Thực hư cao dán từ nọc rắn trị phong thấp

Bài thuốc cao dán từ nọc rắn trị phong thấp được lưu truyền trong dân gian bởi những hiệu quả của mình. Vậy trên thực tế thì cao dán từ nọc rắn có những công dụng gì trong điều trị bệnh từ xương khớp nói chung và bệnh phong thấp nói riêng? 

Nọc rắn điều trị phong thấp
Nọc rắn trị phong thấp là bài thuốc dân gian được ứng dụng từ thời xa xưa

Tác dụng điều trị bệnh từ cao dán nọc rắn

Không có nhiều loài rắn có thể được dùng để làm thuốc trị bệnh. Đối với các loại bệnh về xương khớp, thì loài rắn có được công hiệu điều trị tốt nhất là rắn hổ mang. Theo y học cổ truyền, cao rắn có những đặc điểm như tính ấm, vị ngọt, hơi mạnh, được xếp vào loại vị thuốc làm mạnh gân cốt.

Các thầy thuốc xưa sử dụng gần như tất cả các bộ phận của rắn hổ mang để làm cao trị các bệnh về xương khớp. Với mỗi bộ phận đều có những công dụng riêng.

Tất cả các bộ phận của rắn hổ mang đều có thể là bài thuốc làm mạnh xương khớp
Tất cả các bộ phận của rắn hổ mang đều có thể là bài thuốc làm mạnh xương khớp

1. Thịt rắn

Thịt rắn được gọi với tên dân gian là xà nhục, là loại thực phẩm có chứa nhiều acid amin, Protid, với công dụng chữa các bệnh đau nhức thần kinh, xương khớp xưng đau, nhức mỏi chân tay,…

2. Mật rắn

Mật rắn có các công dụng trong việc điều trị các chứng bệnh kinh niên như đau bụng, đau lưng, nhức đầu và đặc biệt hiệu quả khi chữa các chứng xương khớp bị sưng đỏ.

3. Nọc rắn

Nọc rắn là bộ phận có chứa chất độc duy nhất của rắn hổ mang. Nọc rắn  thường được ứng dụng trong y học hiện đại ngày nay dưới dạng cao dán hoặc cao bôi ngoài. Chuyên trị các chứng viêm khớp, viêm dây thần kinh, thấp khớp.

Để chế tạo các loại cao dán từ nọc rắn hổ mang, người ta thường sử dụng hầu hết các bộ phận của rắn, với mỗi bộ phận đều có công dụng riêng.

Trong Đông y, Cao rắn hổ mang là loại thuốc được xếp vào bảng đầu với công dụng chữa các bệnh như: Viêm khớp, thấp khớp, tê liệt, đau nhức,…Ngoài các hiệu quả với xương khớp, bài thuốc này còn được các quý ông ưa chuộng bởi khả năng cải thiện và làm tăng sinh lực phái mạnh.

Y học hiện đại đã có những phân tích cụ thể hơn về các thành phần có bên trong cao rắn hổ mang. Cụ thể, loại cao này có chứa các thành phần Vitamin và các khoáng chất quý hiếm như Canxi, kali, sắt,…, đây là những nguyên liệu để tổng hợp nên Proteoglycan. Đây là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và đảm bảo cấu trúc của sụn khớp.

Sử dụng cao dán nọc rắn như thế nào để có hiệu quả với bệnh phong thấp?

Cao dán nọc rắn là một trong những phương án điều trị bệnh phong thấp được nhiều người bệnh ứng dụng. Dù vậy, không phải trong trường hợp nào, loại cao dán này cũng có thể phát huy được công dụng của mình. Người bệnh cần lưu ý các trường hợp cụ thể để sử dụng và tần suất sử dụng cao dán để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.

Nọc rắn trị phong thấp
Nọc rắn trị phong thấp cần được sử dụng theo đúng những chỉ định từ phía các bác sĩ

1. Cao dán nọc rắn được Đông y khuyên dùng trong các trường hợp bệnh mạn tính với mức độ nhẹ

Cao dán nọc rắn là sản phẩm được chiết xuất từ nọc rắn hoặc có thể là toàn bộ các bộ phận của rắn. Theo nhiều chuyên gia y học cổ truyền, loại cao này chỉ phát huy được công dụng của mình trong trường hợp người bệnh mắc các chứng bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ.

Trước khi dùng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn để nhận được sự tư vấn về cách thức sử dụng và tần suất sử dụng sản phẩm.

2. Cao rắn hổ mang nên được sử dụng từ trước khi các nguy cơ mắc bệnh xảy ra

Theo thống kê Dịch tễ tại Việt Nam hiện nay, có hơn 80% người cao tuổi mắc các chứng bệnh nghiêm trọng về khớp, xương. Điều này gây nên những ảnh hưởng chúc năng tương đối nặng nề và làm giảm tuổi thọ của người mắc bệnh.

Cao rắn hổ mang nói chung và cao dán từ nọc rắn nói riêng nếu được sử dụng định kỳ với liều lượng phù hợp có thể giúp hệ thống xương khớp được trơn tru và phòng ngừa các bệnh về xương khớp hiệu quả.

Vì vậy, cao rắn hổ mang nên được sử dụng trước khi các nguy cơ của bệnh phong thấp, bệnh xương khớp có thể xảy ra. Thông thường, những người trung niên là đối tượng được khuyên dùng cao nọc rắn để giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khi về già.

3. Hiệu quả của cao dán sẽ phụ thuộc vào tùy cơ địa của mỗi người

Cao dán nọc rắn sẽ có tác dụng tốt hơn đối với những người kiên trì sử dụng đều, đúng tuân thủ liệu trình. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sử dụng của cao dán nọc rắn cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Người sử dụng nên chú ý đến đến độ tập luyện và ăn uống đầy đủ để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

4. Lựa chọn cao dán chất lượng và đảm bảo nguồn gốc xuất xứ

Các loại cao dán nọc rắn hiện nay chủ yếu được chiết xuất từ phần nọc và các bộ phận của rắn hổ mang. Đây là loài rắn quý hiếm và chủ yếu được nuôi nhân tạo để chế biến nên thuốc. Vì vậy giá thành của các loại cao dán là không hề thấp. Bạn nên ưu tiên những loại cao dán chất lượng, đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường.

Những thông tin do Thuốc Dân Tộc cung cấp không có giá trị thay thế những tư vấn và chẩn trị đến từ các bác sĩ có chuyên môn. 

Có thể bạn quan tâm

Bệnh phong thấp có lây không? Phòng bệnh như thế nào?

Phong thấp là căn bệnh không còn quá xa lạ với người già, người cao tuổi. Đây được xem là bệnh kinh niên không có phương pháp điều trị dứt...
Bệnh phong thấp

Bị phong thấp cần kiêng những gì ?

Để tăng hiệu quả chữa trị bệnh phong thấp, ngoài tuân thủ những chỉ định từ bác sĩ, các bệnh...

7 cây thuốc nam chữa phong tê thấp có sẵn trong vườn

Một số cây thuốc Nam chữa phong tê thấp đã được áp dụng từ lâu đời như ngải cứu, cây...

Tìm hiểu cách chữa bệnh phong thấp bằng Đông y

5 bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Ngoài điều trị bằng thuốc tây, chữa bệnh phong thấp bằng Đông y là phương pháp được khá nhiều người...

Bệnh phong tê thấp có chữa khỏi được không? [2023]

Phong tê thấp hay còn gọi là bệnh phong thấp. Bệnh lý này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và...

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ngay cả đối với người trẻ. Và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *