Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Sự sống của chúng ta đều phụ thuộc vào hệ hô hấp vì vậy khi có bất kỳ sự rối loạn nào từ hệ hô hấp đều làm cho sức khỏe của bản thân bị ảnh hưởng. Việc lựa chọn một số bài tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà sẽ cải thiện được chức năng của hệ hô hấp, giữ cho hơi thở được thông suốt giúp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà
Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Lợi ích của yoga với người viêm phế quản

Yoga là những bài tập giúp cơ thể rèn luyện về cả thể chất và tinh thần mà mọi người ai cũng có thể thực hiện được. Đối với những người bị viêm phế quản, tập yoga thường mang lại những lợi ích vô cùng bất ngờ như:

  • Yoga có thể giúp bạn loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh như một lối sống không lành mạnh, thói quen xấu như hút thuốc, cải thiện hiện hệ thống miễn dịch, giảm được những căng thẳng của cơ thể. Nó bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây bệnh.
  • Thông thường người bị viêm phế quản sẽ cảm thấy rất khó thở, hay tức ngực. Tuy nhiên khi tập yoga nó sẽ giúp bạn điều tiết được hơi thở dễ dàng hơn từ đó giúp cơ thể bạn nhẹ nhàng, thư giãn hơn.
  • Tập yoga còn giúp bạn làm sạch đường hô hấp, giải phóng niêm mạc và cải thiện dung tích phổi.
  • Theo triết lý yoga, một tâm trí bình tĩnh sẽ tạo ra hơi thở đều đặn và một cơ thể thư thái. Vì vậy, khi tập yoga người bị viêm phế quản không những được cải thiện tình trạng rối loạn hô hấp mà còn được giải tỏa căng thẳng, giúp thư giãn tâm trí

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Dưới đây là một số bài tập yoga  giúp bạn đẩy lùi được bệnh viêm phế quản một cách nhanh chóng và hiệu quả:

1/ Sukhasana (Tư thế thoải mái)

Tư thế yoga Sukhasana
Tư thế yoga Sukhasana rất dễ thực hiện

Tư thế Sukasana trong yoga là một tư thế thiền thể dễ dàng thực hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Thời gian để tập tư thế này tốt nhất là vào buổi sáng, nếu bạn không kết hợp nó với những bài tập yoga khác thì không cần thiết phải tập khi đói. Tư thế yoga này không quy định thời gian luyện tập là bao lâu, miễn bạn cảm thấy thoải mái là được.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng và để hai chân duỗi thẳng trước mặt.
  • Bắt chéo hai chân lại với nhau sao cho hai đầu gối rộng bằng vai, bàn chân được đặt phía dưới đầu gối, đầu gối được uốn cong và chân được nhét vào bện trong thân mình.
  • Đặt bàn chân sao cho thật thư giãn với cạnh ngoài của bàn chân nằm trên sàn, cạnh bên trong phải cong lên trên cẳng chân. Tư thế đúng là khi bạn nhìn xuống chân phải thấy được một hình tam giác được hình thành bời các cẳng chân được bắt chéo và hai đùi của bạn.
  • Ngồi sao cho đảm bảo xương chậu và bàn chân của bạn phải có một không gian thật thoải mái. Lưng của bạn phải được cân bằng sao cho xương đuôi và xương mu nằm cách xa sàn nhà.
  • Sau khi đã đặt chân đúng tư thế bạn tiếp tục xếp lòng bàn tay chồng lên nhau trong lòng hoặc đặt trên đầu gối của bạn.
  • Kéo dài phần xưng sống lưng và giữ vai trong một thời gian nhất định sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Khi tham gia tập yoga chữa viêm phế quản với tư thế này, nếu bạn có thể ngồi trong khoảng 2h30 phút là bạn đã thành thạo nó.

Lợi ích đối với bệnh nhân viêm phế quản:

  • Tư thế Sukhasana này làm dịu tâm trí của bệnh nhân và giúp mở rộng lồng ngực.
  • Làm cho tinh thần của người bệnh được thoải mái, bình yên.
  • Bên cạnh đó nó còn giúp kéo dài cột sống, giúp đầu gối và mắt cá chân được thư giãn.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Không thực hiện bài tập này nếu như bạn đang bị chấn thương hoặc viêm ở hông hoặc đầu gối.
  • Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm khi tập hãy dùng thêm đệm để hỗ trợ tốt hơn.

2/ Ardha Matsyendrasana ( Tư thế biến thể vặn mình)

Tư thế Ardha Matsyendrasana
Tư thế Ardha Matsyendrasana

Tư thế Ardha Matsyendrasana được đặt tên theo một nhà hiền triết có tên là Matsyendrasana.

Tư thế yoga này nên được thực hiện vào mỗi buổi sáng hoặc ít nhất là 4 – 6 giờ sau khi ăn. Mỗi động tác tập của tư thế yoga này nên giữ ít nhất từ 30 – 60 giây.

Các thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng với tư thể hai chân duỗi thẳng.
  • Uống cong chân trái sao cho gót chân trái nằm cạnh hông phải.
  • Bỏ chân phải qua đầu gối trái sao cho chân phải nằm bên cạnh đầu gối trái.
  • Xoay eo, cổ, vai về phía bên phải và hướng ánh mắt qua vai phải, lúc này cột sống vẫn giữ thẳng.
  • Tiếp theo bạn hãy đặt tay phải phía sau và tay trái lên đầu gối phải.
  • Giữ nguyên tư thế từ 30 – 60 giây cùng lúc đó thở thật chậm và sâu.
  • Sau đó hít vào và thả tay phải ra rồi đến lượt eo, ngực và cuối cùng là cổ đến khi bạn ngồi thẳng và thư giãn nhất.
  • Lặp lại các động tác trên vài lần đến khi bạn cảm thấy cơ thể thư giãn nhất.

Lợi ích đối với bệnh nhân viêm phế quản:

  • Tư thế này giúp tăng lượng oxy được cung cấp cho phổi của bạn, làm mở ngực.
  • Làm kích thích phổi và loại bỏ bộc tố khỏi cơ thể.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Tư thế yoga này không được thực hiện trong thời gian mang thai và kinh nguyệt vì nó đòi hỏi sự xoắn mạnh ở bụng.
  • Những người từng phẫu thuật bụng, tim hoặc nào không nên thực hiện.
  • Những người bị thoát vị, viêm loét dạ dày khi thực hiện phải có sự giám sát của huấn luyện viên.
  • Nếu bạn đang mắc phải những bệnh nghiêm trọng về cột sống hay thoát vị đĩa đệm nên tránh thực hiện động tác này.

3/ Simhasana (Tư thế sư tử)

Tư thế Simhasana
Tư thế Simhasana

Tư thế Simhasana được thực hiện giống như thư thế một con sư tử đang gầm rú. Khi thực hiện bạn phải kết hợp với những bài tập yoga khác. Thời gian thực hiện tốt nhất là vào sáng sớm, tuy nhiên nếu như bạn không sắp xếp được thời gian có thể thực hiện buổi chiều. Tư thế yoga này phải được thực hiện khi đói hoặc sau bữa ăn ít nhất là 4 – 6 giờ.

Cách thực hiện:

  • Trước tiên bạn phải quỳ xuống sàn, sau đó hãy bắt chéo mắt cá chân sao cho mặt trước của mắt cá chân phải cao hơn mặt sau của mắt cá chân trái. Phần đáy chậu phải chạm vào phía trên gót chân.
  • Đặt lòng bàn tay của bạn trên đầu gối và mở rộng bàn tay để các ngón tay bung ra, nhấn chắc chắn vào đầu gối.
  • Hít vào bằng mũi và đồng thời mở miệng để vươn lưỡi ra ngoài. Lúc này đầu cong về phía cằm, mắt mở to và các cơ trước cổ họng phải co lại.
  • Thở ra bằng miệng và tạo thành âm thanh “ha” sao cho hơi thể đi qua phía sau cổ họng.
  • Thực hiện động tác gầm “ha”  vài lần rồi thay đổi chéo chân để thực hiện tương tự.

Lợi ích đối với bệnh nhân viêm phế quản:

  • Tư thế Simhasana giúp giảm căng thẳng ở ngực và mặt.
  • Giúp cơ thể thoát khỏi nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp.
  • Ngăn ngừa đau họng, hen suyễn, viêm phế quản và các bệnh hô hấp khác.
  • Thư giãn các cơ cổ, cải thiện âm sắc và kết cấu giọng nói.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Tư thế này thường rất an toàn cho người thực hiện. Nếu bạn bị chấn thương hoặc đau đầu gối có thể ngồi trên ghế để thực hiện tư thế này.

4/ Uttanasana (Tư thế gập người)

Tư thế Uttanasana
Tư thế Uttanasana

Với tư thế này sẽ giúp kéo căng cơ thể của bạn ra. Khi thực hiện bạn nên để bụng đói hoặc chỉ thực hiện sau 4 – 6 giờ sau khi ăn. Bạn có thể thực hiện bài tập vào mỗi buổi sáng hoặc vào lúc chiều tối.

Cách thực hiện:

  • Đứng với tư thế thẳng ở trên thảm và tay lên hông đồng thời hít sâu vào.
  • Thở ra nhẹ nhàng và thả lỏng đầu gối. Gập người cong về phía trước kể từ phần hông sao cho thật cân đối và thoải mái.
  • Bàn chân của bạn phải song song nhau và các ngón chân hướng về phía trước. Đặt tay lên mặt đất cạnh hai chân của bạn và phần ngực sao cho  song song với bàn chân
  • Từ từ cảm nhận phần xương hông được kéo dài nghĩa là bạn đa thực hiện đúng. Nếu bạn cảm thấy nó làm cho lưng bạn cong nghĩa là bạn đã làm sai.
  • Hãy mở rộng thêm đầu gối nếu như bạn chưa thấy căng cơ.
  • Xoay đùi của bạn vào trong và dùng tay ôm lấy hai chân để đứng vững hơn.
  • Đầu của bạn để gần chạm với mặt đất đồng thời nhìn qua khe chân.
  • Khi bạn muốn giải phóng tư thể hãy hít vào và đặt tay lên hông. Nhấc người từ từ để trở lại vị trí ban đầu.

Lợi ích đối với bệnh viêm phế quản:

  • Nó làm giảm chăng thẳng và lo lắng của bạn về bệnh, giúp tâm trí thư giãn hơn.
  • Giúp cải thiện tình trạng hen suyễn, mất ngủ mà bệnh viêm phế quản gây ra.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Nếu bạn gặp phải các tình trạng như chấn thương lưng dưới, đau thần kinh tọa, bệnh tăng nhãn áp hoặc võng mạc bị bong thì không nên thực hiện bài tập.
  • Nếu bạn bị chấn thương ở vùng lưng cũng có thể thực hiện bài tập bằng cách đặt tay lên tường sao cho song song với sàn nhà.

5/ Ardha Pincha Mayurasana (Tư thế cá heo)

Tư thế Ardha Pincha Mayurasana
Tư thế Ardha Pincha Mayurasana

Tư thế Ardha Pincha Mayurasana được thực hiện giống như tạo một chữ V ngược. Khi thực hiện bạn nên tập lúc bụng đói hoặc sau khi ăn 4 -6 giờ. Nếu không thể thực hiện vào sáng sớm bạn có thể tập vào buổi chiều.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu thực hiện bằng cách bạn hãy quỳ xuống sàn nhà.
  • Đặt cẳng tay chạm đất sao cho khuỷu tay và vai của bạn nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Nâng phần lưng và hông của bạn lên cao bằng cách nhón các ngón chân và duỗi thẳng cẳng chân.
  • Giải phóng cổ bằng cách nâng vai của bạn ra khỏi tai và thẳng với cánh tay.
  • Giữ nguyên tư thế và hít thở ba lần thật sâu.

Lợi ích đối với người viêm phế quản:

  • Kéo dài vai và tăng cường sức mạnh cho cánh tay và chân.
  • Làm dịu não, giảm căng thẳng mang lại một tinh thần thoải mái cho người bệnh.
  • Hỗ trợ tốt cho bệnh hen suyễn, viêm phế quản.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Nếu bạn bị chấn thương ở cổ hoặc vai thì không nên thực hiện bài tập này.
  • Phải đảm bảo đầu gối hơi cong khi thực hiện.

6/ Salamba Sarvangasana (Tư thế đứng bằng vai)

Tư thế Salamba Sarvangasana
Tư thế Salamba Sarvangasana

Tư thế Salamba Sarvangasana khi thực hiện nó có tác dụng đến toàn bộ chân tay. Nên thực hiện vào mỗi buổi sáng khi bụng còn đói.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu thực hiện bằng các nằm thẳng trên thảm tập, duỗi thẳng hai chân và hai cánh tay.
  • Dùng khuỷu tay làm điểm tựa nhanh chóng nâng phần chân, mông và thân dưới lên cao để đứng trên vai.
  • Khi tư thế đã ổn định bạn hãy di chuyển khuỷu tay của mình gần hơn.
  • Duỗi thẳng cột sống và chân của bạn đảm bảo sao cho trọng lượng cơ thể nằm trên vai và cánh tay. Không hỗ trợ cơ thể bằng đầu hoặc cổ.
  • Giữ nguyên tư thế từ 30 – 60 giây và hít thật sâu.
  • Thở nhẹ và từ từ hạ thấp đầu gối, đưa tay xuống sàn và nằm thẳng thư giãn.

Lợi ích với người bị viêm phế quản:

  • Cai thiện lưu lượng máu đến khu vực phổi của bạn.
  • Làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng và lo âu về bệnh.
  • Cải thiện lưu lượng máu đến não giúp cơ thể tỉnh táo hơn.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Tránh thực hiện động tác này nếu như bạn đang gặp phải các  vấn để như tiêu chảy, nhức đầu, huyết áp cao, kinh nguyệt, chấn thương cổ.
  • Nếu bạn đã thành thạo nó bạn có thể thực hiện khi mang thai, ngoài ra bạn không nên bắt đầu luyện tập lúc mang thai.
  • Vì đây là động tác phức tạp nên cần có huấn luyện viên giám sát thực hiện.

7/ Savasana (Tư thế thư giãn)

Tư thế Savasana
Tư thế Savasana

Tư thế này thường được thực hiện sau mỗi buổi tập yoga, nó giúp cơ thể thư giãn hoàn toàn. Bạn có thể thực hiện nó vào bất cứ thời gian nào trong ngày mà không nhất thiết là lúc bụng đói. Tùy vào nhu cầu của bạn sẽ có thời gian luyện tập hợp lý nhất.

Cách thực hiện:

  • Với tư thế nằm thẳng trên sàn nhà và chắc chắn rằng không có bất kỳ sự làm phiền nào trong lúc thực hiện.
  • Từ từ nhắm mắt lại.
  • Hai chân đặt sao cho thoải máu mái và thư giãn nhất.
  • Hai cánh tay đặt dọc theo cơ thể và lòng bàn tay mở ra hướng lên trên.
  • Thả lỏng cơ thể, hít thở thật chậm và sâu để cơ thể được thư giãn thoải mái nhất. Nên lưu ý bạn không được ngủ quên khi luyện tập tư thế này.
  • Sau khoảng 10 phút hít thở sâu bạn hãy lăn san một bên và nhắm mắt lại, giữ nguyên vị trí khoảng 1 phút trước khi bạn ngồi dậy.
  • Hít một hơi thật sâu trước khi bạn mở mắt ra.

Lợi ích đối với người viêm phế quản:

  • Giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi và căng thẳng ở những người bị viêm phế quản.
  • Kích thích lượng máu trên khắp cơ thể và cải thiện tình trạng hen suyễn.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Bài tập này rất an toàn và phù hợp cho mọi đối tượng vì vậy bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi thực hiện bài tập yoga này bạn tuyệt đối không được ngủ quên.

Một số bài tập yoga chữa viêm phế quản trên đây thường mang lại nhiều lợi ích cho những người bệnh viêm phế quản. Giúp họ cải thiện được tinh thần, thư giãn cơ thể,  mở rộng cơ ngực, kiểm soát và chữa lành bệnh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có phù hợp không và cần có sự hướng dẫn của huấn luận viên khi tập.

Nếu bạn mắc phải bệnh viêm phế quản nên kết hợp các bài luyện tập yoga, những mẹo vặt chữa trị tại nhà cùng với việc điều trị tại các cơ sở y khoa sẽ giúp bệnh được cải thiện nhanh chóng hơn.

Tham khảo thêm: Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự...

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản dạng hen và cách điều trị

Viêm phế quản dạng hen là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Viêm phế quản dạng hen là một thể của bệnh viêm phế quản, xảy ra ở những người bị hen...

Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong tự nhiên ít người biết đến

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường thở bị sưng viêm, làm xuất hiện triệu chứng ho, sốt...

14 Bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi, uy tín ở Hà Nội và TPHCM

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, là tình trạng viêm vùng niêm mạc...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *