Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không là một trong những vấn đề mà không ít các sản phụ đang quan tâm. Theo sự ghi nhận của chuyên gia, căn bệnh này có thể tiêu biến sau khoảng 1 – 3 tháng sau khi sinh nếu có phương pháp cải thiện tích cực. Bên cạnh đó, việc nắm rõ những thông tin cần biết sẽ giúp các bà bầu biết cách điều chỉnh chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ sinh dưỡng và lối sinh hoạt hằng ngày.

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không? – Giải đáp thắc mắc

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng chủ yếu xuất hiện vào nửa cuối thai kỳ, xảy ra khi hàm lượng đường glucose nạp vào cơ thể quá mức cho phép. Đây là một phân loại tiểu đường đặc biệt căn bệnh này có nhiều điểm khác biệt so với các loại tiểu đường khác.

Các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu cho biết, tình trạng tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai do sự thay đổi của một số hormone trong cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống kém khoa học cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ rất cao.

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?
Bị tiểu đường sau sinh có tự hết không là vấn đề mà không ít bà bầu quan tâm, lo lắng và đi tìm câu trả lời

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ gặp phải ở những đối tượng thừa cân, béo phì, có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc lần sinh trước đó trẻ có cân nặng trên 4kg. Trường hợp phụ nữ bị thai chết lưu không rõ nguyên do cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này.

Tương tự như các bệnh lý khác, tiểu đường thai kỳ không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ mà còn làm ảnh hưởng không hề nhỏ để sức khỏe của thai nhi. Đối với người mẹ mắc bệnh tiểu đường có thể đối diện với một số biến chứng nguy hiểm như chứng cao huyết áp, đa ối, sinh non, sảy thai, lưu thai, nhiễm khuẩn niệu,…

Trong khi đó, trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng không kém. Thai nhi có thể bị dị tật khi người mẹ có hiện tượng tăng tiết insulin quá mức. Một số trường hợp khác, thai to hay thừa cân so với tuổi thai, thai nhi phát triển chậm trong tử cung, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sau khi chào đời,…

Nếu không mong muốn gặp phải những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh nên phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Nhưng trước hết, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để biết chính xác tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh tình và nguy cơ có thể xảy ra. Từ đó, người mẹ sẽ có những biện pháp điều trị tích cực để khắc phục bệnh tình và bảo tồn sức khỏe con trẻ.

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng hàm lượng đường glucose nạp vào cơ thể quá mức cho phép, chủ yếu xảy ra ở tuần 24 – 28 trong thời kỳ mang thai

Trở lại với vấn đề “Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?” – Câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Trên thực tế, ngay sau khi sinh hoặc sau sinh khoảng 1 – 3 tháng, chỉ số đường huyết sẽ trở về mức độ bình thường nếu có chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để không tác động quá lớn đến lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp bệnh trở nặng, chuyển sang giai đoạn tiểu đường tuỵp 2 hay tái phát trở lại vào những lần mang thai tiếp theo. Nguyên nhân chính là căn bệnh tiểu đường không được điều trị triệt để hay chế độ ăn uống và sinh hoạt không được lành mạnh.

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tầm quan trọng của việc khám và kiểm soát bệnh tiểu đường sau sinh

Như vừa mới đề cập, tiểu đường thai kỳ sẽ tiêu biến sau khi sinh khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, không vì thế mà phụ nữ chủ quan với sức khỏe của bạn thân mà không chủ động thăm khám và điều trị tích cực. Việc thăm khám sức khỏe không chỉ giúp người bệnh xác định đúng tình trạng sức khỏe mà còn cho phép bác sĩ phát hiện sớm những biến chứng liên quan đến tim mạch, mắt, thần kinh,… do bệnh tiểu đường gây ra.

Tốt hơn hết, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nếu theo dõi bệnh chặt chẽ và phát hiện bệnh sớm từ những giai đoạn đầu, có lẽ việc điều trị dần trở nên đơn giản. Và điều này sẽ hoàn toàn ngược lại với tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Không những vậy, điều trị bệnh sớm còn giúp bệnh nhân tìm những biện pháp khắc phục tình trạng đường huyết tăng cao hiệu quả và giảm nguy cơ mắc phải biến chứng.

Bên cạnh đó, sàng lọc tiểu đường tupy 2 là điều rất cần thiết. Điều này sẽ giúp làm nhẹ hậu quả của bệnh tiểu đường thai kỳ cho những lần mang thai tiếp theo. Từ đó cho phép mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý. 

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?
Việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ sau khi sinh đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm cũng như giúp tầm soát bệnh tiểu đường tupy 2

Biện pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh

Để khắc phục tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột cũng như các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần có phác đồ hiệu quả. Điều này sẽ được thực hiện thông qua chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày.

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia dành riêng cho các bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Hầu như, phụ nữ mắc bệnh được các chuyên gia khuyến khích chỉ nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Đồng thời, chế biến và kết hợp với một số thực phẩm sao cho phù hợp. Cụ thể hơn:

  • Nên ăn các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số thực phẩm thấp như: các loại rau xanh, các loại hạt, táo, lê, việt quất, bởi, ổi, trứng, sữa tươi không đường,…;
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất đạm và chất béo không no ở liều lượng vừa đủ;
  • Không nhất thiết phải kiêng cữ tuyệt đối thực phẩm chứa tinh bột và đường nhưng cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp để không làm tăng chỉ số đường huyết lên quá cao;
  • Sức khỏe của người mẹ sau khi sinh chưa hoàn toàn hồi phục nên việc ăn chín uống sôi luôn được coi trọng. Tốt hơn hết là nên ăn các thức ăn được chế biến ở dạng loãng, mềm, dễ nuốt;
  • Thay vì ăn 2 – 3 bữa chính trong ngày, người bệnh nên chia thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày bao gồm các bữa ăn chính và bữa ăn phụ;
  • Không nên bỏ bữa và nên thiết lập chế độ ăn uống đúng giờ. Nếu không có cảm giác đói khi tới giờ ăn, người bệnh cũng nên cố gắng ăn một chút để có năng lượng cho cơ thể;
  • Tránh tình trạng ăn quá no. Việc ăn quá no có thể làm tăng chỉ số đường huyết đột ngột. Tốt nhất, người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ và ăn đủ no.
Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?
Điều chỉnh chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn đúng cách để đẩy lùi nhanh và ngăn chặn biến chứng do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

Xây dựng chế độ luyện tập và sinh hoạt lành mạnh

Song song với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cũng nên điều chỉnh lối sinh hoạt sao cho hợp lý. Cụ thể hơn:

  • Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Người mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, ngồi hành thiền hay tham gia các lớp học yoga thư giãn cơ thể. Việc chăm luyện tập không chỉ giúp nâng cao thể lực mà còn cải thiện độ nhạy cảm của insulin và giảm nồng độ đường trong máu hiệu quả;
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định, tránh tình trạng tăng cân quá mức;
  • Luôn giữ cho tinh thần ở trạng thái ổn định, luôn lạc quan, yêu đời, tránh bị căng thẳng hay áp lực quá lớn.

Dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ sau sinh theo chỉ định

Trong một số trường hợp, bà bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc để khắc phục tình trạng tiểu đường khi mang thai. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được phép hay kết thúc lộ trình nhưng vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng.

Bởi vì, một số loại thuốc có thể thẩm thấu qua nhau thai hoặc bài tiết vào tuyến sữa nên điều này không hề tốt cho sức khỏe của thai nhi và trẻ sơ sinh. Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi với bác sĩ về trình trạng cũng như nhu cầu sử dụng thuốc để trị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Khám sức khỏe tổng thể và đo chỉ số đường huyết định kỳ

Để việc kiểm soát bệnh tiểu đường được chặt chẽ cũng như phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, bà bầu nên chủ động thăm khám sức khỏe tổng thể và đo chỉ số lượng đường huyết. Đồng thời, siêu âm ổ bụng để theo dõi hình hài và sức khỏe của con trẻ. Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị và cách chăm sóc phù hợp.

Bà bầu mắc bệnh tiểu đường nên tìm đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có đầy đủ hệ thống máy móc và trang thiết bị cần thiết. Hơn thế nữa, để tránh mất thời gian di chuyển đến phòng khám, bà bầu có thể tự kiểm tra chỉ số đường huyết ngay tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?
Bà bầu nên kiểm tra sức khỏe tổng thể và đo lượng đường huyết trong máu định kỳ để xác định chính xác tình trạng sức khỏe đang mắc phải cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường khác

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc và cả mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “Bị tiểu đường sau khi sinh có tự hết không?” và một số thông tin liên quan khác. Để phòng tránh bệnh trở nặng, tái phát trở lại trong tương lai hay các biến chứng có thể xảy ra, bà bầu nên kiểm soát bệnh ở những thời kỳ mang thai đầu. Tốt nhất, bạn nên trao đổi thông tin này cùng với bác sĩ chuyên khoa để có những phác đồ điều trị tích cực nhất.

Các loại insulin hiện nay & cách dùng cho người tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều loại Insulin chữa trị bệnh đái tháo đường được phân chia dựa vào nhiều yếu...

Chỉ số đường huyết của thực phẩm – Bị tiểu đường nên biết

Một trong những cách kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt chất là lựa chọn và bổ sung cho...

Tiểu đường type 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường vị...

Sử dụng thuốc hạ đường huyết khi nào?

Thuốc hạ đường huyết nhanh, phổ biến và lưu ý khi dùng

Thuốc hạ đường huyết loại nào tốt là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Thuốc có tác dụng...

Người bị tiểu đường có ăn chuối được không? Lưu ý gì?

Chuối là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, được nhiều người bổ sung vào thực đơn mỗi ngày để...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *