Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản, ít tác dụng phụ và có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn cần nắm bắt ưu điểm, hạn chế và những điều cần lưu ý khi thực hiện cách chữa này.

bấm huyệt trị viêm phế quản
Bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản và có thể áp dụng ngay tại nhà

Ưu điểm và hạn chế của biện pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý hình thành do phế quản bị viêm nhiễm. Bệnh gây ra các triệu chứng như khó thở, ho, nhiều đờm,… Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây ho dai dẳng, mức độ khó thở tăng lên,…

Điều trị viêm phế quản chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm. Tuy nhiên việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, đồng thời tăng sinh số lượng vi khuẩn kháng thuốc. Chính vì vậy, nhiều người bệnh đã kết hợp việc sử dụng thuốc với những phương pháp cải thiện triệu chứng an toàn như xoa bóp bấm huyệt.

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng bàn tay và ngón tay để kích thích huyệt vị, giải phóng khí ứ trệ và tăng cường lưu thông máu.

Đối với bệnh nhân bị viêm phế quản, xoa bóp bấm huyệt được thực hiện tại các huyệt vị có mối liên hệ với phổi nhằm cải thiện những triệu chứng lâm sàng.

Phương pháp này khá an toàn, chi phí thấp và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên vì chỉ tác động ở bên ngoài nên xoa bóp bấm huyệt chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng chứ không thể chữa trị dứt điểm viêm phế quản.

Hơn nữa, xoa bóp bấm huyệt có thể gây ra tác dụng phụ đối với một số trường hợp nhất định. Vì vậy bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng phương pháp này.

Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng Đông y cổ truyền

Thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa viêm phế quản

Trước khi tiến hành bấm huyệt, cần thực hiện xoa bóp để kích thích lưu thông máu và thư giãn các dây thần kinh xung quanh phổi.

  • Xoa ngực: Thủ thuật này sử dụng cả bàn tay, xoa nhẹ nhàng lên vùng ngực theo hình tròn. Thực hiện đồng thời cả hai tai trong khoảng vài phút cho đến khi vùng ngực nóng lên.
  • Vỗ ngực: Vỗ ngực trái bằng tay phải và thực hiện với ngực phải bằng tay trái. Vỗ mỗi bên ngực khoảng 10 lần để kích thích máu tuần hoàn. Lưu ý – chỉ nên dùng lực vừa đủ không nên sử dụng lực quá mạnh, điều này có thể gây đau và tức ngực.
  • Xoa sườn: Phổi nằm gọn bên trong xương sườn. Vì vậy cần tiến hành xoa sườn để tăng khả năng tuần hoàn và lưu thông khí của các phế quản bên trong phổi. Sử dụng hai bàn tay xoa hai bên sườn, thao tác từ trên xuống dưới khoảng 40 lần.

Sau khi xoa bóp cho vùng ngực, sườn, có thể tiến hành tác động đến những huyệt vị quan trọng để cải thiện triệu chứng và giảm tình trạng viêm nhiễm ở phế quản.

bấm huyệt trị viêm phế quản
Một số huyệt vị phổ biến được áp dụng trong phương pháp bấm huyệt trị viêm phế quản

Các huyệt vị phổ biến trong phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản, bao gồm:

  • Huyệt Đản trung: Huyệt nằm ở giao điểm giữa đường đi qua 2 núm vú (nam giới) với đường dọc xương ức. Sử dụng ngón tay cái day huyệt vị này trong khoảng 2 phút nhằm giảm chứng khó thở, nấc cụt, ho dai dẳng và hen suyễn.
  • Huyệt Đại chùy: Huyệt nằm ở dưới cổ, ngay chỗ lỏm dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ thứ 7. Tiếp tục dùng ngón cái day ấn vào huyệt trong vòng 2 phút nhằm thanh nhiệt giải độc, trị hen suyễn, lao phối, viêm phế quản, ho dai dẳng,…
  • Huyệt Phế du: Huyệt cách mỏm gai đốt sống lưng thứ 3 khoảng 1.5 tấc đo ngang. Đối với huyệt này, sử dụng hai ngón tay giữa ấn vào huyệt trong khoảng 2 phút. Tác động đến huyệt Phế du nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản cấp – mãn tính, hen phế quản,…
  • Huyệt Túc tam lý: Huyệt nằm ở dưới đầu gối, từ huyệt Dương lăng tuyền đo ngang chéo khoảng 1.5 thốn. Dùng ngón cái day vào huyệt vị này trong khoảng 2 phút nhằm gia tăng tuần hoàn ngoại biên, cải thiện lưu thông khí huyết và hỗ trợ điều trị cao huyết áp, dị ứng, các chứng bệnh về phổi,…
  • Huyệt Phong long: Huyệt nằm ở trên mắt cá chân ngoài, đo lên khoảng 8 thốn. Sử dụng lực từ ngón tay cái day ấn vào huyệt trong khoảng 2 phút, thực hiện ở cả 2 chân. Huyệt Phong long có tác dụng chữa viêm họng, viêm phổi, hen và viêm phế quản.
  • Huyệt Thiên đột: Huyệt nằm ở chỗ lõm trên bờ xương ức. Dùng ngón cái ấn vào huyệt trong 2 phút có tác dụng lợi yết, điều khí, hóa đờm, chủ trị ho suyễn, đau họng, nấc cụt,…
  • Huyệt Toàn cơ: Cách huyệt Thiên đột 1 thốn đo xuống. Dùng ngón tay có lực mạnh nhất day ấn trong khoảng 1 phút, chủ trị chứng hen suyễn và đau lồng ngực.
  • Huyệt Quan nguyên: Huyệt nằm ở đường giữa bụng, dưới rốn khoảng 3 thốn. Day ấn huyệt trong 2 phút giúp bồi bổ thận, ổn định cơ tim, tăng khả năng miễn dịch, thúc đẩy lưu lượng máu,…
  • Huyệt Phong môn: Huyệt nằm dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 3, đo ngang khoảng 1,5 tấc. Sử dụng ngón tay giữa day ấn huyệt trong 2 phút, thực hiện ở cả 2 bên. Tác động vào huyệt Phong môn có tác dụng giảm đau tức sườn, khó thở, ho,…

Trong trường hợp xoa bóp bấm huyệt không giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm phế quản, có thể tiến hành châm cứu để tác động sâu vào các huyệt vị. Tuy nhiên châm cứu phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện.

Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm phế quản

Bấm huyệt chữa viêm phế quản là phương pháp khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ nếu cẩu thả và thiếu thận trọng khi thực hiện.

bấm huyệt trị viêm phế quản
Phương pháp bấm huyệt không thích hợp với phụ nữ đang mang thai

Một số điều cần lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm phế quản:

  • Khi thực hiện bấm huyệt, cần vệ sinh cơ thể, cắt móng và rửa tay với xà phòng nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng và trầy xước.
  • Cần xác định đúng huyệt vị trước khi áp dụng. Bấm huyệt sai vị trí có thể gây ra các tình huống rủi ro.
  • Một số huyệt có thể thúc đẩy co bóp tử cung, gây chuyển dạ sớm. Vì vậy, không tự ý bấm huyệt trong thời gian mang thai.
  • Bệnh nhân suy nhược cơ thể, trạng thái tinh thần không ổn định, người đang sử dụng thuốc chống đông máu,… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Bấm huyệt chữa viêm phế quản chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng. Vì vậy không thể thay thế cho những phương pháp điều trị chuyên sâu.
  • Phương pháp bấm huyệt không cho hiệu quả nhanh chóng, do đó cần kiên trì thực hiện hằng ngày để đạt được kết quả như mong đợi.
  • Không bấm huyệt lên vùng da lở loét và nhiễm trùng.
  • Nên bấm huyệt vào thời điểm sau khi ăn khoảng 3 giờ đồng hồ. Không nên thực hiện khi bụng quá no hoặc quá đói.

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản, ít tác dụng phụ và có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy trước khi áp dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết

Ít ai biết rằng, vỏ bưởi - thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều...

Gợi ý mẹo chữa viêm phế quản bằng gừng tươi tại nhà

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường hô hấp bị sưng, viêm gây nên các triệu chứng: ho...

Tìm hiểu các bài thuốc chữa viêm phế quản bằng đông y

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng Đông y cổ truyền

Ngoài phương pháp điều trị bằng Tây y, áp dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản cũng...

Tìm hiểu về bệnh co thắt phế quản và cách điều trị

Co thắt phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Các đường thở bị thắt chặt do bệnh co thắt phế quản gây ra sẽ làm cho bạn khó thở,...

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *