Chứng phong thấp sau sinh: nguyên nhân, ngăn ngừa & khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Trải qua quá mang thai và sinh nở thường ảnh hưởng không hề nhỏ đến hệ thống xương khớp. Các bà mẹ bỉm sữa không thể tránh khỏi chứng phong thấp sau sinh và luôn bị các cơn đau nhức làm phiền, khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng bị thay đổi, hay cáu gắt, muộn phiền. Vậy, khi mắc phải căn bệnh này các bà mẹ cần làm gì để đẩy lùi nhanh triệu chứng bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe đến bản thân và trẻ sơ sinh.

Chứng phong thấp sau sinh
Chứng phong thấp sau sinh là gì? Nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn

Nguyên nhân dẫn đến chứng phong thấp sau sinh

Bệnh phong thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một dạng bệnh viêm xương khớp khá nguy hiểm. Phụ nữ sau sinh cũng là một trong những đối tượng dễ mắc phải bệnh này. Khi mắc phải bệnh này, các bà mẹ bỉm sữa thường xuyên bị các cơn đau nhức xương khớp quấy rối, tay chân thường xuyên bị tê mỏi.

Phong thấp sau sinh nếu không được điều trị triệt để hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến một số bệnh lý về tim mạch, hệ thần kinh, cột sống, nặng hơn có thể bị teo cơ, bại liệt hoặc tàn tật. Do đó, các bà mẹ bỉm sữa không được chủ quan với sức khỏe của mình khi mắc phải căn bệnh này. Vậy, những nguyên nào dẫn đến chứng phong thấp sau sinh.

Xương suy yếu

Trong quá trình mang thai, sự thiếu hụt canxi ở chị em là một việc không thể tránh khỏi dẫn đến tình trạng bị loãng xương. Sau mỗi giai đoạn sinh nở, hoạt động của buồng trứng suy giảm sẽ tiết ít estrogen gây thiếu nội tiết tố. Yếu tố estrogen được xem là một yếu tố quan trọng có vai trò ngăn chặn loãng xương. Do thiếu yếu tố này nên dẫn đến tình trạng loãng xương, có thể dẫn đến lưng còng, giảm chiều cao, xương không còn chắc khỏe, không còn linh hoạt hoặc các tình trạng sưng viêm ở khớp.

Khi mang thai, xương chậu thường xuyên bị giãn ra để có đủ không gian cho em bé khi cơ thể bé lớn dần. Thời kỳ hậu sản, khớp xương chậu có xu hướng trở lại trạng thái ban đầu. Chính vì sự dịch chuyển của xương chậu cùng với các khớp xương khác cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh phong thấp sau sinh và một số bệnh lý khác về xương.

Hệ miễn dịch giảm

Sau mỗi kỳ sinh nở, cơ thể của phụ nữ sẽ bị tuột dần, hệ miễn dịch giảm, tạo điều kiện phát sinh nhiều bệnh lý như chán ăn, khó ngủ, cơ thể hay mệt mỏi, tay chân bủn rủn dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, thiếu hụt lượng canxi. Nếu không có sức đề kháng, các bà mẹ bỉm sữa luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, lười vận động, khiến cho xương khớp cứng dần, không còn linh hoạt, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phong thấp.

Thói quen sinh hoạt

Do thói quen ở cử khoảng 1 – 2 tháng, cơ thể nằm hoặc ngồi không chỗ, cơ thể ít vận động cũng chính nguyên nhân dẫn đến bệnh phong thấp sau sinh. Đây cũng chính là thói quen thiếu khoa học mà đa số các sản phụ đều mắc phải. Nhưng không thể phụ nhận được tâm trạng hay hoạt động hàng ngày bị xáo trộn khi có em bé, dành thời gian cho bé nhiều hơn là cho bản thân. Gánh nặng từ chồng và từ con nhỏ cũng khiến cho cơ thể phụ nữ mệt mỏi, chỉ đắm chìm vào những cơn ngủ dài.

Ngoài ra còn có những thói quen sinh hoạt khác cũng có thể dẫn đến bệnh phong thấp như: ngồi hoặc đứng quá lâu, mang vác nặng, không có thời gian để xương nghỉ ngơi, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ không đúng tư thế,… đều có khả năng mắc bệnh này.

Nguyên nhân phong thấp sau sinh
Xương khớp yếu dần sau thời kỳ sinh đẻ là việc không thể tránh khỏi ở các mẹ bỉm sữa

Biện pháp điều trị phong thấp sau sinh

Chứng phong thấp sau sinh không phải là một trong những bệnh lý quá nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của các sản phụ. Chứng phong thấp cũng khá dễ điều trị nếu các bà mẹ biết cách để khắc phục những tình trạng về xương khớp, giảm dần quá trình loãng xương.

Cơ thể của các bà mẹ bỉm sữa chưa thực sự khỏe mạnh sau thời kỳ sinh nở, hệ miễn dịch còn yếu, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chuyên điều trị chứng phong thấp hay các thực phẩm chức năng đều bị bác bỏ. Bởi vì, việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh thông qua đường cho bú. Do đó, các sản phụ nên lựa chọn những biện pháp khắc phục an toàn và phù hợp với mức độ bệnh tình mà không ảnh hưởng đến con trẻ.

Xoa bóp

Xoa bóp giảm đau là giải pháp điều trị chứng phong thấp sau sinh an toàn và phù hợp cho tất cả các sản phụ, giúp giải phóng các mạch máu bị tắc nghẽn, tăng cường quá trình lưu thông máu. Xoa bóp hay massage nhẹ nhàng còn giúp giảm áp lực lên các mô và xương khớp. Để giảm nhanh các cơn đau xương khớp, các bà mẹ bỉm sữa thể sử dụng các loại thuốc xoa bóp có chiết xuất từ thiên nhiên để giảm nhanh các cơn đau nhức cơ khớp.

Các cơn đau nhức sẽ được đẩy lùi nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày. Thực hiện thao tác xoa bóp nhẹ nhàng và tăng độ mạnh dần. Đối với các vị trí đau nhức mà sản phụ không để cúi người hoặc vặn người để thực hiện, có thể nhận sự trợ giúp của người chồng hoặc người thân.

Tham khảo thêm: Các cách bấm huyệt chữa phong thấp hiệu quả

Tắm nước ấm

Cơ thể sản phụ yếu dần sau mỗi chu kỳ sinh nở, khi gặp nhiệt độ lạnh có thể là điều kiện cho các vấn đề xấu xuất hiện. Vì thế, thay vì tắm nước lạnh, các bà mẹ bỉm sữa được khuyên sử dụng nước ấm để tắm nhiều hơn, đặc biệt là những ngày trời trở lạnh.

Ngâm người trong nước lạnh giúp kích thích đến các mạch máu, quá trình lưu thông máu không bị tắc nghẽn, giảm áp lực lên vùng xương khớp và dây thần kinh, xoa dịu các chứng tê bì và cứng khớp. Ngoài ra, tắm nước ấm còn ngăn bệnh một số bệnh phụ khoa sau sinh.

Cách khắc phục chứng phong thấp sau sinh
Tắm nước ấm giúp xương khớp được thư giãn, giảm áp lực, cải thiện chứng phong thấp sau sinh

Chườm muối nóng

Chườm muối nóng để trị phong thấp sau sinh dựa trên nguyên tắc lấy nhiệt trừ hàn. Đây cũng chính là phương pháp trị phong thấp theo kinh nghiệm của dân gian thay thế việc sử dụng các loại thuốc xoa bóp của dược lý hiện đại.

Những túi muối hạt được rang nóng đem chườm lên vị trí xương khớp bị nhức giúp đánh tan các cơn đau, máu được lưu thông, giảm áp lực lên các dây thần kinh. Bên cạnh đó, muối biển còn có tính sát khuẩn cao, giúp triệt tiêu những mầm mống gây hại cho khớp.

Các sản phụ cần thực hiện để đều đặn mỗi ngày nếu mong muốn đạt được kết quả điều trị như mong muốn. Lưu ý, không sử dụng những túi muối còn quá nóng có thể bị bỏng da, chườm đến khi túi muối biển nguội dần là được.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc chữa phong thấp sau sinh cũng được khá nhiều các bà mẹ bỉm sữa áp dụng để điều trị, vừa hiệu quả vừa an toàn, ít khi gây ra các tác dụng phụ. Các phương thuốc trong dân gian để trị chứng phong thấp sau sinh thường được sử dụng là những bài thuốc ngâm từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như muối, gừng, ngải cứu, lá lốt,…

Thời điểm thích hợp để sử dụng các bài thuốc ngâm là mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, giúp giải thoát mọi sự mệt mỏi và căng thẳng của một ngày dài, đây cũng chính là thời điểm các xương khớp được nghỉ ngơi.

Xem ngay: 8 Cách chữa bệnh phong thấp theo dân gian hiệu quả, lành tính

Vận động cơ thể

Các bài tập vận động cơ thể là giải pháp không thể thiếu để trị chứng phong thấp sau sinh, giúp xua tan những căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể được thư giãn, cải thiện được sự vận động cử xương khớp. Các sản phụ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động nhiều và cường độ mạnh, các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý về xương khớp. Đó có thể là những bài tập của yoga, ngồi thiền.

Yoga là bộ môn đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng của hơi thở, những bài tập yoga còn giúp đầu óc thư giãn, cải thiện các vấn đề về tim mạch và thần kinh.

Vận động cơ thể hỗ trợ điều trị phong thấp sau sinh
Những bài tập của yoga giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh phong thấp sau sinh

Một số lưu ý để tránh chứng phong thấp sau sinh

Để tránh gặp phải chứng phong thấp sau mỗi thời kỳ sinh đẻ, các mẹ bầu cần có những biện pháp phòng tránh như:

  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi tình hình hàm lượng canxi có trong cơ thể và thai nhi. Các bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để xây dựng liều lượng canxi bổ sung bằng thuốc hoặc vitamin.
  • Trong mỗi bữa ăn cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B, D và canxi.
  • Uống đủ nước theo tiêu chuẩn, bổ sung các loại nước ép hoặc các loại sinh tố, hoặc bổ sung các loại sữa dành cho bà bầu có chứa hàm lượng canxi.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ, thi thoảng cần vận động tại chỗ, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ, điển hình như tập yoga, giúp máu huyết lưu thông.
  • Không mang vác quá nặng làm ảnh hưởng đến xương khớp và thai nhi.
Phòng tránh chứng phong thấp sau sinh
Phòng tránh chứng phong thấp sau sinh từ lúc mang thai ở thời kỳ giữa và cuối

Với những thông tin về chứng phong thấp sau sinh trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bà mẹ bầu và các bà mẹ bỉm sữa trong việc phòng tránh và ngăn ngừa chứng phong thấp. Bệnh phong thấp sau sinh không hẳn là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu không được phòng tránh và có biện pháp khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của các bà mẹ bỉm sữa.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Nọc rắn trị phong thấp

Thực hư cao dán từ nọc rắn trị phong thấp

Bài thuốc cao dán từ nọc rắn trị phong thấp được lưu truyền trong dân gian bởi những hiệu quả của mình. Vậy trên thực tế thì cao dán từ...

Bệnh phong tê thấp có chữa khỏi được không? [2023]

Phong tê thấp hay còn gọi là bệnh phong thấp. Bệnh lý này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và...

Bệnh phong thấp có lây không? Phòng bệnh như thế nào?

Phong thấp là căn bệnh không còn quá xa lạ với người già, người cao tuổi. Đây được xem là...

Tìm hiểu cách chữa bệnh phong thấp bằng Đông y

5 bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Ngoài điều trị bằng thuốc tây, chữa bệnh phong thấp bằng Đông y là phương pháp được khá nhiều người...

Ra mồ hôi

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và giải pháp điều trị

Bệnh phong thấp là cái tên được dân gian gọi cho tình trạng đổ mồ hôi ở tay, chân. Bệnh...

Phong thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp là tình trạng đau nhức, sưng đỏ ở các khớp xương...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *