Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến

Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến chiếm khoảng 38.57%. Các chuyên gia cho rằng tần suất của hội chứng chuyển hóa có mối tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này.

hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến
Tìm hiểu hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến

Hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến

Vẩy nến là bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa còn được gọi là hội chứng kháng insulin, hội chứng X, rối loạn chuyển hóa,…

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng xảy ra cùng nhau (tăng huyết áp, tăng kích thước vòng bụng, lượng đường trong máu tăng cao, mức cholesterol và triglyceride bất thường) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2.

hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng xảy ra cùng nhau

Các chuyên gia cho biết, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến chiếm đến 38.57%. Tần suất của hội chứng này có mối tương quan với triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến.

Mặc dù cơ chế chính xác của mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và hội chứng chưa được xác định nhưng sự gia tăng hội chứng này ở bệnh nhân vẩy nến đã được xác định.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vẩy nến chưa được xác định. Tuy nhiên một số nhà khoa học cho rằng, hội chứng này có liên quan đến tình trạng kháng insulin.

2. Đặc điểm chung

Bệnh nhân vẩy nến mắc hội chứng chuyển hóa có thể nhận thấy một số đặc điểm như:

  • Chu vi vòng eo lớn
  • Nồng độ triglyceride cao
  • Nồng độ lipoprotein thấp (HDL)

3. Biến chứng

Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vẩy nến không chỉ khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.

hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến
Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về mạch máu

Các biến chứng có thể gặp phải, bao gồm:

Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vẩy nến

Để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến
Bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa thường có vòng eo lớn
  • Kiểm tra chu vi vòng 2: Bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa thường có vòng eo trên 89cm (đối với nữ giới) và 102cm (đối với nam giới).
  • Kiểm tra nồng độ chất béo cao
  • Kiểm tra nồng độ cholesterol
  • Đo huyết áp
  • Tăng đường huyết lúc đói

Phòng ngừa hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vẩy nến

Hội chứng chuyển hóa có thể gây ra những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, do đó cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Giảm cân

Giảm từ 7 – 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Để giảm cân khoa học, cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý. Trong trường hợp khó khăn khi giảm cân, bác sĩ có thể kê toa thuốc hỗ trợ hoặc thực hiện phẫu thuật.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Tăng hoạt động thể chất giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân vẩy nến nên tập thể dục ít nhất 30 phút để ngăn chặn các biến chứng của hội chứng chuyển hóa.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường và nồng độ cholesterol trong máu. Do đó việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều rất cần thiết với bệnh nhân vẩy nến mắc hội chứng chuyển hóa.

hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp kiểm soát các biến chứng của hội chứng chuyển hóa

Nên tập trung bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên chất,… Đồng thời hạn chế đường, muối, rượu và chất béo.

Hy vọng qua thông tin về hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vẩy nến, bạn đọc đã có hình dung cụ thể về vấn đề này. Trong trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng này, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Bệnh vảy phấn hồng gibert: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn hồng gibert là dạng bệnh cấp tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các của các tổn...

Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị

Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do...

Thuốc sinh học Secukinumab và thông tin cần biết

Thuốc sinh học Secukinumab và thông tin cần biết

Thuốc sinh học Secukinumab được sử dụng với dạng tiêm, điều trị tình trạng vảy nến thể trung bình hoặc...

Một số món ăn tốt cho người bệnh vảy nến là canh khổ qua, canh rau má, chè đậu xanh, canh bí đao,...

Lưu ngay 7 món ăn cho người bị vảy nến cực tốt nên thử

Bệnh vảy nến là một dạng bệnh da liễu mãn tính. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng...

Vẩy nến thể mủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Vẩy nến thể mủ là một dạng của bệnh vẩy nến nhưng không thường gặp (chỉ chiếm 3% trong tổng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *