12 Thực Phẩm Gây Hôi Miệng Nên Tránh Trong Mỗi Bữa Ăn

Nhiều thực phẩm gây hôi miệng mặc dù rất hấp dẫn nhưng lại khiến bạn phải e dè khi có ý định sử dụng trong bữa ăn. Chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hoặc làm tăng nồng độ lưu huỳnh khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

12 thực phẩm gây hôi miệng cần tránh trong bữa ăn

Thói quen ăn uống hàng ngày kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến bạn bị hôi miệng. Trên thực tế, không ít thực phẩm mang hương vị đặc trứng có thể khiến khoang miệng cũng như hơi thở lưu lại mùi hôi khó chịu kéo dài. Dưới đây là những thức ăn gây hôi miệng điển hình bạn nên hạn chế sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

1. Thịt đỏ và các thực phẩm giàu đạm động vật

Thịt đỏ ( thịt bò, thịt dê, thịt trâu,…) hay các loại thịt động vật khác đều chứa nguồn protein phong phú. Chúng bổ sung nguồn năng lượng và sắt dồi dào cho cơ thể nhưng lại là thủ phạm gây ra hơi thở nặng mùi. Lạm dụng quá mức sẽ khiến bạn có nguy cơ bị hôi miệng cao kèm theo nhiều vấn đề khác về sức khỏe như tăng cholesterol trong máu, gây bệnh tim mạch, ung thư…

Thực Phẩm Gây Hôi Miệng
Quá trình phân giải protein trong thịt đỏ có thể sản sinh ra khí gây hôi miệng

Nguồn protein trong thịt động vật được xác định là tác nhân chính dẫn đến hôi miệng. Trong quá trình phân giải đạm, cơ thể sẽ sản sinh nhiều amoniac. Chất này sau khi được chuyển hóa sẽ biến đổi thành sulfur. Nếu trong khoang miệng, bề mặt lưỡi hay cổ họng của bạn có sẵn vi khuẩn kỵ khí, chúng sẽ kết hợp với sulfur dẫn đến bệnh hôi miệng.

Hơn nữa, thịt động vật thường có sớ dài và dai. Chúng rất dễ bị mắc kẹt lại trong các kẽ răng và nếu không được làm sạch trong quá trình vệ sinh răng miệng thì các mẩu thức ăn sẽ bị lên men, từ đó gây mùi hôi khó chịu. Đây cũng chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mùi phát triển và gây ra hàng loạt các vấn đề khác như sâu răng, viêm nha chu…

Để ngăn ngừa hôi miệng, bạn chỉ nên ăn thịt đỏ với lượng vừa phải. Sau khi ăn thịt động vật thì nên đánh chải răng sạch sẽ. Có thể sử dụng chỉ nha khoa để dễ dàng làm sạch các sớ thịt bị dính ở kẽ răng.

2. Ăn tỏi gây hôi miệng

Tỏi là một trong những thực phẩm gây hôi miệng hàng đầu bạn nên tránh. Đây vốn là một loại củ gia vị khác quen thuộc, được sử dụng để chế biến hầu hết các món ăn. Sự góp mặt của tỏi sẽ giúp món ăn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn hơn, đồng thời bổ sung nguồn kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa và chống lại các chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng tỏi quá mức hoặc thường xuyên ăn tỏi sống mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn có thể trở thành đối tượng tấn công của bệnh hôi miệng.

Do chứa nhiều sulfuric, tỏi có hương vị khá nồng. Chất này càng trở nên đậm mùi hơn sau khi bị oxy hóa. Chính vì vậy, sau khi ăn tỏi tươi, chấm nước mắm tỏi hay sử dụng các món ăn chứa tỏi, sulfuric sẽ đọng lại cả trong khoang miệng lẫn dạ dày khiến hơi thở của bạn có mùi hôi kéo dài rất lâu.

3. Thực phẩm chứa nhiều axit gây hôi miệng

Chẳng hạn như:

  • Trái cây có múi
  • Xoài
  • Dứa…

Khi sử dụng các loại trái cây trên, nồng độ axit trong khoang miệng tăng cao có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh và làm tăng nồng độ sulfur dẫn đến hôi miệng.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm chứa nhiều axit đều là nguồn cung cấp vitamin C phong phú cho cơ thể. Chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn không cần phải kiêng ăn những thực phẩm này hoàn toàn nhưng hãy đảm bảo súc miệng hay đánh răng thật kỹ sau khi dùng. Riêng các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc có vấn đề về dạ dày thì nên hạn chế ăn đồ chua vì chúng có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc làm tăng nguy cơ bị hôi miệng.

4. Hành

Nhiều người bị hôi miệng do ăn nhiều hành. Bao gồm hành lá, củ hành tím, hành tây hay hành baro… Tương tự như tỏi, nhóm thực phẩm thuộc họ Hành đều chứa nhiều lưu huỳnh và có khả năng gây mùi mạnh.

Khi được cơ thể hấp thụ, thành phần lưu huỳnh trong hành có thể tồn đọng trong miệng hoặc đi vào máu. Sau đó, chất này được bài tiết thông qua tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và cả hơi thở. Tất cả đều khiến cơ thể bạn có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là ở khoang miệng.

5. Thức uống chứa cồn

Nếu không muốn bị hôi miệng, bạn cần tránh lạm dụng các thức uống chứa cồn. Đây là thủ phạm gây hôi miệng cho nhiều nam giới.

Thức ăn gây hôi miệng
Uống nhiều bia rượu có thể gây mất nước, hôi miệng

Uống nhiều bia rượu khiến cơ thể bị mất nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tuyến nước bọt sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn và không thể tiết ra đủ lượng cần thiết để làm sạch khoang miệng hay hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đây, vi khuẩn kỵ khí có cơ hội sinh sôi, phát triển mạnh và khiến hơi thở có mùi.

Ngoài ra, việc lạm dụng bia rượu cũng có thể dẫn đến hàng loạt bệnh nguy hiểm khác như xuất huyết dạ dày, ung thư, cao huyết áp, đột quỵ… Tốt nhất bạn nên tránh xa đồ uống chứa cồn để bảo vệ sức khỏe của mình.

6. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Ngoại trừ sữa chua thì sữa tươi, phô mai và các chế phẩm khác từ sữa đều được kiệt kê vào danh sách những thức ăn gây hôi miệng. Bình thường chúng bổ sung nhiều canxi, vitamin D và nhiều loại khoáng tố thiết yếu cho sức khỏe, giúp nâng cao sức khỏe xương khớp.

Mặc dù vậy, thành phần amino axit được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa lại có thể bám trong khoang miệng và kẽ răng. Chất này bị vi khuẩn phân hủy tạo ra nhiều sulfur gây mùi hôi miệng. .

Việc loại bỏ hoàn toàn nhóm sản phẩm này ra khỏi bữa ăn là không cần thiết. Tuy nhiên, để ngăn ngừa hôi miệng thì bạn nên đánh chải răng hoặc súc miệng kỹ sau khi uống sữa hay ăn các chế phẩm từ sữa.

7. Bánh, kẹo ngọt gây hôi miệng

Bánh kẹo ngọt là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người nhưng chúng lại là thủ phạm gây hôi miệng, sâu răng hàng đầu. Khi sử dụng các thực phẩm này, chúng dễ dàng bám vào bề mặt răng tạo thành mảng bám. Đây không chỉ là môi trường sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi ở miệng.

Đặc biệt, thành phần đường tinh luyện được sử dụng trong chế biến bánh kẹo còn làm tăng nồng độ sulfur trong khoang miệng. Nó khiến hơi thở của bạn không còn duy trì được sự thơm tho và gây ra các tình huống xấu hổ khi giao tiếp.

8. Hạt sấy khô

Hạt sấy khô chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, chẳng hạn như chất đạm, canxi, omega 3, chất xơ, magie, kẽm… Chúng giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa bệnh trĩ, cải thiện sức khỏe xương khớp, ức chế phản ứng viêm trong cơ thể và giảm nguy cơ bị đãng trí ở người cao tuổi.

Hạt Sấy Khô Là Thực Phẩm Gây Hôi Miệng
Hạt sấy khô là một trong những thực phẩm gây hôi miệng thường gặp

Mặc dù vậy, nếu dùng hạt khô không đúng cách, bạn có thể bị hôi miệng. Thực phẩm này chứa nhiều đường là đồ ăn yêu thích của vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng. Hơn nữa, hạt khô còn rất dễ dính vào khoang miệng và kẽ răng. Khi không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chúng gây hình thành mảng bám – môi trường sinh sống lý tưởng của vi khuẩn gây mùi hôi cho hơi thở cũng như khoang miệng của bạn.

9. Thức ăn nhanh

Bao gồm:

  • Gà rán
  • Khoai tây chiên
  • Pizza
  • Đồ hộp
  • Xúc xích…

Các thực phẩm trên mặc dù rất tiện lợi khi sử dụng và khá ngon miệng nhưng chúng lại được xếp vào danh sách những thực phẩm gây hôi miệng bạn nên tránh. Thức ăn nhanh được chế biến với nhiều dầu mỡ, đường và một số thực phẩm còn được bổ sung thêm chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng. Do vậy, chúng rất khó tiêu hóa và dễ bám vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi bùng phát. Hôi miệng được xem là hậu quả tất yếu khi bạn thường xuyên lạm dụng thức ăn nhanh mà không chú trọng vệ sinh răng miệng.

10. Cà phê

Nhiều người có thói quen uống cà phê hàng ngày để tỉnh táo làm việc mà không biết răng, lạm dụng  thức uống này quá mức có thể gây hôi miệng.

Trong cà phê chứa thành phần quan trọng là caffeine. Chất này có thể gây hưng phấn thần kinh và khiến cơ thể tỉnh táo trong nhiều tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, caffeine cũng đồng thời làm giảm tiết nước bọt khiến bạn bị khô miệng, không thể tự làm sạch khoang miệng sau khi ăn và dễ phát sinh vi khuẩn gây mùi.

Vì vậy, nếu bạn không muốn bị hôi miệng thì nên cắt giảm lượng cà phê sử dụng hàng ngày. Chú ý súc miệng kỹ và uống nhiều nước sau khi dùng cà phê để ngăn chặn tình trạng mất nước, khô miệng.

11. Ăn sầu riêng gây hôi miệng

Sầu riêng được mệnh danh là “ông vua của các loại quả” vì chứa nguồn dưỡng chất phong phú, vượt trội so với nhiều loại trái cây khác. Thế nhưng, mùi vị đặc biệt của loại quả này lại khiến hơi thở bạn trở nên nặng mùi, nhất là khi không đánh răng ngay sau khi ăn.

12. Măng tây

Nằm cuối cùng trong danh sách những thức ăn gây hôi miệng mà có lẽ nhiều người không ngờ tới đó là măng tây. Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm này chứa mecaptan methyl cùng asparagin. Cả hai chất này đều gây mùi hôi khó chịu cho hơi thở.

măng tây thực phẩm gây hôi miệng
Măng tây chứa mecaptan methyl và asparagin – những chất có thể gây mùi hôi khó chịu ở miệng

Do đó, cần thận trọng khi sử dụng măng tây trong chế độ ăn nếu bạn đang điều trị hôi miệng hoặc có nguy cơ bị hôi miệng cao.

Các thực phẩm giúp ngăn ngừa và khử mùi hôi miệng

Bên cạnh các thực phẩm gây hôi miệng thì cũng có không ít thức ăn lại giúp ngăn ngừa và khử bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Để hơi thở thơm mát hơn, trong chế độ ăn của bạn không thể thiếu những thực phẩm sau.

1. Sữa chua

Sữa chua được xem là cứu cánh cho hơi thở có mùi. Thực phẩm này giàu axit lactic – một loại axit hữu cơ được hình thành tự nhiên trong quá trình lên men của sữa. Chất này có khả năng làm sạch mảng bám, ngăn ngừa sự hình thành của vôi răng và ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn có hại, đồng thời khử mùi hôi trong khoang miệng do các thực phẩm gây mùi để lại.

Thêm vào đó, sữa chua còn bổ sung nhiều probiotic. Đây là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa trào ngược axit, tiêu diệt vi khuẩn có hại và cải thiện tình trạng hôi miệng.

Bạn có thể dùng sữa chua sau bữa ăn chính từ 30 phút tới 1 tiếng để ngăn ngừa hôi miệng sau khi ăn các thực phẩm nặng mùi. Mỗi ngày dùng 1 – 2 hũ cũng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và nâng cao thể trạng tổng thể.

2. Thực phẩm giàu chất xơ

Trái cây và rau xanh bổ sung nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể. Đây là một dưỡng chất cần thiết tham gia vào hoạt động tiêu hóa thức ăn và đẩy mạnh hoạt động chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Trong quá trình nhai thức ăn, chất xơ còn giúp loại bỏ đường, tinh bột hay mảng bám ở răng và bề mặt lưỡi. Điều này không chỉ góp phần khử bỏ mùi hôi mà còn giảm đáng kể nguy cơ bị hôi miệng cho bạn.

3. Ngò gai

Gò gai là thực phẩm khử mùi hôi miệng hiệu quả. Thực phẩm này chứa nhiều saponin và tinh dầu thơm, giúp ức chế vi khuẩn gây mùi, giảm viêm lợi, đau răng, giúp hơi thở thơm mát hơn.

Ngoài việc thêm ngò gai vào trong các món ăn, dân gian thường sử dụng thực phẩm này sắc lấy nước đặc. Hòa tan nước sắc với muối rồi súc miệng vài lần trong ngày để trị hôi miệng và giữ hơi thở luôn thơm mát sau khi ăn những thức ăn gây hôi miệng.

4. Giấm táo ngăn ngừa hôi miệng

Nhắc đến các thực phẩm ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả, chúng ta cần kể đến giấm táo. Thực phẩm này chứa axit lactic có khả năng khử mùi tanh của hải sản hay loại bỏ mảng bám cùng vi khuẩn gây mùi cho khoang miệng, giúp bạn luôn giữ được hơi thở thơm tho và tự tin hơn khi giao tiếp.

Trường hợp mới ăn các thực phẩm gây mùi, hãy pha loãng giấm táo với nước ấm rồi súc miệng cho kỹ, sau đó đánh răng bình thường. Làm cách này, mùi hôi khó chịu sẽ không còn lưu lại trong khoang miệng.

5. Húng quế

Húng quế chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là menthol. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau răng và giúp hơi thở tươi mát hơn.

thực phẩm ngăn ngừa hôi miệng
Ăn húng quế có thể giúp ức chế mùi sau khi ăn các thực phẩm gây hôi miệng

Đặc biệt, hùng quế còn là thực phẩm trị hôi miệng được nhiều người tin dùng. Thực phẩm này hoạt động bằng cách phá vỡ cấu trúc của lưu huỳnh, qua đó loại bỏ nguồn gốc phát sinh hôi miệng.

6. Gừng

Gừng với đặc tính sát khuẩn, giảm viêm tự nhiên cùng hương thơm đặc trưng chính là khắc tinh của bệnh hôi miệng. Bạn có thể sử dụng một tách trà gừng hoặc súc miệng bằng nước gừng sau khi ăn các thực phẩm gây hôi miệng để loại bỏ mùi hôi khó chịu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hôi miệng.

7. Mật ong

Sở hữu nguồn vitamin C, E và nước phong phú, mật ong có khả năng chống oxy hóa, làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, giảm sưng viêm nướu răng, chống apxe răng. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm uống hàng ngày để ngăn chặn sự phát sinh mùi hôi khó chịu cho hơi thở.

8. Ớt

Thật bất ngờ nhưng ớt cũng có thể giúp ngăn ngừa hôi miệng bằng cách bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể. Chất này có tác dụng sát trùng, làm sạch mảng bám ở nướu và chân răng, qua đó loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn gây mùi.

9. Dầu dừa

Thường xuyên sử dụng dầu dừa trong chế biến món ăn hoặc súc miệng bằng dầu dừa pha loãng với nước ấm chính là một cách đơn giản để ngăn ngừa hôi miệng và chăm sóc sức khỏe cho nướu răng của bạn. Loại dầu này có khả năng diệt khuẩn, khử mùi tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng dầu dừa với lượng vừa phải để tránh bị tăng cân.

10. Nước lọc

Sau khi sử dụng những thức ăn gây hôi miệng, bạn nên uống nhiều nước lọc để làm sạch khoang miệng và loại bỏ mùi khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên uống nước đều đặn trong suốt cả ngày để giảm nguy cơ bị hôi miệng. Tránh uống nước ngọt, thức uống có gas, cà phê hay bia rượu.

Cùng với việc bổ sung các thức ăn khử mùi tốt vào thực đơn, hãy chú ý vệ sinh răng miệng, đánh chải răng thật kỹ sau khi bạn ăn những thực phẩm gây hôi miệng. Đây chính là bí quyết đơn giản để bạn có thể ăn các thực phẩm cấm kỵ mà không lo sợ hơi thở phát sinh mùi khó chịu.

Có thể bạn quan tâm

4 cách kiểm tra có bị hôi miệng không

4 Cách Kiểm Tra Mình Có Bị Hôi Miệng Hay Không Dễ Dàng

Để nhanh chóng phát hiện bất thường và điều trị các bệnh về răng miệng trước hết bạn cần biết cách kiểm tra có bị hôi miệng không. Mùi hôi...
Răng giả là gì? Thông tin cần biết

Răng Giả Bị Hôi: Nguyên Nhân Do Đâu và Cách Khắc Phục

Răng giả bị hôi là tình trạng thường gặp hiện nay. Theo đó, răng giả là sản phẩm được tạo...

Liệu trình điều trị được chỉ định riêng biệt cho từng trường hợp để đảm bảo hiệu quả tối đa

Chữa Hôi Miệng Bằng Đông Y Qua Bài Thuốc Lưu Truyền

Chữa hôi miệng bằng Đông y dùng các thảo dược quý, lành tính và an toàn, sử dụng trong thời...

Miệng Bị Khô và Hôi: Nguyên Nhân, Hướng Chữa Trị, Xử Lý

Miệng bị khô và hôi khiến bạn cảm thấy khó chịu và e ngại khi tiếp xúc gần với người...

Mùi Amoniac trong hơi thở là gì?

Hơi Thở Có Mùi Amoniac (Mùi Khai) Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Hơi thở có mùi Amoniac (mùi khai) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng này...

Lưu ý khi trị vàng răng hôi miệng tại nhà

Cách Trị Vàng Răng Hôi Miệng Hiệu Quả Mà Dễ Thực Hiện

Hiện nay có nhiều phương pháp trị vàng răng hôi miệng được áp dụng. Bên cạnh các biện pháp can...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.