Có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không? Bác sĩ giải đáp

Người bị viêm phế quản thường được khuyên nên hạn chế một số hoạt động thể chất tốn kém quá nhiều sức lực. Tuy nhiên, tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách đôi khi là biện pháp hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng của bệnh này. 

có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản
Những chia sẻ và giải đáp xung quanh thắc mắc có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không và những điều cần làm.

Tập thể dục có tốt cho sức khỏe của phổi?

Thông thường, cơ hoành có vai trò thực hiện các công việc cần thiết để lấp đầy và làm trống phổi. Đồng thời, cơ hoành cũng đóng vai trò giúp trao đổi không khí có trộn lẫn oxy với khí trong không gian giữa nó và các mô phổi, hoạt động này được thực hiện một cách thụ động.

Tuy nhiên, khi các mô phổi bị viêm, đường thở trở nên hẹp và chứa đầy các chất nhầy. Điều này làm giảm lượng oxy trong quá trình hít vào và lượng carbon dioxide trong quá trình thở ra. Các mô phổi bị viêm sẽ kém linh hoạt hơn, không thể cung cấp đủ không khí trong quá trình hít thở. Khi không khí trong không gian giữa cơ hoành và mô phổi càng ngột ngạt thì càng có ít chỗ để cơ hoành co lại và tiếp nhận không khí mới.

Điều này làm tăng khối lượng công việc mà phổi phải làm để duy trì nồng độ oxy, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn. Nếu phổi bị tổn hại bởi một nguyên nhân nào đó sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tăng oxy cho các hoạt động thể chất. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào mức độ hẹp và hàm lượng chất nhầy, đó là lý do vì sao căn bệnh viêm phế quản làm ảnh hưởng lớn đến quá trình này.

Trong khi đó, tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của toàn cơ thể, đặc biệt là sức khỏe của phổi. Bởi trong quá trình tim mạch hoạt động, cơ bắp cần nhiều oxy, điều này làm tăng nhu cầu lấy không khí ở phổi và lưu thông máu ở tim. Cơ bắp sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nếu tập thể dục thường xuyên, đồng thời giúp việc sử dụng oxy hiệu quả, giúp dễ thở và hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động. Nhờ đó mà tập thể dục có thể làm giảm bớt một số triệu chứng của viêm phế quản mãn tính như thở khò khè, khó thở và mệt mỏi. Tuy nhiên, tập thể dục khi bị viêm phế quản cần được thực hiện đúng cách.

Còn với viêm phế quản cấp tính, việc tập thể dục thường được chuyên gia khuyên thực hiện sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm, để hỗ trợ phục hồi và giúp bạn lấy lại sức.

Tập thể dục đúng cách khi bị viêm phế quản

Có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh là cấp tính hay mãn tính.

1. Tập thể dục với viêm phế quản cấp tính

Tùy vào tình trạng của người bệnh viêm phế quản mà có các bài tập và cường độ phù hợp. An toàn nhất là khi các triệu chứng của bệnh chỉ giới hạn ở phía trên cổ (xoang, họng và đầu).

Những người bị viêm phế quản cấp tính nên hạn chế hoạt động quá sức, có nghĩa là có kế hoạch tập luyện trong 3 – 10 ngày của thời kỳ hồi phục. Khi các triệu chứng được giải quyết (có thể ho khan vẫn còn) cũng sẽ an toàn hơn với mức độ hoạt động thấp.

Mức độ hoạt động thường xuyên hơn có thể phải chờ khoảng vài tuần sau khi khỏi bệnh. Lúc này phổi phục hồi rõ ràng hơn. Nhưng chỉ nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, giảm thời gian, tần suất và cường độ tập luyện xuống còn một nửa là tốt nhất cho người bị viêm phế quản cấp tính.

2. Tập thể dục khi bị viêm phế quản mãn tính

Đối với những người bị viêm phế quản mãn tính, việc tập thể dục có vẻ khó khăn nhưng thực chất, các hoạt động tim mạch thường xuyên giúp duy trì sức khỏe phổi trong và sau các đợt bệnh.

Có hai kỹ thuật tập thể dục cho người bị viêm phế quản mãn tính, bao gồm:

  • Các bài tập xen kẽ: đối với những người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, Tổ chức phổi châu Âu khuyên bạn nên sử dụng các bài tập xen kẽ hoặc hoạt động vài phút sau đó nghỉ ngơi để giúp giảm khó thở.
  • Các bài tập thở có kiểm soát: bao gồm mím môi và thở bụng. Việc thở chậm, giữ cho đường thở mở lâu hơn và cho phép không khí thở ra nhiều hơn. Hiệp hội Phổi người Mỹ khuyên bạn nên thực hiện cả hai bài tập trong vòng 5 – 10 phút mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khó thở.

Thở bằng miệng liên quan đến việc thở bằng mũi, người bệnh nên chậm rãi và thở mím môi dài gấp đôi so với hít vào. Thở bằng bụng đòi hỏi quá trình hít vào và thở ra giống nhau, tuy nhiên nó được thực hiện mà không cần mím môi, chỉ cần tập trung vào sự lên xuống của bụng. Điều quan trọng trong các bài tập là giữ cho đầu, cổ và vai thư giãn. Vì điều này đảm bảo cơ hoành thực hiện được nhiều công việc và khắc phục lại theo cách của nó.

viêm phế quản có nên tập thể dục không
Tập thể dục tốt cho người bị viêm phế quản mãn tính, tuy nhiên nên thực hiện bài tập nhẹ nhàng

Tập thể dục khi bị viêm phế quản cần lưu ý gì?

Những điều người bệnh cần lưu ý khi tập thể dục để giúp cải thiện bệnh viêm phế quản:

  • Các bài tập kéo dài nhẹ nhàng chẳng hạn như yoga cần tránh các tư thế hướng xuống hoặc lộn ngược vì nó sẽ tạo điều kiện cho đờm đi lên.
  • Các hoạt động thể thao khuyến khích nên thực hiện như đi bộ hoặc bơi lội
  • Tiếp tục các hoạt động hàng ngày khi các triệu chứng đã giảm bớt như việc nhà, làm vườn, dắt chó đi dạo hay chơi golf.
  • Luyện tập theo tốc độ nhất định để cảm thấy thoải mái
  • Làm nóng và hạ nhiệt cơ thể sau khi tập thể dục, để nhịp thở ổn định dần dần và trở lại bình thường
  • Tập trung cải thiện sức mạnh cơ bắp để cải thiện sức khỏe của phổi
  • Tập trung vào thời gian hoạt động mỗi ngày hơn là cường độ
  • Chú ý đến độ dài và tần suất của hơi thở
  • Điều chỉnh việc tập luyện để đáp ứng những thay đổi về thời tiết hoặc điều kiện môi trường
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trước khi tập luyện để giúp mở đường thở, lỏng chất nhầy
  • Uống nước nhiều trong khi tập thể dục
  • Nghỉ ngơi nhiều khi cần thiết
  • Có thể mất khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng để thấy được kết quả.
  • Tập luyện với cường độ vừa phải, cảm thấy thoải mái thay vì lo lắng về các yếu tố khác như nhịp tim hoặc nhiệt độ cơ thể.

Khi nào nên ngừng tập thể dục?

Tập thể dục có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm phế quản và thúc đẩy quá trình phục hồi. Nhưng nồng độ oxy được yêu cầu khi luyện tập có thể vượt quá khả năng cung cấp của phổi, đặc biệt là khi đường thở bị tổn thương.

Việc tập thể dục nên dừng lại ngay lập tức nếu có các triệu chứng:

  • Ho
  • Khò khè
  • Đau ngực
  • Cảm thấy khó tiêu
  • Tăng cảm giác tức ngực
  • Cảm thấy đau nhức cơ thể
  • Nước tiểu màu nâu, vàng

Nếu các triệu chứng tiếp diễn ngay cả khi bạn đã dừng tập thể dục thì hãy liên hệ với bác sĩ. Cho họ biết về các bài tập mà bạn đã làm khi các triệu chứng xảy ra.

Trên đây là những giải đáp xung quanh thắc mắc có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, luôn hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn.

THAM KHẢO THÊM:

Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Biến chứng gì?

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp tim, co giật, ngừng thở, xẹp phổi… là những...

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không...

Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết

Ít ai biết rằng, vỏ bưởi - thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và...

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng khác nhau như thế nào?

 Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là hai căn bệnh khác nhau. Thế nhưng, hầu hết bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *