Vì sao người cao tuổi hay bị mất ngủ? Cách khắc phục

Theo thống kê của giới Y học, người già là một trong những đối tượng dễ bị mất ngủ nhất hiện nay. Trên thực tế, con số này đang không ngừng gia tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm, chính vì thế mà gây ra không ít sự hoang mang ở những đối tượng khi mắc phải. Vậy, vì sao người cao tuổi hay bị mất ngủ, nguyên nhân từ đâu và nên có những biện pháp hữu hiệu nào để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc gỡ rối vấn đề này.

người cao tuổi bị mất ngủ
Vì sao người cao tuổi, người già dễ bị mất ngủ? Cần có những biện pháp nào khắc phục hiệu quả tình trạng này?

Lý giải vì sao người cao tuổi hay bị mất ngủ?

Giấc ngủ đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống con người. Một giấc ngủ tròn giấc, ngủ sâu giúp cơ thể dung nạp một nguồn năng lượng mới để hoạt động cho một ngày. Tuy nhiên, hiện nay không ít người đang bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon, hay trằn trọc và có cảm giác uể oải, mệt mỏi khi thức dậy. Tình trạng mất ngủ có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng người già luôn chiếm đa số.

Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ thuộc Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, hiện có đến 50% người cao tuổi đang gặp vấn đề về giấc ngủ, bao gồm ngủ không sâu giấc, dễ mơ, hay bị đánh thức bởi những tiếng ồn nhỏ và khó duy trì giấc ngủ. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mất ngủ nhiều hơn nam giới. Có khoảng 31 – 38% đối tượng trong độ tuổi 18 – 64% mất ngủ, so với tỷ lệ này thì đối tượng trong độ tuổi từ 65 – 79 là 45%.

Theo các chuyên gia, thời gian ngủ trung bình của một người bình thường là 7 – 8 tiếng, người cao tuổi thì một đêm khoảng 5 – 6 tiếng. Khi già đi, chu kỳ ngủ bình thường trở nên ngắn hơn và chất lượng của một giấc ngủ ít sâu hơn.

bệnh mất ngủ ở người cao tuổi
Khi già đi, chu kỳ ngủ bình thường trở nên ngắn hơn và chất lượng của một giấc ngủ ít sâu hơn

Mất ngủ ở người già có thể nguyên phát hoặc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Tuổi tác: Là một trong những nguyên nhân điển hình gây khó ngủ. Như vừa mới đề cập, khi về già, thời gian ngủ thường bị rút ngắn. Bởi khi chuyển ra giai đoạn trung niên, nội tiết tố của cơ thể sẽ bị thay đổi và dễ rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, tuổi trung niên là quãng thời gian căng thẳng tâm lý, lo lắng nhiều vấn đề hơn trong đời sống hằng ngày, con cái, người thân, công việc.
  • Chức năng cơ thể suy giảm: Tuổi tác thường ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể. Khi càng già thì hệ thống cơ quan trong cơ thể dần trở nên suy yếu và hoạt động kém đi, đặc biệt là chức năng thần kinh. Gặp người già nhớ kém, thiếu minh mẫn, hay quên trước quên sau là trường hợp mà ai cũng từng gặp phải. Sau độ tuổi 25, dù tế bào thần kinh đã được hoàn thiện nhưng mỗi ngày có đến 3000 tế bào nơ-ron bị phá hủy, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Do bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Đau nhức xương khớp, đau dạ dày, thận yếu, đau ngực là những triệu chứng điển hình có thể gây đau lúc nửa đêm và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi đó, người già khó có thể quay trở lại giấc ngủ, thậm chí gây tỉnh giấc.
  • Do mắc bệnh lý tâm thần kinh: Trầm cảm là một trong những bệnh lý điển hình liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Khi mắc phải, người bệnh thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc ngủ không được sâu giấc và dễ bị đánh thức bởi những kích động nhỏ. Bên cạnh đó, các rối loạn tâm thần khác cũng có khả năng gây mất ngủ gây âu lo quá mức và sa sút trí tuệ.
  • Chế độ ăn uống không điều độ: Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thiếu khoa học không chỉ làm ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng cả tinh thần. Và đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của người cao tuổi. Việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều lượng thức ăn hay uống quá nhiều nước, đồ uống có cồn, chất kích thích có khả năng cao làm cản trở đến chu kỳ ngủ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, điển hình là chứng gây buồn ngủ, khiến người cao tuổi ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ như: thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc điều trị bệnh thần kinh, bệnh trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc chẹn beta giao cảm,…
  • Yếu tố từ môi trường: Một môi trường sạch sẽ, trong lành sẽ mang lại một chất lượng cuộc sống cao, nâng cao thể chất lẫn tinh thần, lúc đó có thể hình thành một giấc ngủ ngon. Ngược lại, một môi trường chật chội, ngột ngạt, ồn ào có thể ảnh hưởng trực tiếp giấc ngủ của người già.
bệnh mất ngủ ở người cao tuổi
Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc cơ thể đang mắc bệnh lý mãn tính

