Bị viêm phế quản nên ăn gì và tránh gì tốt?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch, trong khi một số loại thực phẩm khác có thể làm tình trạng viêm phế quản trở nên tồi tệ hơn. Vậy khi bị viêm phế quản, chúng ta nên và không nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Thực phẩm dành cho người bị viêm phế quản

1. Thực phẩm giàu rau xanh

Người bị viêm phế quản nên ăn gì?
Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm phế quản

Rau xanh được coi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa chủ yếu cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ hệ hô hấp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm phế quản. Nên khi bị bệnh, người bệnh cần bổ sung thêm rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày. Và để tăng cường lợi ích bảo vệ của chất chống oxy hóa, bệnh nhân nên kết hợp rau xanh và các loại trái cây nhiều màu sắc như táo, dâu, cam, rau bina, rau xanh callard, củ cải trắng,…

2. Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu protein không chỉ giúp cung cấp các acid amin tạo mô nạc cho cơ thể mà còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, chống lại tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp. Thực phẩm chứa hàm lượng protein cao chủ yếu tập trung trong thịt bò, thịt lợn, trứng, đậu phộng, đậu hũ,…

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Đối với người bệnh viêm phế quản, thực phẩm giàu vitamin C thường mang lại lợi ích nhất định trong việc điều trị bệnh. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch humoral và miễn dịch cơ thể, loại bỏ độc tố và yếu tố gây bệnh, bảo đảm an toàn cho hệ hô hấp. Khi thiếu vitamin C, biểu mô của tế bào phế quản và khí quản bị giảm xuống khiến bệnh tái phát trở lại.

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?
Bổ sung vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Theo một vài nghiên cứu, cung cấp 1000 mg mỗi ngày có thể làm giảm 23% triệu chứng cảm cúm, 50% nguy cơ cảm lạnh. Đồng thời, giúp cải thiện triệu chứng viêm phế quản. Vì thế, người bệnh nên thêm các thực phẩm chứa vitamin C như ớt xanh, bông cải xanh, giá đỗ,… vào khẩu phần ăn.

4. Thực phẩm chứa chế phẩm sinh học Probiotic

Probiotic là hệ vi sinh vật đường ruột có lợi cho hệ tiêu hóa. Mục đích của bổ sung probiotic là để tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đường ruột, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, chế phẩm sinh học này còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường và viêm phế quản. Nguồn cung cấp probiotic chủ yếu bao gồm kefir (một dạng sữa chua lên men), các sản phẩm của đậu nành, dưa muối,…

5. Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh có tác dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời, chúng còn có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp. Vì vậy, khi bị viêm phế quản, bệnh nhân có thể sử dụng các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh để cải thiện bệnh. Nguồn chất béo tốt cho cơ thể bao gồm dầu dừa, chất béo omega – 3, dầu hướng dương, dầu đậu nành,…

Người bị viêm phế quản nên tránh xa những thực phẩm nào?

Để bệnh hoàn toàn bình phục và ngăn ngừa các triệu chứng xấu đi, người bệnh hãy hạn chế tiêu thụ các mặt hàng sau:

1. Đồ uống có cồn và cafein

Đối với người viêm phế quản, ho và hắt hơi không những không gây khó chịu mà chúng còn giúp làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, khi sử dụng thức uống chứa cồn và caffein, chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương bằng cách làm chậm phản xạ của hắt hơi và ho.

Bị viêm phế quản nên kiêng ăn gì?
Không nên sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffein nếu không muốn bệnh lâu khỏi

Đồng thời, những thức uống này làm mất đi chất chống oxy hóa quan trọng có trong phổi và phế quản. Từ đó, phế quản bị tổn thương nặng khiến bệnh không những không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, chất cồn và caffein còn làm mất nước cơ thể, làm tăng khả năng điều tiết dịch nhầy khiến người bệnh khó thở.

2. Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện

Đường tinh luyện chứa hàm lượng calo cao nhưng chúng hầu như không có chất dinh dưỡng. Mặc dù thực phẩm chứa đường thường được rất nhiều người yêu thích nhưng chúng không tốt cho người bị viêm phế quản. Vì vậy, để giảm thiểu và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm có chứa đường tinh luyện. Cụ thể như bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng xốp, bánh ngọt,…

3. Sữa và những chế phẩm từ sữa giàu chất béo

Có thể thấy lượng protein từ sữa và các chế phẩm từ sữa mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm phế quản, việc tiêu thụ sữa có thể khiến bệnh thêm tồi tệ hơn. Bởi chất béo bão hòa có trong sữa là nguyên nhân làm tăng điều tiết dịch nhầy trong mũi và họng, dẫn đến tình trạng khó thở.

Trẻ bị viêm phế quản không nên ăn gì?
Sữa và chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa béo thường không có lợi cho người bị viêm phế quản

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn uống sữa, tốt nhất nên sử dụng các loại sữa ít chất béo. Hoặc cũng có thể uống sữa chua có chứa hệ khuẩn có lợi để giúp kiểm soát triệu chứng viêm phế quản. Nhưng tuyệt đối không được sử dụng sữa nguyên chất hoặc phô mai giàu chất béo. Bởi chúng có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

4. Thực phẩm chứa nhiều muối

Hàm lượng natri cao không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe của phế quản. Chúng gây giữ nước trong mô phế quản khiến cho dịch nhầy điều tiết nhiều hơn, gây viêm nặng. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh hãy sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên để thay thế muối ăn hàng ngày. Đồng thời, nên tránh xa các loại thực phẩm có hàm lượng natri cao như thịt xông khói, bánh quy giòn, xúc xích, pastrami, thịt đóng hộp,…

5. Thực phẩm chiên chứa chất béo bão hòa

Thực phẩm chiên có thể làm tăng tình trạng viêm trong phổi và làm nặng thêm triệu chứng viêm phế quản. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu và gây ra nhiều biến chứng, người bệnh không nên ăn thực phẩm chiên, nướng như khoai tây chiên, xúc xích chiên, gà rán,…

Trên đây là những thực phẩm người bị viêm phế quản nên ăn và không nên ăn để bệnh mau chóng bình phục. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện khoa học. Tuy nhiên, khi có các triệu chứng như ho có đờm hay sốt cao, người bệnh tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị, tránh trường hợp bệnh gây ra những biến chứng không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đơn giản lại rẻ tiền

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể tự khỏi...

viêm phế quản khi mang thai

Viêm phế quản khi mang thai: Bệnh nguy hiểm cần cảnh giác

Viêm phế quản là bệnh lý rất dễ kích hoạt khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe...

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng khác nhau như thế nào?

 Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là hai căn bệnh khác nhau. Thế nhưng, hầu hết bệnh...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Tìm hiểu các bài thuốc chữa viêm phế quản bằng đông y

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng Đông y cổ truyền

Ngoài phương pháp điều trị bằng Tây y, áp dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản cũng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *