Hở Van Tim Có Bị Hôi Miệng Không? Hướng Xử Lý Nhanh

Hở van tim có bị hôi miệng không? Để giải đáp vấn đề này, trước hết bạn đọc cần nắm rõ khái niệm hở van tim là gì, cơ chế hoạt động của bệnh và các yếu tố đi kèm. Người mắc bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng đặc trưng, trong đó một số trường hợp phát hiện hơi thở có mùi bất thường.

Hở van tim có bị hôi miệng không?

Hở van tim có bị hôi miệng không? Trước khi giải đáp vấn đề này, bạn đọc cần hiểu bệnh hở van tim là gì. Theo đó, hở van tim là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng van tim không đóng kín lại như bình thường làm máu trào ngược lại buồng tim trong quá trình co bóp.

Hở van tim có bị hôi miệng không?
Hở van tim là bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của bệnh nhân

Tùy theo tình trạng người bệnh đang gặp phải, chuyên gia chia bệnh lý thành 4 dạng chính, gồm hở van tim 2 lá, 3 lá, hở van động mạch chủ và động mạch phổi. Mỗi dạng bệnh khác nhau sẽ được phân chia thành các mức độ từ nhẹ đến nặng nề. Trường hợp không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có khả năng phát sinh nhiều biến chứng.

Nguyên nhân gây hở van tim thường liên quan đến yếu tố bẩm sinh là chủ yếu, ngoài ra còn có khả năng khởi phát do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Nhận biết thông qua các dấu hiệu như: Khó thở, mệt mỏi cơ thể, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, hoa mắt, chóng mặt, sưng chân, mắt cá chân, ho vào ban đêm,…

Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây hại nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Về thắc mắc, hở van tim có bị hôi miệng không, câu trả lời không. Chuyên gia lý giải, khi mắc bệnh hở van tim, một phần máu bị đọng lại ở tim và phổi, khiến cho một số cơ quan không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết.

Điều này khiến cho bệnh nhân bị khó thở, mệt mỏi và thay đổi nhịp tim so với bình thường. Tuy nhiên, các tổn thương xảy ra ở van tim lại không ảnh hưởng đến khoang miệng, do đó tình trạng hôi miệng không phải do nguyên nhân hở van tim gây ra.

Một số yếu tố bệnh lý có khả năng tác động gây mùi hôi ở miệng thường được đề cập bao gồm bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hoặc do bệnh dạ dày, hở van dạ dày, bệnh hô hấp,… gây ra. Chính vì thế, bệnh nhân bị hở van tim gặp phải biểu hiện hôi miệng kéo dài nên xem xét, tìm ra nguyên nhân và khắc phục sớm.

Hướng xử lý nhanh khi bị hôi miệng

Vậy làm thế nào khi miệng có mùi hôi khó chịu? Trước hết chuyên gia khuyến khích bạn nên đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám và xác định nguyên nhân gây mùi hôi. Trường hợp mùi xuất phát từ nguyên nhân tạm thời, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để khắc phục.

Hướng xử lý nhanh khi bị hôi miệng
Hở van tim có bị hôi miệng không? Câu trả lời là không, mùi hôi do ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý khác

Tuy nhiên đối với các bệnh lý cơ thể gây triệu chứng hôi miệng, để khắc phục cần điều trị tận gốc bệnh lý. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để giảm rủi ro gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo hay giúp xử lý nhanh khi bị hôi miệng, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Đánh răng khi nhận thấy cơn hôi miệng xuất hiện. Ngoài ra bạn nên đánh răng đúng cách mỗi ngày 2 – 3 lần để làm sạch hàm răng, khoang miệng tránh tình trạng vi khuẩn tiếp tục sinh sôi, mảng bám thức ăn tích tụ tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa chất làm thơm miệng hoặc có thể kết hợp dùng nước súc miệng, sản phẩm xịt thơm miệng để lấy lại hơi thở thơm tho, tự tin khi giao tiếp.
  • Uống nước, uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng khiến khoang miệng phát ra mùi hôi khó chịu.
  • Sử dụng kẹo cao su, nhai kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt, giảm tình trạng khô miệng gây mùi.
  • Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, sầu riêng,… những loại có khả năng lưu mùi lâu khiến hơi thở của bạn không được thơm tho.
  • Tránh uống nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn, cà phê,… chúng là các nguyên nhân có thể tác động khiến khoang miệng tiết ít nước bọt hơn, đồng thời tạo cơ hội cho hại khuẩn phát triển làm miệng có mùi hôi bất thường.
  • Sử dụng một số lá thảo dược quanh nhà để ngậm, làm nước súc miệng trị hôi miệng. Thường dùng như lá ổi, lá lược vàng, trà xanh,…
  • Sử dụng thuốc trị hôi miệng hoặc các sản phẩm trị hôi miệng theo hướng dẫn của bác sĩ, người có chuyên môn để đảm bảo quá trình điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
  • Kiểm tra sức khỏe và tình trạng răng miệng định kỳ, nếu phát hiện bất thường nên chủ động điều trị sớm để phòng tránh rủi ro.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Hở van tim có bị hôi miệng không?” và các phương pháp xử lý nhanh mùi hôi trong khoang miệng. Để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn, bạn đọc nên chủ động bảo vệ sức khỏe tổng thể, sức khỏe răng miệng đúng cách. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là do đâu?

Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhanh

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến hiện...

Chữa Hôi Miệng Bằng Baking Soda Nhanh Đến Khó Tin

Cách chữa hôi miệng bằng baking soda khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực trong việc loại bỏ...

Mùi Amoniac trong hơi thở là gì?

Hơi Thở Có Mùi Amoniac (Mùi Khai) Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Hơi thở có mùi Amoniac (mùi khai) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng này...

Dùng dầu dừa chữa hôi miệng có hiệu quả không?

4 Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Dầu Dừa Dễ Dàng Tại Nhà

Phương pháp chữa hôi miệng bằng dầu dừa đơn giản, hiện nay được nhiều người quan tâm và áp dụng....

Ăn sống tỏi cũng là cách hay để chữa viêm xoang

14 Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Nhanh Mà Dễ Dàng

Tỏi mặc dù có thể tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn nhưng cũng là thủ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.