15 điều nên và không nên làm trong giai đoạn mang thai

5/5 - (1 bình chọn)

Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thời gian đầu của thai kỳ, các bà bầu cần phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe. Đồng thời, phải xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để bảo đảm sự phát triển cho thai nhi. Ngoài ra, khi đang mang thai bạn cũng nên làm và không nên làm một số điều sau đây.

"<yoastmark

Những việc nên làm trong giai đoạn mang thai

Bước vào giai đoạn mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu có những thay đổi để thích nghi với sự có mặt của em bé trong bụng. Để bảo đảm an toàn, đồng thời tạo điều kiện cho bé được phát triển một cách toàn diện ngay từ trong bụng mẹ, bạn nên thực hiện một số điều như sau:

♦ Bổ sung vitamin cho cơ thể: 

Ăn nhiều rau xanh và các loại củ quả tươi chính là cách tốt nhất để bổ sung các chất dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai, giúp cho thai nhi được phát triển tốt. Tuy nhiên, đôi khi con đường ăn uống hàng ngày sẽ không thể cung cấp đủ các loại vitamin cần thiết, do đó bạn cần dùng đến các loại viên uống vitamin. Những vitamin cần phải bổ sung trong thời kỳ này bao gồm:

  • Acid folic.
  • Iron.
  • Canxi.

Các loại vitamin này sẽ đảm bảo cho thai nhi phát triển thuận lợi, giúp ngăn ngừa bị dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn một loại vitamin tổng hợp. Trong thành phần của các loại vitamin này thường chứa EPA, DHA, chúng đều là các chất béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn không được lạm dụng các loại thuốc này mà chỉ được dùng đúng theo sự chỉ định của các bác sĩ.

XEM THÊM:  TOP 10 loại thực phẩm bạn nên ăn khi đang mang thai

♦ Cải thiện giấc ngủ:

Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, cộng với tinh thần bất ổn sẽ khiến cho phụ nữ mang thai khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Điều này sẽ khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, bạn nên có những biện pháp để cải thiện giấc ngủ của mình để khắc phục tình trạng trên.

Hãy ngủ nhanh khi cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi, nên có thời gian ngủ trưa. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và cố gắng đi ngủ sớm vào buổi tối. Nó sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc và ngủ ngon hơn.

♦ Tập yoga: 

Trong giai đoạn mang thai, bạn cũng nên tập các bài tập yoga dành cho bà bầu. Những bài tập này sẽ giúp thư giãn cơ thể, tạo tâm lý thoải mái, làm giảm được tình trạng căng thẳng mệt mỏi. Điều này sẽ giúp cho bà bầu ăn uống ngon hơn và ngủ được tốt hơn.

♦ Khám thai định kỳ:

Khám thai định kỳ là một trong những việc nên làm khi mang thai
Khám thai định kỳ là một trong những việc nên làm khi mang thai

Đây là việc làm cực kỳ quan trọng trong giai đoạn mang thai. Khám thai định kỳ sẽ giúp bạn nắm rõ được tình hình phát triển và sức khỏe của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm được các biểu hiện bất thường từ đó có được hướng xử lý sớm, tránh gặp những vấn đề không mong muốn.

♦ Chú ý tới cân nặng: 

Nhiều chị em cho rằng việc kiểm soát cân nặng của cơ thể trong giai đoạn mang thai là điều không thể, vì nó liên quan đến sự sinh trưởng của bé. Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều trong giai đoạn mang thai lại có thể gây hại cho bé.

Để tránh tình trạng này, bạn cần chú ý tới thực phẩm mà mình sử dụng hàng ngày để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn chỉ cần ăn khoảng 100 calo/ ngày, những thời gian sau đó, con số này có thể tăng lên 300 calo/ ngày.

♦ Khắc phục tình trạng ốm nghén: 

Đa số chị em khi mang thai đều sẽ trải qua giai đoạn ốm nghén trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Thường xuyên buồn nôn sẽ khiến các bà bầu không thể ăn uống. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chia các bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ, nên ăn nhạt, tránh xa các thức ăn làm cho bạn buồn nôn…

♦ Quan hệ tình dục đúng cách: 

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn không nên quan hệ vợ chồng vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, vào những thời gian cuối của thai kỳ, bạn có thể quan hệ tình dục, nhưng cần phải đúng cách và áp dụng với một tần suất hợp lý. Để được tư vấn rõ hơn đề này, hãy liên hệ với các bác sĩ.

Những điều không nên làm khi mang thai

Những thói quen tưởng như vô hại mà bạn làm thường ngày có thể sẽ gây hại cho sự phát triển của bé khi đang mang thai. Do đó, để tránh gây ra những tác hại cho sự phát triển của trẻ bạn cần tránh làm những việc sau đây:

♦ Không dùng thuốc tây hoặc tiêm phòng cúm: 

Đa số các loại thuốc tây được dùng để chữa bệnh đều có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho người sử dụng. Do đó, nếu như không cần thiết thì bạn không nên sử dụng những loại thuốc này trong khi mang thai vì chúng có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Trong trường hợp buộc phải uống thuốc để chữa bệnh, hãy trao đổi kỹ lưỡng với các bác sĩ về những vấn đề mà bạn có thể gặp phải, đồng thời nhận sự tư vấn y tế để dùng thuốc được an toàn.

♦ Tránh ăn các món ăn không lành mạnh: 

Các món ăn không được nấu chín kỹ như gỏi, nem chua…, đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp… là những thực phẩm bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng khi đang mang thai. Vì chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại, các hóa chất gây hại cho cơ thể nên khi ăn sẽ vô tình gây hại cho cơ thể mẹ và cả bé.

♦ Không uống rượu bia và các chất kích thích: 

Tránh xa rượu bia và các chất kích thích khi mang thai
Tránh xa rượu bia và các chất kích thích khi mang thai

Cồn và các chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá sẽ gây hại cho não và sự phát triển của các cơ quan khác của thai nhi. Sử dụng những chất này sẽ làm tăng nguy cơ bị sinh non, tổn thương não hoặc bị dị tật ở trẻ, thậm chí là chúng có thể gây sảy thai hoặc làm cho thai nhi bị chết lưu. Vì vậy, để tránh gặp những tình huống xấu, bạn hãy tránh xa các chất này.

♦ Nói không với giày cao gót: 

Nếu là một người thích đi các loại giày dép cao gót thì trong giai đoạn mang thai, bạn cũng nên tránh sử dụng chúng. Vì mang thai làm cho trọng tâm của cơ thể bị thay đổi nên giày cao gót sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải, khó đi đứng, chưa kể đến việc nó có thể làm cho bạn bị ngã gây sảy thai. Để cải thiện tình trạng này, hãy sử dụng các loại giày dép đế bệt hoặc các loại dép xỏ ngón.

♦ Tránh tiếp xúc với các hóa chất: 

Khi mang thai, bạn cần phải tránh xa các chất tẩy rửa, các loại hóa chất hoặc những loại thuốc trừ sâu. Vì chỉ cần hít phải những chất này cũng có thể làm cho bụng của bạn bị đau, sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí nó có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.

♦ Không tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh truyền nhiễm: 

Đây chính là một cách để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tránh gây hại cho em bé. Những người bị cúm, mắc bệnh herpes hoặc các chứng bệnh khác do virus gây ra như sởi, thủy đậu… là những đối tượng bạn nên tránh xa.

♦ Tránh căng thẳng: 

Căng thẳng, mệt mỏi không những gây hại cho sức khỏe của bà mẹ mà còn làm cản trở sự phát triển trí não và thể lực của bé. Vì vậy, hãy cố gắng tạo một không gian sống trong lành, thoải mái, luôn giữ tâm thế lạc quan vui vẻ cho bản thân. Bạn có thể dạo chơi ở công viên, đi dã ngoại hoặc tạo một thú vui nho nhỏ cho bản thân như trồng rau, trồng hoa, vẽ tranh… đây đều là các thói quen tốt mà bạn nên làm.

♦ Tránh vận động mạnh: 

Nếu đang mang thai, bạn không được làm các công việc nặng nhọc hoặc chơi các môn thể thao đòi hỏi thể lực cao. Vì gắng sức, chạy nhảy nhiều có thể làm bạn bị động thai, sảy thai.

Mang thai là một việc vô cùng khó khăn và nặng nhọc nếu không cẩn thận bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề không mong muốn. Do đó, để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời có thể chắc chắn thai nhi được phát triển tốt, bạn nên tham khảo những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây để biết mình nên và tránh làm gì khi mang thai.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Đường là mối nguy hại cho đời sống tình dục của chúng ta

Tình dục là nhu cầu sinh lý khá quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chất lượng...

Các loại thức uống tốt và xấu đối với sức khỏe của trẻ em

Việc lựa chọn những loại đồ ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị của bé luôn là một...

Lưu ý khi cho bé uống nước yến

Nước Yến Nào Tốt Cho Bé? Top 8 Sản Phẩm Dành Cho Trẻ

Nước yến nào tốt cho bé? Đây là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, yến sào...

Vệ sinh tai cho bé đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tai

Mẹ đã biết cách vệ sinh tai đúng cách cho bé chưa?

Vệ sinh tai sạch sẽ và thường xuyên sẽ giúp làm giảm bớt nguy cơ bị nhiễm trùng, đảm bảo...

Trời nóng bé bị rôm sảy: Cách khắc phục và phòng tránh

Trời nóng là thời điểm trẻ dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe – đặc biệt là rôm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *