Thuốc Diazepam là thuốc gì?

Thuốc Diazepam được chỉ định để điều trị các triệu chứng mất cân bằng não bộ, gây ra lo lắng, mất ngủ, điều trị động kinh. Ngoài ra thuốc Diazepam được dùng để điều trị cho các đối tượng nghiện rượu.

NÊN ĐỌC: Nghệ sĩ Hương Dung CHIA SẺ cách chữa khỏi mất ngủ kinh niên tìm lại giấc ngủ ngon từ thảo dược

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
Thông tin về thuốc Diazepam: Công dụng, chống chỉ định và liều lượng
  • Tên hoạt chất: Diazepam
  • Tên thương hiệu: Valium, Diazepam General Drugs House, Pyme Sezipam,…
  • Phân nhóm: Thuốc hướng tâm thần
  • Dạng bào chế: Viên nén, dung dịch lỏng, thuốc tiêm

I. Những thông tin về thuốc Diazepam

1. Công dụng

Thuốc Diazepam được chỉ định để điều trị:

  • Mất cân bằng não bộ, gây ra lo lắng, suy nghĩ nhiều
  • Cai rượu cho các đối tượng nghiên rượu
  • Co giật
  • Co thắt cơ bắp, xương: viêm cơ, khớp do chấn thương
  • Điều trị động kinh: làm dịu não bộ và dây thần kinh
  • Điều trị rối loạn thần kinh vận động

2. Thành phần

Thành phần chính trong thuốc Diazepam là hoạt chất Diazepam và tá dược vừa đủ 1 viên.

3. Chống chỉ định

Thuốc Diazepam chống chỉ định với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, hoặc một số đối tượng thuộc các trường hợp như:

  • Suy nhược cơ thể
  • Yếu cơ
  • Rối loạn chức năng gan nặng
  • Mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng về hô hấp
  • Bệnh tăng nhãn áp gốc hẹp
  • Khó thở nghiêm trọng

Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc Diazepam nhưng không thuộc vào các trường hợp bên trên, tốt nhất nên hỏi ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi có ý định sử dụng thuốc, tránh gặp phải các trường hợp thương tiếc.

Cung cấp cho bác sĩ điều trị biết đầy đủ thông tin về bệnh tình đang mắc phải

4. Dược lý, cơ chế hoạt động

Sau khi uống, Diazepam được hấp thụ hoàn toàn và nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Nồng độ huyết tương đạt được là 1 – 1, 5 giờ.

Diazepam bị khử bởi CYP3A4 và 2C19 thành chất chuyển hóa N-desmethyldiazepam, được hydroxyl chuyển hóa bởi CYP3A4 thành chất chuyển hóa temazepam. Desmethyldiazepam và temazepam đều được chuyển hóa thành oxazepam.

Diazepam được bài tiết chủ yếu qua đường nước tiểu và thời gian bán hủy từ 2 – 5 ngày, bởi Diazepam có thời gian bán hủy hai pha với giai đoạn phân phối nhanh, và giai đoạn loại bỏ đầu cuối kéo dài 1 – 2 ngày. Thời gian bán hủy trong huyết của sẽ bị kéo dài ở trẻ sơ sinh, người già và người mắc bệnh lý về thận và gan.

5. Dạng bào chế

Thuốc Diazepam có những dạng bào chế tương ứng với các hàm lượng sau:

  • Dạng viên nén: 2 mg, 5 mg, 10 mg.
  • Dạng dung dịch, thuốc tiêm: Diazepam 5 mg/ ml, Diazepam 10 mg/ 2 ml.

6. Cách dùng

Sử dụng thuốc Diazepam theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả như mong muốn. Bệnh nhân không được lạm dụng thuốc Diazepam, có thể gây nghiện, quá liều và dẫn đến tử vong.

Cách dùng thuốc Diazepam:

  • Đối với viên nén, bệnh nhân cần uống nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc diễn ra tốt hơn.
  • Đối với dung dịch lỏng, bệnh nhân nên sử dụng dụng cụ hoặc muỗng đo lường, không sử dụng muỗng ăn hàng ngày, bởi không đem lại sự chính xác khi sử dụng thuốc.
  • Dùng thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được.
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 4 tháng.

XEM THÊM: Bài thuốc bí truyền CHẤM DỨT mất ngủ kinh niên không nhờn thuốc, không nghiện thuốc [Bí quyết ngủ ngon tới sáng]

7. Liều lượng

Tùy vào từng độ tuổi, cân nặng sẽ có các liều lượng sử dụng khác nhau, bạn đọc cần lưu ý:

* LIỀU DÙNG CHO NGƯỜI LỚN

Liều dùng điều trị an thần

  • Viên nén: Sử dụng 2 – 4 lần một ngày với liều lượng từ 2 – 10 mg/ lần.
  • Thuốc tiêm: Dùng 2 – 5 mg/ lần hoặc 5 – 10 mg/ lần, có thể dùng liều tiếp theo sau 3 – 4 giờ.

Liều dùng điều trị hội chứng cai rượu

  • Viên nén: Liều khởi đầu dùng 10 mg/ lần, dùng 3 – 4 lần trong 2 giờ. Liều tiếp theo uống 5 mg/ lần, sử dụng 3 – 4 lần/ ngày nếu cần thiết.
  • Thuốc tiêm: Sử dụng 5 – 10 mg/ lần, có thể dùng liều tiếp theo sau 3 – 4 giờ.

Liều dùng điều trị co thắt cơ bắp

  • Viên nén: Uống 2 – 10 mg/ lầm, sử dụng 3 – 4 lần/ ngày.
  • Thuốc tiêm: Uống 5 – 10 mg/ lần, có thể dùng liều tiếp theo sau 3 – 4 giờ.

Liều dùng điều trị co giật

  • Viên nén: Uống 2 – 10 mg/ lần, sử dụng 2 – 4 lần/ ngày.

Liều dùng điều trị động kinh

  • Thuốc tiêm: Liều khởi đầu dùng 5 – 10 mg.
* LIỀU DÙNG CHO TRẺ EM

Liều dùng điều trị co thắt cơ bắp

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Dùng 0,1 – 0,3 mg/ kg/ lần tiềm trong thời gian từ 3 – 5 phút. Liều tối đa là 2 mg/ lần, khoảng cách của hai liều từ 15 – 30 phút.
  • Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi và trẻ nhỏ: Dùng 0,1 – 0,3 mg/ kg/ lần tiềm trong thời gian từ 3 – 5 phút. Liều tối đa là 10 mg/ lần, khoảng cách giữa hai liều là 5 – 10 phút.

Liều dùng điều trị động kinh (cho trẻ em từ 1 – 12 tuổi)

  • Viên nén: Sử dụng 0,12 – 0,8 mg/ kg/ ngày, chia làm nhiều liều uống, khoảng cách sử dụng liều tiếp theo từ 6 – 8 giờ.
  • Thuốc tiêm: Sử dụng 0,04 – 0,3 mg/ kg trong khoảng thời gian từ 2 – 4 giờ, nếu cần thiết có thể dùng tối đa 0,6 mg/ kg trong 8 giờ.

8. Bảo quản thuốc

Thuốc được bảo quản trong hộp kín, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc cần được cất giữ ở vị trí tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bệnh nhân không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng, và cần có cách xử lý hợp lý. Không được tự ý vứt thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh khi chưa có chỉ đinh, tốt nhân bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Diazepam

1. Thận trọng

Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Diazepam:

  • Không sử dụng thuốc cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Thuốc chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, không được sử dụng quá 4 tháng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Diazepam cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Người lớn tuổi sử dụng thuốc Diazepam để điều trị bệnh thận trọng trong việc lên xuống cầu thang bộ.
  • Thuốc có tác dụng gây buồn ngủ, thận trọng trong việc điều khiển xe máy, vận hành máy móc.
  • Thuốc khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, thuốc có thể gây hại đến thai kỳ hoặc ảnh hưởng đến trẻ qua con đường cho bú.
Thận trọng khi lái xe bởi thuốc Diazepam có thể gây buồn ngủ

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Diazepam, bệnh nhân thường hay lo lắng về vấn đề tác dụng phụ của thuốc. Không phải bệnh nhân nào cũng mắc phải, nếu mắc phải thì tác dụng phụ thường gặp sẽ biến mất sau mấy ngày điều trị tiếp theo, bệnh nhân cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan với sức khỏe của bản thân mình.

Các tác dụng phụ thường gặp phải như:

  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Mờ mắt

Ngoài ra, tác dụng phụ còn có các biểu hiện nghiêm trọng, bệnh nhân cần báo cáo ngay với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ chuyên môn để được hỗ trợ khi gặp phải các triệu chứng như:

  • Ớn lạnh, run lẩy bẩy
  • Vàng da
  • Thay đổi tâm trạng: trí nhớ kém, kích động, ảo giác, trầm cảm, bồn chồn,…
  • Cơ yếu
  • Khó nói, khó di chuyển
  • Khó tiểu
  • Viêm không không hết
  • Phát dan da
  • Ngứa, sưng mặt, lưỡi, cổ họng

THAM KHẢO: Kinh nghiệm KHỎI mất ngủ, HẾT đau bao tử nhờ bài thuốc Nam bí truyền

3. Tương tác thuốc

Thuốc Diazepam có thể tương tác với thuốc:

  • Clozapine
  • Fluvoxamine
  • Orlistat
  • Natri oxybate

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thận trọng trong việc điều trị bệnh bằng thuốc Diazepam đồng thời với các loại thuốc khác. Việc sử dụng thuốc kết hợp như vậy không chỉ phản tác dụng của thuốc mà còn làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ khi đang sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Opioid
  • Thuốc trị ho: Codein, Hydrocodone
  • Thuốc kháng histamine: Cetirizine, Diphenhydramine
  • Alprazolam
  • Lorazepam
  • Zolpidem
  • Rượu, cần sa
Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Diazepam với các loại thuốc khác

4. Cách xử lý khi quên liều và quá liều

Xử lý khi quên liều

Để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi, tốt nhất bệnh nhân không được bỏ lỡ một liều nào. Gặp phải trường hợp quên liều, bệnh nhân cần dùng ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời gian sử dụng liều tiếp theo sắp đến, bệnh nhân cần bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc như lộ trình, không được tự ý sử dụng gấp đôi liều để bù vào liều quên.

Xử lý khi quá liều

Sử dụng thuốc quá liều thường gặp phải các triệu chứng như: thở chậm. thở nông, ngất xỉu, mất ý thức, buồn ngủ nghiêm trọng, phản xạ chậm,… cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

5. Thuốc Diazepam được bán với giá bao nhiêu?

Bạn đọc có thể tìm mua thuốc Diazepam tại các của hàng thuốc Tây, các cơ sở khám chữa bệnh với giá tham khảo là 450.000 đồng/ hộp x 5 vỉ x 10 viên.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về thuốc Diazepam. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chưa qua kiểm duyệt của giới chuyên môn. Vì vậy, bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc vui lòng tham khảo ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định, có thể dẫn đến một số hậu quả đáng tiếc khác.

Để tránh tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe và tình trạng nhờn thuốc, nghiện thuốc từ các loại thuốc hướng thần, an thần gây ngủ như Diazepam, đa số người bệnh lựa chọn thuốc Y học cổ truyền để điều trị mất ngủ, tìm lại giấc ngủ tự nhiên, an toàn, không tác dụng phụ.

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang bí quyết ngủ ngon tự nhiên, không tác dụng phụ [Giải pháp thay thế thuốc ngủ]

Với mong muốn mang đến cho người bệnh giải pháp điều trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hiệu quả, an toàn, không nhờn thuốc, không lệ thuộc thuốc, đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc Định Tâm An Thần Thang. Bài thuốc kết hợp hơn 30 vị thuốc, kế thừa hàng chục bài thuốc cổ truyền, nổi tiếng nhất là Quy tỳ thang của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, phương thuốc và cây thuốc ngủ của người Tày bản địa.

Để bài thuốc mang lại hiệu quả cao và phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện nay, đội ngũ bác sĩ tiến hành đề tài khoa học với nhiều cuộc nghiên cứu, thử nghiệm chuyên sâu, bài bản vận dụng kiến thức về giấc ngủ sinh học của Y học hiện đại. Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được hoàn thiện và trở thành giải pháp điều trị mất ngủ hoàn chỉnh được VTV2 đưa tin, đông đảo người bệnh tin dùng và ngủ ngon giấc.

Nguồn gốc bài thuốc Định Tâm An Thần Thang
Nguồn gốc bài thuốc Định Tâm An Thần Thang

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang có công thức thuốc ĐỘC QUYỀN kết hợp 2 nhóm thuốc tương đương 2 phép trị cơ bản của Y học cổ truyền gồm:

  • NHÓM THUỐC TRỪ TÀ: Đây là nhóm thuốc có tác dụng điều trị, khu phong, trừ tà, giải độc, loại bỏ căn nguyên gây mất ngủ là các yếu tố gây rối loạn giấc ngủ, tăng cường chức năng tạng phủ, dưỡng tâm, an thần, bảo hộ tim mạch, chữa lành các tổn thương thần kinh, ổn định huyết áp. Từ đó, nhóm thuốc loại bỏ tình trạng hồi hộp, lo âu, căng thẳng, đau đầu… để dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • NHÓM THUỐC PHỤC CHÍNH: Là nhóm thuốc bổ (BỔ TỲ HOÀN, BỔ THẬN HOÀN) với công dụng bổ can, thận, kiện tỳ, bổ khí huyết, dưỡng huyết, hoạt huyết, hành khí, dưỡng não, tăng cường thể trạng toàn diện giúp người bệnh ăn ngon miệng, ngủ ngon và sâu giấc, cơ thể khỏe mạnh, thư thái.

XEM NGAY: Định tâm an thần thang – Bài thuốc chữa mất ngủ được ví là “thần dược” của người Việt

Công thức thuốc Định tâm An thần thang
Người bệnh đạt được hiệu quả sau 1 liệu trình sử dụng thuốc

Sự kết hợp này mang lại tác động ĐA CHIỀU tác động sâu rộng vào căn nguyên gây mất ngủ vừa điều trị vừa bồi bổ tạo ra cơ chế ĐA VÒNG mang lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên khi thể trạng khỏe mạnh và tinh thần thư thái, không nhờn thuốc, không nghiện thuốc.

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang phối chế hơn 30 vị thuốc Nam tỷ lệ vàng theo nguyên tắc Y học cổ truyền. Các vị thuốc có tác dụng chính như Củ bình vôi, phục thần, viễn chí, dạ giao đằng, toan táo nhân, đại táo, liên nhục, long nhãn, lạc tiên… cùng nhiều cây thuốc ngủ là bí dược của người Tày bản địa lần đầu tiên được phát hiện và ứng dụng.

CAM KẾT tính an toàn, không tác dụng phụ trong từng thang thuốc Định Tâm An Thần Thang gửi đến người bệnh, Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 80% dược liệu do Trung tâm Dược liệu Vietfarm cung ứng, 20% dược liệu là cây thuốc hiếm được khai thác từ rừng tự nhiên và nhập khẩu chính ngạch.

Vườn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 giới thiệu
Vườn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 giới thiệu

Mỗi năm Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp nhận và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình… bằng bài thuốc Định Tâm An Thần Thang gia giảm. 95% bệnh nhân ngủ ngon giấc tự nhiên sau 2-3 tháng dùng thuốc, số còn lại cần nhiều thời gian hơn. 

Với ưu điểm về hiệu quả và an toàn, bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin, đông đảo người bệnh tin dùng và phản hồi tốt.

Xem chi tiết: Hiệu quả chữa mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang dưới góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Bài thuốc chữa mất ngủ Định Tâm An Thần Thang được kê đơn và gia giảm các vị thuốc thông qua thăm khám và tư vấn điều trị bởi bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh liên hệ với Trung tâm ngay hôm nay để được đội ngũ bác sĩ đầu ngành tư vấn chi tiết.

GỌI NGAY HOTLINE 0979 509 155 HOẶC NHẮN TIN CHIA SẺ TRỰC TIẾP VỚI BÁC SĨ TẠI ĐÂY

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

Tin bài nên đọc

Bác sĩ Lệ Quyên được mệnh danh là bác sĩ chữa mất ngủ bằng Đông y giỏi và giàu kinh nghiệm nhất hiện nay, tư vấn điều trị mất ngủ trên VTV2. [Tìm hiểu ngay]

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê Thanh HoànLê Thanh Hoàn says: Trả lời

    Em hay bị rối loạn lo âu, hay duy diễn mọi chuyện phức tạp lên. Ví dụ. Khi e bị đau họng hoặc đau ở bất kỳ đâu trên cơ thể là e hay suy diễn và lo lắng mình sẽ bị bệnh gì đó hiểm nghèo mà chưa biết dẫn đến hoang mang về tư tưởng. Và nhiều vấn đề khác nữa chẳng hạn như vợ đi đâu đó lâu chưa thấy về là e lại suy diễn vợ bị làm sao hay bị ai đó lợi dụng rùi làm hại hoặc có thể ngoại tình. Mọi suy luận cứ liên tiếp diễn ra trong suy nghĩ khiến bản thân khó chịu và căng thẳng lắm. Theo Bác sĩ em có thể dùng Diazepam được không ạh.em xin cảm ơn Bác Sĩ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.