ nhẹ lưng

Đây cũng là cách giúp bé dễ thở và đỡ nghẹt mũi hơn. Có 2 cách vỗ lưng như sau:

  • Cách 1: Cha mẹ đặt con nằm úp trên đầu gối của mình và dùng tay vỗ nhẹ vào lưng của con.
  • Cách 2: Đặt trẻ ngồi trên đùi và cho con hướng về phía trước 30 độ. Dùng tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng con.

#. Cho trẻ gối cao đầu

Đặt một chiếc gối mềm dưới đầu trẻ sao cho đầu cao hơn bàn chân. Cách làm này sẽ giúp chất nhầy thoát ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trong trường hợp trẻ đã đủ 2 tuổi.

#. Cho con uống nhiều nước

Chất lỏng sẽ giúp chất nhầy loãng ra và thoát ra ngoài dễ dàng, giúp hốc mũi thông thoáng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên cho con uống nhiều nước trong ngày. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con bú nhiều lần trong ngày.

4. Phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Nếu con trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ không nên cho con tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tốt nhất nên giữ nhà cửa sạch sẽ:

  • Không hút thuốc lá trong nhà.
  • Không để thú cứng chơi đùa với con trẻ hay chạy nhảy trên giường, phòng ngủ của bé.
  • Thường xuyên vệ sinh máy lạnh, máy điều hòa.
  • Nếu trẻ bị dị ứng với phấn hoa nên đóng kín cửa khi tới mùa.

Bên cạnh đó, khuyến khích con uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con.

Tham khảo thêm: 7 cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và lưu ý

Có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không? Bác sĩ giải đáp

Người bị viêm phế quản thường được khuyên nên hạn chế một số hoạt động thể chất tốn kém quá...

Những thực phẩm nên ăn và cần kiêng khi bị chảy máu cam

Chảy máu mũi hay còn có tên gọi khác là chảy máu cam là một căn bệnh không quá nguy...

Viêm tai ngoài ác tính: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Viêm tai ngoài ác tính (tên tiếng anh Malignant Otitis Externa), còn được gọi  là viêm tai ngoài hoại tử...

Đau vòm họng do viêm họng bình thường hay ung thư?

Đau vòm họng do viêm họng bình thường hay ung thư?

Đau vòm họng do viêm họng bình thường hay ung thư? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người....

Cắt Amidan Có Được Hưởng Bảo Hiểm? Chi Phí Còn Bao Nhiêu?

Cắt amidan là một phẫu thuật ngoại khoa có chi phí cao nên nếu được sự hỗ trợ từ bảo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *