Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em mới nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em cần được tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không thực hiện đúng có thể gây ra một số tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ.

Viêm dạ dày là bệnh lý về hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay. Trong đó, đối tượng bệnh nhân là trẻ em hiện ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ở trẻ em đa số các trường hợp đều có liên quan đến vi khuẩn Hp. Một số trường hợp khác là do ảnh hưởng bởi chế độ sinh hoạt, ăn uống của trẻ không đảm bảo gây ra.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em - Cập nhật 2020
Tuân thủ phác đồ điều trị giúp trẻ em sớm chấm dứt chứng viêm dạ dày

Những tổn thương tại niêm mạc dạ dày cần được điều trị sớm. Bởi khi các vết loét ngày càng ăn sâu có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Do đó, khi nhận thấy con có biểu hiện lạ như đau bụng âm ỉ, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn ra máu,…phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt. Tuân thủ đúng phác đồ trị viêm dạ dày ở trẻ em sẽ giúp bé sớm phục hồi chức năng hệ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh những rủi ro đáng tiếc.

Diệt vi khuẩn Hp gây viêm dạ dày bằng thuốc kháng sinh

Thông qua thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em dựa trên từng trường hợp cụ thể. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định để bé sử dụng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn Hp đang gây hại bên trong dạ dày. Một số loại có thể kể đến như:

  • Amoxicillin: Công dụng của thuốc giúp ngăn cản quá trình tổng hợp, vận chuyển mucopeptid qua màng dựa trên cơ chế ức chế transpeptidase. Điều này khiến mất vách vi khuẩn, giúp tiêu diệt và loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
  • Metronidazole: Công dụng chính giúp giảm tải dạng dẫn xuất.
  • Hydroxylamin: Dưới tác dụng của thuốc kháng sinh, vi khuẩn bị tổn thương các chuỗi ADN.
  • Ngoài ra còn có Tetracyclin và Clarithromycin gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp protein của các vi khuẩn Hp, hỗ trợ vào quá trình tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
    Diệt vi khuẩn Hp gây viêm dạ dày bằng thuốc kháng sinh
    Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp gây hại cho dạ dày của trẻ nhỏ

Việc sử dụng thuốc kháng sinh là một trong những phương pháp điều trị viêm dạ dày gây nên bởi sự xâm nhập và phát triển quá mức của vi khuẩn Hp. Bố mẹ nên cho con sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em

Như đã đề cập, việc điều trị viêm dạ dày cho trẻ em cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất. Nhiều phụ huynh có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Cụ thể như phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em sẽ gồm những loại thuốc gì? Các lựa chọn được sử dụng phổ biến dưới đây mang tính tham khảo cho bạn đọc:

Phác đồ thứ 1

Phác đồ này được áp dụng để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày cho trẻ em với các loại thuốc như:

  • Amoxicillin kết hợp với Clarithromycin và PPI (Omeprazole).
  • Amoxicillin kết hợp với Metronidazole và PPI (Omeprazole).
  • Clarithromycin kết hợp với Metronidazole và PPI (Omeprazole.

Liều dùng sẽ được chỉ định dựa trên tình trạng thực tế và sức khỏe của mỗi người bệnh. Thông thường, các thuốc có liều lượng sử dụng mỗi ngày cơ bản như sau:

  • Đối với Amoxicillin: Uống mỗi ngày 2 lần, tối đa không quá 1g/ ngày, uống 50mg/kg/ngày.
  • Đối với Clarithromycin: Uống mỗi ngày 2 lần, tối đa không quá 500mg/ ngày, uống 15mg/kg/ngày.
  • Đối với PPI (Omeprazole): Uống mỗi ngày 2 lần, tối đa không quá 20mg/ ngày, uống 1mg/kg/ngày.
    Diệt vi khuẩn Hp gây viêm dạ dày bằng thuốc kháng sinh
    Dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất

Phác đồ thứ 2

Đây là sự lựa chọn thứ hai nếu bệnh nhi không áp dụng được phác đồ thứ nhất trong điều trị viêm dạ dày: Sử dụng Bismuth Subsalicylate với liều 262mg cho 4 lần mỗi ngày, kết hợp với Metronidazole và PPI (Omeprazole) theo liều lượng tương tự như phác đồ 1. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bệnh nhi dùng thêm một trong các loại thuốc sau:

  • Amoxicillin: Uống mỗi ngày 2 lần, tối đa không quá 1g/ ngày, uống 50mg/kg/ngày.
  • Clarithromycin: Uống mỗi ngày 2 lần, tối đa không quá 500mg/ ngày, uống 15mg/kg/ngày.
  • Tetracycline: Uống mỗi ngày 2 lần, tối đa không quá 500mg/ ngày, uống 15mg/kg/ngày.
  • Ranitidine Bismuth Citrat (1 viên mỗi lần uống, ngày uống 4 lần) cùng với Metronidazole và Clarithromycin.

Sau quá trình điều trị từ 4 – 6 tuần, bệnh nhi sẽ được kiểm tra mức độ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Thông qua các phương pháp chẩn đoán như test thở, urease nhanh, test phát hiện kháng nguyên trong phân hoặc mô bệnh học, nuôi cấy vi khuẩn,…Hầu hết những phương pháp này đều mang lại độ chính xác và tin cậy cao.

ĐỌC NGAY: Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu uy tín?

Một số lưu ý trong điều trị viêm loét dạ dày cho trẻ em

Viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có khả năng loại bỏ hoàn toàn bệnh, đặc biệt là tiêu diệt vi khuẩn Hp. Nhằm đạt được kết quả tốt nhất, bố mẹ nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh trường hợp kháng thuốc hoặc tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị viêm dạ dày cho trẻ em, bố mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Chọn lựa thực phẩm phù hợp với tình trạng viêm loét. Tránh để trẻ ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, sử dụng nước uống có gas, đồ ăn cay hoặc nóng.
  • Chế biến thức ăn ưu tiên các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, hầm,…Cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây và rau xanh để kích thích quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể sớm phục hồi.
    Một số lưu ý trong điều trị viêm loét dạ dày cho trẻ em
    Kết hợp điều trị và chăm sóc tốt giúp bé sớm hồi phục sức khỏe, phòng tránh nhiều rủi ro gây hại sức khỏe
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cho trẻ, tránh để trẻ ăn quá no hoặc để trẻ bị đói. Tập cho trẻ thói quen ăn đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ.
  • Chỉ nên cho bé ăn thức ăn đã được nấu chín, nước đun sôi để nguội để tránh khiến viêm loét gặp phải nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng hơn do tạp khuẩn có trong thức ăn sống gây hại.
  • Không nên để trẻ nằm ngủ, chạy nhảy vận động mạnh ngay sau khi ăn. Để bé có thời gian nghỉ ngơi và cùng bé vận động nhẹ nhàng như đi bộ,nên tập luyện sau khi ăn 20 – 30 phút để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
  • Trong quá trình điều trị nếu bố mẹ nhận thấy con có những biểu hiện lạ nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhi. Việc tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị sẽ giúp bé giảm thiểu được những nguy cơ không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe. Bố mẹ nên sớm đưa con đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy cơ thể trẻ có những dấu hiệu viêm dạ dày. Can thiệp đúng và kịp thời khi trẻ ốm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm:

Những Nhóm Thuốc Dùng Trong Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét hình thành ở lớp lót bên trong niêm mạc...

Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu tốt và lưu ý?

Khi các rắc rối về đường tiêu hóa thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của...

Công dụng các chế phẩm trong liệu trình chữa viêm dạ dày HP

[Feedback] Sơ can Bình vị tán chữa viêm dạ dày, diệt khuẩn HP có tốt không?

Viêm dạ dày HP là một trong những bệnh lý dạ dày phổ biến, rất dai dẳng và khó chữa...

Công dụng chữa đau dạ dày của khoai tây ít ai biết

Chỉ với một lượng khoai tây vừa đủ mỗi ngày, các triệu chứng co thắt dạ dày hay chứng đau...

Dùng hạt và quả đậu rồng chữa đau dạ dày cực đơn giản

Thay vì sử dụng các bài thuốc Tây y để điều trị bệnh đau dạ dày, ngày nay, người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *