Hôi Miệng Sau Khi Sinh và Giải Pháp Chữa Trị An Toàn

Hôi miệng sau khi sinh là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến không ít mẹ bỉm có thói quen ăn các thực phẩm nặng mùi uống ít nước hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Đôi khi, sự xuất hiện của mùi hôi khó chịu ở khoang miệng và hơi thở còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe cần được điều trị sớm

Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi sinh

Hôi miệng là tình trạng khoang miệng và hơi thở có mùi hôi do vi khuẩn kỵ khí sản sinh nhiều sulphur – một loại hợp chất dễ bay hơi. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, bao gồm cả phụ nữ sau sinh.

hôi miệng sau khi sinh
Nhiều phụ nữ bị hôi miệng sau sinh do các nguyên nhân khác nhau

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị hôi miệng. Bao gồm:

  • Rối loạn hormone:

Trong thời gian mang thai kéo dài cho đến sau sinh, hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao dẫn đến nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý cũng như sức khỏe của chị em. Tình trạng này khiến cho nướu năng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị chảy máu chân răng hoặc đau răng.

Cùng với đó, hệ miễn dịch cũng hoạt động kém hiệu quả khiến cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh trong khoang miệng và giải phóng một lượng lớn sulfur khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

  • Vệ sinh răng miệng kém: 

Thói quen vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng thường xuyên cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều mẹ sau sinh bị hôi miệng. Việc vệ sinh khoang miệng không đúng cách khiến cho các mảnh thức ăn bám dính ở chân răng, kẽ răng không được làm sạch. Điều này dẫn đến sự hình thành của mảng bám, tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Đặc biệt, các trường hợp thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu chất đạm, đường hay tinh bột trong thức ăn càng thúc đẩy vi khuẩn kỵ khí sinh trưởng mạnh và giải phóng nhiều khí sulfur.

  • Mẹ sau sinh bị hôi miệng do dùng thức ăn nặng mùi:

Có khá nhiều thực phẩm gây hôi miệng được nhiều chị em sử dụng trong thực đơn hàng ngày mà không biết. Chẳng hạn như sầu riêng, các loại hành, tỏi… Chúng có mùi khá nồng và có thể chứa lưu huỳnh khiến cho hơi thở cũng như khoang miệng phát sinh mùi hôi khó chịu.

Trường hợp sau khi sử dụng các thực phẩm trên mà bạn không đánh răng ngay thì mùi hôi có thể lưu lại rất lâu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên tất yếu sẽ dẫn đến hôi miệng sau khi sinh.

  • Thiếu nước:

Uống ít nước, cơ thể bị mất nước khiến cho tuyến nước bọt tiết ra ít hơn. Tình trạng này khiến cho khoang miệng không được làm sạch dẫn đến hôi miệng.

  • Lạm dụng chất kích thích:

Một số ít trường hợp đẻ xong bị hôi miệng sau sinh do lạm dụng các chất kích thích, chẳng hạn như rượu, bia, nước trà đặc hay cà phê… Chúng có thể gây khô miệng, mất nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sản sinh ra nhiều khí sulfur.

  • Các vấn đề ở tuyến nước bọt:

Tình trạng hôi miệng sau sinh có thể xảy ra sau khi gặp phải các vấn đề liên quan đến tuyến nước bọt, điển hình nhất là bệnh viêm tuyến nước bọt. Lúc này, nước bọt tiết ra thường có chứa vi khuẩn và mùi hôi làm ảnh hưởng đến khoang miệng của bạn.

Ở người bình thường, tuyến nước bọt có chứa enzym giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và tiêu hóa một phần thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Tình trạng giảm tiết nước bọt xảy ra có thể khiến các chức năng trên bị suy giảm và khiến chị em bị hôi miệng sau sinh.

  • Mắc bệnh nha khoa:

Các vấn đề về nha khoa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khoang miệng cũng như hơi thở của mẹ bỉm. Nhiều phụ nữ sau sinh bị hôi miệng do có tiền sử mắc các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng khôn, viêm quanh chóp răng, viêm nướu…

  • Đẻ xong bị hôi miệng do bệnh đường tiêu hóa:

Các trục trặc ở đường tiêu hóa cũng có thể khiến mẹ bỉm phải đối mặt với tình trạng hôi miệng. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi mắc căn bệnh này, thức ăn cùng với axit dịch vị từ bao tử trào ngược lên trên thực quản và có thể thoát ra ngoài miệng khiến cho hơi thở nặng mùi.

  • Các vấn đề ở đường hô hấp:

Nhiều trường hợp bị hôi miệng sau khi sinh do ảnh hưởng của các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi dị ứng, bệnh viêm phổi mãn tính, bệnh ung thư phổi hay viêm họng hạt.

  • Những nguyên nhân khác:

Bên cạnh những lý do trên, chị em có thể bị hôi miệng sau sinh vì những nguyên nhân khác như: Tác dụng phụ của thuốc, lắp răng giả, nhiễm nấm candida, tiểu đường sau sinh, chế độ ăn ít carbohydrate…

Nhận biết bị hôi miệng sau sinh

Tình trạng hôi miệng sau khi sinh có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau nên không phải mẹ nào cũng nhận thức được mình đang gặp phải vấn đề này. Để nhận biết bản thân có bị hôi miệng sau sinh hay không, chị em có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc chú ý đến phản ứng của người xung quanh khi giao tiếp ở khoảng cách gần với họ.

mẹ sau sinh bị hôi miệng
Đẻ xong bị hôi miệng khiến nhiều chị em gặp trở ngại khi giao tiếp với người khác

Cách khác, chị em có thể tự thực hiện bài kiểm tra hôi miệng dưới đây:

  • Liếm mu bàn tay hoặc dùng tăm bông thấm nước bọt đưa lên mũi ngửi. Hầu hết các trường hợp bị hôi miệng thì nước bọt cũng có mùi hôi.
  • Thổi hơi từ miệng vào một cái chai và ngửi thử.

Tại các phòng khám nha khoa, bác sĩ có thể sử dụng thiết bị đo nồng độ mùi để xác định chính xác hơn về tình trạng hôi miệng sau sinh cho chị em, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Mẹ sau sinh bị hôi miệng có sao không?

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng hôi miệng sau khi sinh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khoang miệng và hơi thở luôn xuất hiện mùi hôi thường trực khiến cho các mẹ cảm thấy ngại ngùng, mất tự tin khi giao tiếp với người khác.

Bên cạnh đó, tình trạng sau sinh bị hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Nếu hơi thở có mùi hôi kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác, mẹ nên thăm khám để được điều trị sớm.

Cách chữa hôi miệng sau sinh

Các phương pháp chữa trị chuyên sâu thường ít khi được chỉ định trong giai đoạn hậu sản để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe của mẹ. Hơn nữa, việc tác động điều trị bằng y khoa cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Các mẹ sau sinh bị hôi thường thường được khuyến khích thử nghiệm các giải pháp khắc phục hơi thở có mùi tự nhiên, chẳng hạn như điều chỉnh chế độ ăn uống, cách chăm sóc răng miệng hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian.

Dưới đây là những cách chữa hôi miệng sau khi sinh an toàn để mẹ tham khảo:

1. Sử dụng thực phẩm khử mùi hôi miệng sau sinh

Thói quen ăn uống hằng ngày có liên quan mật thiết với tình trạng hôi miệng sau khi sinh. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện hơi thở có mùi, chị em nên xem xét lại chế độ ăn uống của bản thân. Loại bỏ các thức ăn nặng mùi ra khỏi thực đơn và thay thế bằng những thực phẩm trị hôi miệng để đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên.

Bị hôi miệng sau khi sinh nên ăn gì?

  • Gừng: Khử mùi, giảm đau răng, cải thiện các chứng viêm nha chu, viêm lợi, viêm xoang hay viêm họng hạt – các bệnh lý thường gặp khiến mẹ sau sinh bị hôi miệng.
  • Giấm táo: Giàu axit lactic và vitamin C, giấm táo không chỉ giúp đánh bay mùi hôi miệng và còn có tác dụng làm trắng răng, thúc đẩy tiêu hóa, trung hòa axit dạ dày.
  • Mật ong: Giàu chất chống oxy hóa, mật ong có tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, cải thiện các chứng nhiễm trùng trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Húng quế, bạc hà: Các thực phẩm này đều chứa một lượng lớn menthol và tinh dầu thơm. Mẹ bỉm có thể dùng kèm với thức ăn để loại bỏ mùi hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát hơn.
  • Các thực phẩm khác: Dầu dừa, ngò gai, rau thì là, chanh, sữa chua…
đẻ xong bị hôi miệng nên ăn gừng
Gừng có khả năng khử mùi tốt nên được sử dụng trong thực đơn của phụ nữ bị hôi miệng sau khi sinh

Đẻ xong bị hôi miệng nên kiêng gì?

Các thực phẩm, đồ uống chị em nên hạn chế sử dụng khi bị hôi miệng sau sinh bao gồm:

  • Gia vị cay
  • Nước ngọt các loại
  • Cà phê
  • Thức uống chứa cồn
  • Trà đặc
  • Hành tây, củ hành tím, lá hành
  • Tỏi

Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng cần chú ý uống nhiều nước hơn, khoảng 2.5 – 3 lít. Tốt nhất uống là nước ấm. Nước giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch răng miệng, tăng cường bài tiết nước bọt, thúc đẩy chức năng tiêu hóa và loại bỏ một phần vi khuẩn có hại cho khoang miệng.

2. Cách chữa hôi miệng sau sinh tại nhà bằng thảo dược

Một số loại thảo dược có thể giúp khắc phục tình trạng hôi miệng cho phụ nữ sau sinh mà không gây mất sữa hay ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

  • Bài thuốc từ nụ đinh hương: Tinh dầu trong nụ đinh hương có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và khử mùi hiệu quả. Trường hợp bị hôi miệng sau sinh, các mẹ chỉ cần lấy 1 – 2 nụ đinh hương khô nhai từ từ để tinh dầu tiết ra và thẩm thấu đến mọi vị trí trong khoang miệng, giúp hơi thở thơm tho hơn. Áp dụng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn hoặc khi hơi thở có mùi hôi.
  • Dùng quế hoa: Thảo dược này nổi tiếng với hương thơm đặc trưng và thường được dùng để điều chế hương liệu. Chiết xuất từ quế hoa cũng có mặt trong nhiều loại nước súc miệng hay thực phẩm chức năng hỗ trợ trị hôi miệng. Phụ nữ sau sinh có thể dùng quế hoa trị hôi miệng bằng cách hãm 3 – 5g với nước sôi uống thay trà hàng ngày. Để đảm bảo an toàn, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Mẹo chữa hôi miệng sau khi sinh bằng hương nhu: Với thảo dược này, mẹ chỉ cần hái 1 nắm lá tươi đem nấu nước dùng súc miệng hàng ngày để khử mùi hôi.

3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách

Chú trọng hơn vào công tác vệ sinh răng miệng cũng là một cách chữa hôi miệng sau sinh đơn giản, có thể cho hiệu quả trong nhiều trường hợp.

Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải mẹ bỉm nào cũng thực hiện đúng cách. Thức ăn dư thừa không được làm sạch sẽ hình thành mảng bám và thúc đẩy vi khuẩn phát triển gây sâu răng, hôi miệng, viêm nướu răng cùng nhiều vấn đề khác về nha chu.

cách chữa hôi miệng sau sinh
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi sinh một cách an toàn

Để nhanh chóng khắc phục được tình trạng hôi miệng sau khi sinh, trong quá trình vệ sinh răng miệng chị em cần chú ý:

  • Đánh răng mỗi ngày từ 2 – 3 lần bằng bàn chải có đầu lông mềm mại. Đánh chải kỹ để mọi bề mặt răng đều được làm sạch. Định kỳ thay bàn chải sau mỗi 2 – 3 tháng.
  • Sau khi ăn các loại thịt dai hay thực phẩm dễ dính răng, mẹ hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.
  • Súc miệng với nước muối pha loãng hàng ngày hoặc các sản phẩm nước súc miệng chứa tinh dầu thiên nhiên có khả năng khử mùi.
  • Tránh sử dụng tăm tre vì dụng cụ này không đảm bảo cho răng được làm sạch hoàn toàn nhưng dễ gây chảy máu, thưa kẽ răng.

4. Điều trị hôi miệng sau khi sinh bằng y tế

Nếu tình trạng hôi miệng sau khi sinh có liên quan đến các vấn đề về nha khoa, bệnh ở đường tiêu hóa, cơ quan hô hấp hay các bệnh lý khác, chị em cần được can thiệp điều trị bằng y tế nếu cần thiết. Việc kiểm soát tốt các vấn đề về sức khỏe sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng hôi miệng.

Có thể bạn quan tâm

12 Thực Phẩm Gây Hôi Miệng Nên Tránh Trong Mỗi Bữa Ăn

Nhiều thực phẩm gây hôi miệng mặc dù rất hấp dẫn nhưng lại khiến bạn phải e dè khi có ý định sử dụng trong bữa ăn. Chúng có thể...
Hôi miệng sau khi ngủ dậy là do đâu?

Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhanh

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến hiện...

12 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà Giúp Lấy Lại Tự Tin

Bệnh hôi miệng khiến bạn trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Hãy áp dụng ngay 12 cách trị hôi...

Chữa Hôi Miệng Bằng Baking Soda Nhanh Đến Khó Tin

Cách chữa hôi miệng bằng baking soda khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực trong việc loại bỏ...

Lợi ích của nước vo gạo đối với tình trạng hôi miệng

Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Vo Gạo – Mẹo Dân Gian

Mẹo chữa hôi miệng bằng nước vo gạo được nhiều người truyền tai nhau. Nhờ trong nước vo gạo có...

13 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Có Hiệu Quả Bất Ngờ

Sử dụng thực phẩm trị hôi miệng là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người lựa chọn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.