Tác hại của tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi

Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, có đến 44% người cao tuổi bị mất ngủ kéo dài đang có nguy cơ phát sinh bệnh trầm cảm sau 6 tháng sau đó. Trên thực tế, con số này đang không ngừng gia tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Một số nhận định khác còn cho biết nhiều hệ lụy khác của bệnh mất ngủ ở người cao tuổi. Bởi chứng mất ngủ còn có quan hệ với nhiều bệnh lý khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, thể chất và chất lượng cuộc sống. Điển hình là mất ngủ có quan hệ với chứng rối loạn tâm lý và gia tăng nguy cơ tự tử.

Bên cạnh đó, người cao tuổi bị mất ngủ có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch cao do tình trạng thiếu ngủ khiến đường huyết tăng cao, áp lực dồn lên thành mạch máu. Hơn nữa, mất ngủ còn gây suy giảm trí nhớ và gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – một trong những hội chứng nguy hiểm mà người cao tuổi dễ mắc phải.

tác hại của việc thiếu ngủ ở người già
Người cao tuổi bị mất ngủ có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch cao do tình trạng thiếu ngủ

Những biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ hiệu quả tại nhà

Tuy bệnh mất ngủ ở người cao tuổi có diễn biến tương đối phức tạp nhưng dễ điều trị. Về nguyên tắc, điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây bệnh. Chính vì vậy, trước khi đưa ra những phương án điều trị, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Với nền y học ngày càng phát triển, bệnh mất ngủ ở người cao tuổi có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng nhiều phương pháp khác nhau như: dùng thuốc ngủ, thuốc an thần, tận dụng các loại thảo dược có trong tự nhiên, điều chỉnh đồng hồ sinh học, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể hơn:

1. Dùng thuốc Tây y chữa mất ngủ cho người cao tuổi

Đối với một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc ngủ hoặc thuốc an thần để điều trị bệnh mất ngủ. Một số loại thuốc mà bác sĩ thường kê đơn như:

  • Thuốc ngủ: Một số loại thuốc ngủ được sử dụng phổ biến hiện nay là Phenobacbital, Zolpidem,… Nhóm thuốc này phù hợp cho các đối tượng bị mất ngủ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một lộ trình sử dụng thuốc không kéo dài quá 3 ngày;
  • Thuốc bình thần: Nhóm thuốc này có tác dụng gây buồn ngủ gần như lập tức sau khi sử dụng. Chính vì công dụng gây ngủ nhanh chóng nên bác sĩ chỉ kê đơn sử dụng từ 1 – 3 ngày. Đồng thời, người bệnh có thể đối diện với một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Một số loại thuốc bình thần thông dụng như: Clonazepam, Diazepam, Rotunda,…;
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường được bác sĩ kê đơn như: Clomipramine, Mirtazapine,… Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin trong não, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giúp người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ,… Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng gây ngủ ngay lập tức mà chỉ thấy rõ hiệu quả sau 3 – 4 tuần sử dụng;
  • Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc nhóm kháng histamin cũng được bác sĩ kê thêm để điều trị bệnh mất ngủ ở người già do bị dị ứng, ngứa ngáy hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh da liễu ngoài da;
  • Thuốc an thần kinh mới: Đa phần, thuốc an thần kinh mới thường có tác dụng gây buồn ngủ mạnh nên thích hợp sử dụng cho các đối tượng bị mất ngủ kinh niên, trầm cảm, hay âu lo. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn có khả năng kích thích vị giác và giúp người già ăn ngon miệng hơn. Do đó, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để tránh tình trạng tăng cân. Một số loại thuốc an thần kinh mới thường được kê đơn là Amisulpride và Olanzapine.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa thường không kê thuốc trị mất ngủ cho người cao tuổi độc vị 1 loại thuốc mà sẽ được phối hợp 2 – 3 nhóm thuốc khác nhau để gia tăng công dụng. Khi kết thúc lộ trình sử dụng, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe thêm vài lần và gia giảm lượng thuốc nếu cần thiết.

dùng thuốc Tây y chữa bệnh mất ngủ cho người cao tuổi
Người cao tuổi dùng thuốc Tây y trị mất ngủ cần tuân thủ mọi nguyên tắc sử dụng thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn

Tuy nhiên, người cao tuổi cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y trị mất ngủ. Bởi một số loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoa mắt, giảm thị lực,… Do đó, cần thận trọng hơn trong việc vận hành máy móc, leo xuống cầu thang bộ, điều khiển phương tiện giao thông,…

Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được phép.

2. Trị mất ngủ cho người cao tuổi bằng các loại thảo dược

Dùng trà thảo dược trị bệnh mất ngủ cũng chính là liệu pháp hữu hiệu được phần đông người cao tuổi áp dụng rộng rãi. Hầu như các loại thảo dược trong tự nhiên đều mang bản chất lành tính, an toàn và gần như không để lại tác phụ dụng ngoài mong muốn.

Một số loại trà thảo dược không chỉ có tác dụng điều trị chứng mất ngủ mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian điển hình:

  • Bài thuốc từ tim sen trị bệnh mất ngủ cho người già: Tim sen hay tâm sen là loại dược liệu có vị đắng, tính mát, có tác dụng an thần, thanh tâm và giải độc. Tim sen được ứng dụng trong một số bài thuốc trị đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, chứng hồi hộp và cả bệnh mất ngủ ở người già. Mỗi lần sử dụng một ít tim sen để hãm cùng với nước sôi, sau đó gạn lấy phần nước để dùng;
  • Tận dụng cây lạc tiên để cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi: Nếu nhắc đến các loại thảo dược thiên nhiên trị bệnh mất ngủ cho người già hiệu quả thì không thể không nhắc đến cây lạc tiên. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như chùm bao, cây nhãn lòng. Người già có thể hái ngọn và lá non để nấu canh ăn hoặc dùng phần thân và lá đã khô để nấu nước uống mỗi ngày;
  • Dùng nụ hoa tam thất trị mất ngủ cho người già: Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, trong nụ hoa tam thất chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng an thần, ổn định thần kinh và giảm sự căng thẳng. Người già bị mất ngủ có thể sử dụng loại trà từ thảo dược này để cải thiện bệnh lý. Bằng cách đem 3 – 4 nụ hoa tam thất hãm cùng với một lượng nước sôi vừa đủ khoảng 7 – 10 phút rồi gạn lấy phần nước để uống thay cho nước trà;
  • Người già nên dùng sữa tươi ấm và mật ong mỗi ngày để ngủ ngon hơn: Dùng một cốc sữa tươi ấm hòa thêm một ít mật ong trước khi đi ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp người già ngủ ngon hơn. Bởi trong sữa chứa nhiều hàm lượng vitamin và canxi có tác dụng tăng cường serotonin trong cơ thể, giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học về lại trạng thái ban đầu. Trong khi đó, thành phần hoạt chất trong mật ong có tác dụng kích thích não bộ sản sinh acid amin tryptophan và mang lại cảm giác dễ chịu khi ngủ.
phương pháp trị mất ngủ cho người già
Tận dụng một số thảo dược có sẵn trong tự nhiên để điều chế thành loại đồ uống giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

LƯU Ý: Các thảo dược kể trên chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ dạng nhẹ. Việc áp dụng sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, thay vì sử dụng các dược liệu theo cảm tính, đông đảo người bệnh lựa chọn các bài thuốc Y học cổ truyền nguồn gốc thảo dược kết hợp nhiều dược liệu mang lại hiệu quả cao và an toàn.

3. Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ

Đa phần, tình trạng đi ngủ thiếu khoa học dần trở thành thói quen xấu dẫn đến mất ngủ. Để cải thiện tình trạng này, người cao tuổi cần điều chỉnh thời gian sinh học của bản thân sao cho phù hợp. Một số vấn đề cần lưu ý:

  • Hình thành thói quen đi ngủ và thức giấc cùng một thời điểm trong ngày. Tốt nhất nên lên giường đi ngủ trong khoảng thời gian từ 9 – 10 giờ tối mỗi ngày và thức dậy vào 6 giờ sáng ngày hôm sau;
  • Cần “vệ sinh” giấc ngủ trước đi ngủ, bằng cách không nên “mang” nhiều suy nghĩ, trăn trở, âu lo hay áp lực lên giường. Điều này sẽ khiến người cao tuổi thêm phần căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ hơn;
  • Tránh làm việc quá nặng nhọc, ăn quá nhiều hay sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Những vấn đề này có thể gây cản trở đến chu kỳ ngủ;
  • Cải thiện không gian ngủ sao cho không quá nóng hoặc quá lạnh. Tốt nhất nên điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với thời tiết. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số loại đèn ngủ sao cho ánh sáng từ đèn không quá sáng nhưng vẫn đảm bảo cho người cao tuổi dễ ngủ và có một giấc ngủ ngon;
  • Trang bị một số vật dụng cần thiết trên giường để nâng cao chất lượng giấc ngủ như: gối ngủ, gối ôm, gối kê chân, chăn, nệm,…;
  • Hạn chế ngủ quá nhiều vào buổi trưa. Theo các chuyên gia, người già nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ là đủ. Nếu ngủ trưa quá nhiều có thể gây khó ngủ vào buổi tối;
  • Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể trò chuyện với người thân của mình về những vấn đề trong đời sống. Điều này không chỉ giúp giải tỏa nỗi trắc trở mà còn giúp lòng thêm nhẹ.
biện pháp cải thiện bệnh mất ngủ ở người cao tuổi
Người cao tuổi nên hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ và thức dậy vào cùng thời điểm trong ngày

5. Ngồi thiền: Liệu pháp giúp cải thiện mất ngủ cho người già hiệu quả

Ngồi thiền hay thiền định là một trong những giải pháp chữa mất ngủ hữu hiệu cho người cao tuổi. Hiện nay, liệu pháp này đang được phần đông người bệnh áp dụng để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bộ môn ngồi thiền không chỉ giúp người cao tuổi có một giấc ngủ ngon hay dễ đi vào giấc ngủ mà còn mang lại nhiều công dụng khác, như:

  • Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, tăng độ tập trung;
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi;
  • Nâng cao sức khỏe thể chất;
  • Chống trầm cảm;
  • Giảm đau;
  • Cải thiện và điều hòa tâm trạng;
  • Ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa;
  • Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa…
biện pháp điều trị chứng mất ngủ ở người già
Ngồi thiền là liệu pháp trị mất ngủ ở người cao tuổi tự nhiên giúp mang lại một giấc ngủ sâu, không bị đánh thức bởi những tác động nhỏ

Ngoài việc bộ môn ngồi thiền, người cao tuổi cũng có thể tham gia các bộ môn thể dục thể thao khác phù hợp với tình trạng sức khỏe đang mắc phải như: tập dưỡng sinh, tập yoga, đi bộ, đạp xe đạp,… Tuy nhiên, trong khoảng thời gian mắc bệnh, người già cần tránh tập luyện hay vận động quá mạnh, điều này có thể khiến hệ thần kinh bị hưng phấn quá mất dẫn đến gây khó ngủ.

6. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống điều độ và lối sinh hoạt lành mạnh cũng chính là vấn đề đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều trị bệnh mất ngủ. Một số vấn đề mà người cao tuổi cần lưu ý như:

  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng chính là giải pháp giúp người già có một giấc ngủ ngon. Bởi nước ấm có tác dụng làm tăng thân nhiệt, kích thích sự lưu thông tuần hoàn máu lên não và xoa dịu trạng thái căng thẳng của hệ thần kinh. Từ đó mang lại một cảm giác dễ chịu trước khi đi ngủ;
  • Ngâm chân cùng với nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ cũng là một giải pháp điều trị chứng mất ngủ ở người cao tuổi. Để gia tăng công dụng, có thể thêm một ít thảo dược hoặc tinh dầu để tạo mùi thơm dễ chịu và kết hợp với việc massage nhẹ nhàng;
  • Tuyệt đối không nên ăn quá no hoặc ăn nhiều ngay sát giờ đi ngủ. Điều này có thể khiến người già bị mất ngủ bởi bụng đầy, bụng chướng và có cảm giác mệt mỏi;
  • Không nên uống quá nhiều nước, đặc biệt là bia, rượu, cà phê, trà đặc vào buổi tối để tránh tình trạng phải thức nhiều lần về đêm để đi tiểu;
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng từ rau xanh, trái cây tươi, sữa hay các chế phẩm từ sữa, nước ép hoa quả, một số loại thịt để nâng cao sức khỏe thể chất.
biện pháp phòng ngừa chứng mất ngủ ở người cao tuổi
Người cao tuổi không nên ăn quá no hoặc ăn nhiều thực phẩm khó tiêu trước giờ đi ngủ

Người cao tuổi bị mất ngủ khi nào nên tìm gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục trong nhiều ngày liền, người cao tuổi nên chủ động sắp xếp thời gian để tìm gặp bác sĩ hoặc nhà tâm lý học để chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ. Từ đó, bác sĩ sẽ đề ra một số phác đồ điều trị phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý đang mắc phải.

Tìm gặp bác sĩ khi nếu gặp phải các triệu chứng sau:

  • Mất ngủ trong nhiều ngày liền hoặc khó đi vào giấc ngủ;
  • Không ngủ được nguyên đêm hoặc hay trằn trọc, tỉnh dậy nhiều lần;
  • Dễ thức giấc bởi những tác động nhỏ;
  • Trằn trọc đến gần sáng mới có thể chợp mắt được;
  • Thức dậy vào ban đêm và khó có thể quay trở lại giấc ngủ;
  • Gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ;
  • Ngủ dậy sớm và có cảm giác mệt mỏi, uể oải;
  • Hay quên trước quên sau, suy giảm trí nhớ, sức khỏe giảm sút.
người cao tuổi bị mất ngủ - khi nào nên thăm khám?
Người cao tuổi bị mất ngủ kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm cần tìm gặp bác sĩ hoặc nhà tâm lý học để được can thiệp sớm

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi. Từ đó, giúp bạn xác định rõ nguyên nhân gây mất ngủ và có những hướng điều trị tích cực nhằm mang lại một giấc ngủ chất lượng. Bên cạnh đó, nếu có dấu hiệu mất ngủ, người cao tuổi nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Có thể bạn quan tâm:

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

3 Cách trị mất ngủ bằng lá đinh lăng áp dụng 2-3 lần là khỏi

Tình trạng mất ngủ dần được cải thiện nếu bạn biết đến bài thuốc từ lá đinh lăng. Đây là...

Ngâm chân trị mất ngủ – Ai nên áp dụng và lưu ý

Ngâm chân với nước ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là giải pháp giúp cải thiện chứng...

Hiệu quả chữa mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang dưới góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Hiệu quả chữa mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang dưới góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Định tâm An thần thang là bài thuốc Đông y đặc trị mất ngủ nổi danh của Trung tâm Thuốc...

Mất ngủ mãn tính là gì? Giải pháp điều trị tốt nhất

Mất ngủ mãn tính thể hiện cho tình trạng bệnh nhân ngủ không sâu giấc hoặc khó ngủ trên ba...

Hoa hòe chữa mất ngủ hiệu quả – Nhưng dùng cần lưu ý

Không phải ngẫu nhiên mà cách chữa bệnh mất ngủ bằng hoa hòe lại được nhiều người biết đến và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *