4 Mẹo dùng lá lốt trị bệnh phong thấp cực hiệu quả mà ít ai biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phong thấp là các bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp như thoái hóa khớp, đau cột sống, thoái vị đĩa đệm,… Đây cũng chính là căn bệnh phổ biến thường gặp ở những người cao tuổi, người lao động nặng, nhân viên văn phòng. Chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt là bài thuốc dân gian đã có từ lâu, đến nay vẫn được đa số mọi người tin tưởng và sử dụng. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một vài mẹo vặt dùng lá lốt để trị phong thấp người bệnh không nên bỏ qua.

Cách trị phong thấp bằng lá lốt
Mẹo vặt dùng lá lốt để điều trị các bệnh lý về xương khớp

Cây lá lốt có tên khoa học là Piper, thuộc họ hồ tiêu. Cây lá lốt được trồng rất nhiều tại các địa phương ở nước ta, có thể bắt gặp các cây lá lốt tại các nơi ẩm ướt, dọc bờ nước. Cây lá lốt là cây leo, cao khoảng 30 – 40cm. Lá đơn, có hình dáng trái tim, mặt lá láng bóng, thường hay bị nhầm lẫn lá lốt với lá trầu không. Không chỉ được sử dụng trong các món ăn Việt mà còn được dùng để làm thuốc điều trị bệnh.

Công dụng của lá lốt trong điều trị phong thấp

Mỗi loại lá sẽ mang lại mùi vị đặc trưng riêng của nó, lá lốt cũng vậy, lá lốt có mùi nồng, hơi cay, the. Mỗi bộ phận của cây như lá, rễ, cành đều có công dụng điều trị các bệnh riêng biệt.

Dùng lá lốt để sắc lấy nước uống, hoặc đem ngâm chân cho các người đang bị phong thấp, có tác dụng làm giảm những cơn đau, tay chân được thư giãn khi bị tê cứng, chống phong hàn ở mức thấp.

4 Mẹo chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt cực hay nên thử

Dưới đây là những cách trị phong thấp bằng lá lốt đơn giản nhất, có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu nhà bạn có những lùm cây lá lốt thì tốt quá rồi, thật tiện lợi để bạn sử dụng. Hoặc bạn có thể tìm mua lá lốt tại các rạp rau ngoài chợ với giá cả khá mềm.

1. Ngâm chân với lá lốt

Sử dụng một ít lá lốt tươi cùng với một ít lá ngải cứu, giã nát và thêm một ít muối vào lượng nước sôi vừa đủ. Người bệnh sử dụng ngâm chân tay đến khi nước nguội mới thôi, có thể vừa ngâm tay chân vừa thư giãn cơ thể. Thực hiện liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.

Xem thêm: 10 Bài thuốc ngâm chân trị phong thấp giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh

Ngâm chân với lá lốt trị phong thấp
Ngâm chân với lá lốt điều trị bệnh phong thấp

2. Sắc lấy nước uống

Sắc lá lốt tươi cùng với 2 chén nước sao cho còn 1 chén chia làm 2 lần uống và sử dụng trong vòng 10 ngày. Sử dụng lá lốt sắc hằng ngày giúp lưu thông máu.

Thể thuận tiện hơn trong việc bảo quản lá lốt, bạn có thể sử dụng lá lốt đã phơi khô để sử dụng dần.

3. Đắp các vùng khớp bị đau

Sử dụng lá lốt tươi cùng với một ít lá ngải cứu, rửa sạch với muối rồi đem giã nát. Bạn cần cho thêm một ít giấm rồi đem chưng nóng. Đắp lên những vùng xương khớp bị đau, kết hợp với việc thư giãn, bạn có thể sử dụng hằng ngày hoặc khi gặp phải các cơn đau đột ngột.

4. Cách món ăn từ lá lốt

Bạn có thể bổ sung vào thực đơn của gia đình với các món ăn từ lá lốt, không chỉ sử dụng cho người bệnh mà cả gia đình có thể thưởng thức những món ăn vừa ngon vừa dễ làm.

Canh lá lốt

Chuẩn bị:

  • Lá lốt: Cần rửa sạch với nước muối, xắc nhỏ.
  • Cá hoặc thịt: Rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, ướp cá hoặc thịt một ít gia vị trước khi chế biến. Bạn có thể thay thế cá hoặc thịt bằng các thực phẩm khác mà bạn thích như: thịt bò, thịt heo, nghêu, sò, tôm,…
  • Gừng: Gọt bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng và nhỏ.
  • Gia vị cần dùng.

Cách làm:

Đun một nước vừa đủ, nước sôi bạn nên cho cá hoặc thịt và trước khi bỏ lá lốt vào, bởi lá lốt rất mau chín, nếu nấu quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong lá. Và đừng quên cho gừng vào nồi canh, gừng có tác dụng làm giảm mùi nồng của lá, tránh đau bụng. Nêm nếm gia vị đủ dùng, hợp khẩu vị với mình.

Khi canh chín tới, nhắc xuống bếp, múc canh ra tô và thưởng thức ngon hơn khi canh còn nóng. Canh lá lốt có thể dùng kèm với thức ăn hoặc có thể ăn không.

Trị phong thấp bằng món ăn từ lá lốt
Bổ sung canh lá lốt vào thực đơn của gia đình

Bò nướng lá lốt

Chuẩn bị:

  • Lá lốt: Nhặt bỏ cuống, rửa sạch bằng nước muối rồi vớt ra để ráo.
  • Thịt bò, có thể sử dụng thịt heo để thay thế hoặc nấu chung: Rửa sạch rồi băm nhuyễn (bạn có thể mua thịt đã băm sẵn để tiện hơn), sau đó ướp thịt với các gia vị có sẵn.
  • Hành tím: Bóc vỏ và cho vào chảo phi thơm.
  • Đậu phộng được rang chín.

Cách làm:

Dùng muỗng múc một ít thịt lên lá lốt rồi nhẹ tay cuộn tròn lại không được để thịt rơi ra ngoài, lần lượt thực hiện thao tác cuốn thịt với lá lốt cho đến khi hết nguyên liệu.

Đem các phần đã cuốn được đem đi nướng, bạn có thể nướng bằng lò vi sóng hoặc là lò than.

Trình bày các phần bò lá lốt đã chín ra dĩa, bạn có thể dùng kèm với nước mắm, bánh tráng, bún, các loại rau.

Cách trị phong thấp bằng món bò nướng lá lốt
Thưởng thức bò nướng lá lốt kèm với mắm chấm, rau, bánh tráng và bún

Điều trị bệnh phong thấp bằng phương pháp dân gian không những an toàn, hiệu quả mà còn tiết kiệm được chi phí khám và điều trị bệnh. Những mẹo chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt, bạn đọc nên bỏ túi để có thể sử dụng vào những lúc cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chuẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

10 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp giúp giảm đi triệu chứng

Chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày vào mỗi buổi tối để thực hiện các bài thuốc ngâm chân...

Tìm hiểu cách bấm huyệt chữa phong thấp

Thủ thuật bấm huyệt chữa phong thấp là cách điều trị không sử dụng thuốc. Thủ thuật này tận dụng...

Bệnh phong tê thấp có chữa khỏi được không? [2023]

Phong tê thấp hay còn gọi là bệnh phong thấp. Bệnh lý này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và...

Cách chữa phong thấp bằng muối có hiệu quả không?

Các nhà khoa học đã tìm ra một cách đơn giản để giảm bớt triệu chứng của bệnh phong thấp,...

Bật mí 3 bài rượu thuốc chữa phong tê thấp

Các bài rượu thuốc chữa phong tê thấp tận dụng dược liệu tự nhiên để làm giảm cơn đau nhức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *