Bệnh phong thấp có lây không? Phòng bệnh như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phong thấp là căn bệnh không còn quá xa lạ với người già, người cao tuổi. Đây được xem là bệnh kinh niên không có phương pháp điều trị dứt điểm. Số lượng người mắc phải bệnh này không ngừng tăng cao khiến cho nhiều người sẽ tưởng nhầm bệnh phong thấp là bệnh lây nhiễm. Vậy thực hư bệnh phong thấp có lây từ người này sang người khác không sẽ được chúng tôi giải đáp thắc mắc trong bài viết này.

Bệnh phong thấp có lây không? - Câu hỏi của nhiều bạn đọc đang quan tâm
Bệnh phong thấp có lây không? – Câu hỏi của nhiều bạn đọc đang quan tâm

Bệnh phong thấp có lây không?

Bệnh phong thấp là một bệnh lý liên quan đến sức khỏe của xương khớp và được gắn mác là “bệnh người già”. Số lượng người mắc phải bệnh phong thấp ngày càng gia tăng và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng tê bì, đau nhức ở chân tay, sưng, cứng khớp. Đối với những trường hợp nặng, bệnh phong thấp có thể gây nên các biến chứng xấu, ảnh hưởng đến một số bệnh lý khác như bệnh xương khớp khác, ảnh hưởng đến tim, dây thần kinh,…

Hiện nay, chưa có báo cáo chính thức nào về nguyên nhân gây nên bệnh phong thấp. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, bệnh phong thấp có thể gây nên do các biến chứng của một số bệnh lý về xương khớp khác, do thay đổi thời tiết, do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do di truyền.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, bệnh phong thấp là bệnh mãn tính, có thể có khả năng di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Nhưng về bản chất, bệnh phong thấp không phải là bệnh truyền nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Do đó, đây cũng chính là câu trả lời cho những ai đang lo lắng về bệnh này và có thể hoàn toàn yên tâm bản thân mình sẽ không bị lây nhiễm.

Bệnh phong thấp hoàn toàn không phải là bệnh lây nhiễm nhưng là một bệnh lý khó điều trị dứt điểm
Bệnh phong thấp hoàn toàn không phải là bệnh lây nhiễm nhưng là một bệnh lý khó điều trị dứt điểm

Những biện pháp phòng bệnh phong thấp

Hiện nay, với sự phát triển của ngành y học, bệnh phong thấp hoàn toàn có thể điều trị nhưng không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, các phương pháp điều trị chỉ giúp người bệnh giảm thiểu những cơn đau nhức và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Người bệnh phong thấp có thể điều trị bệnh y học cổ truyền, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa bằng các loại thuốc hoặc các ca phẫu thuật.

Theo thống kê của viện y học, bệnh phong thấp đang có xu hướng trẻ hóa. Đối tượng mắc bệnh không còn là những người già, người cao tuổi mà các bạn trẻ, người trung niên có thể mắc phải do chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc có thể do tính chất công việc ảnh hưởng đến xương khớp.

Chính vì thế, để không mắc phải bệnh “người già”, bạn cần có những biện pháp phòng bệnh phong thấp như dân gian từng có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Kết hợp với việc điều trị bằng thuốc, bạn đọc nên có những biện pháp phòng bệnh sau:

1. Chế độ ăn uống

Bạn nên tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, nên và không nên sử dụng những loại thực phẩm hay những loại thức ăn nào để phòng bệnh, đặc biệt là bệnh phong thấp.

Những thức ăn, đồ uống bạn nên sử dụng để phòng bệnh phòng thấp:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, rau củ tươi trong mỗi bữa ăn như: rau cải xanh, rau muống, táo, lê, dưa hấu, chuối,… vừa có lợi cho xương khớp vừa có công dụng hỗ trợ đường tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, hoặc có thể sử dụng các loại nước ép từ rau củ, trái cây.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi như: hải sản (tôm, cua, cá, ghẹ,…), sữa tươi, mè đen,… có tác dụng chống loãng xương và tái tạo xương sụn. Lưu ý, chỉ sử dụng vừa đủ, không được lạm dụng có thể gây nên bệnh gout.

Tránh mắc bệnh phong thấp, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn quá mặn
  • Đồ ngọt và đường tinh chế
  • Đồ uống có nhiều ga
  • Chất kích thích như: thuốc lá, bia, rượu, trà đặc, cà phê,…
Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong mỗi bữa ăn hằng ngày để phòng bệnh phong thấp
Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong mỗi bữa ăn hằng ngày để phòng bệnh phong thấp

2. Chế độ sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh phong thấp. Nhiều người thường ỉ lại hoặc bỏ qua những lối sống lành mạnh, những thói quen sinh hoạt tốt rất ít người quan tâm và kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Có rất nhiều người có suy nghĩ sẽ thay đổi chế độ sinh hoạt, nhưng chỉ kiên trì trong một thời gian ngắn và đâm ra chán nản.

Mỗi ngày, bạn có thể dành 15 – 30 phút vận động, tập thể dục thể thao, đi bộ, chạy bộ hoặc có thể tập yoga và dần tăng thời gian vận động theo từng ngày, có thể tăng lên tới 45 phút hoặc 60 phút mỗi ngày. Lưu ý, bạn nên lựa chọn các bài tập vừa sức và tập đúng cách. Tránh vận động quá mạnh, ảnh hưởng đến vấn đề xương khớp.

Mỗi ngày dành 30 - 45 phút để vận động cơ thể, tăng cường sức khỏe xương, phòng tránh bệnh phong thấp
Mỗi ngày dành 30 – 45 phút để vận động cơ thể, tăng cường sức khỏe xương, phòng tránh bệnh phong thấp

3. Giữ tinh thần thoải mái

Đừng xem con người là một máy móc chỉ biết liên tục “bào nát” công việc với đầu óc lúc nào cũng đầy sự căng thẳng và mệt mỏi. Bạn cần cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Thi thoảng dành vài phút để vận động nhẹ tại chỗ, vươn vai để các dây thần kinh được thư giãn.

Giấc ngủ cũng khá quan trọng, do đó, bạn cần ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya. Một giấc ngủ sâu cũng chính là một liều thuốc thư giãn hữu hiệu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái trong công việc cũng như trong cuộc sống. Chính sự thoải mái có thể giúp bạn giải quyết một số công việc được nhanh chóng.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan mỗi ngày
Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan mỗi ngày

Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi bệnh phong thấp có lây lan không và cần phòng tránh bệnh như thế nào. Bạn đọc có thể tự trả lời câu hỏi trên, bệnh phong thấp hoàn toàn không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng đây là bệnh khó điều trị dứt điểm. Để không mắc phải bệnh này, bạn nên có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của xương để tránh gặp phải những biến chứng khác.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ra mồ hôi

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và giải pháp điều trị

Bệnh phong thấp là cái tên được dân gian gọi cho tình trạng đổ mồ hôi ở tay, chân. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến những...

7 cây thuốc nam chữa phong tê thấp có sẵn trong vườn

Một số cây thuốc Nam chữa phong tê thấp đã được áp dụng từ lâu đời như ngải cứu, cây...

10 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp giúp giảm đi triệu chứng

Chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày vào mỗi buổi tối để thực hiện các bài thuốc ngâm chân...

Ra mồ hôi

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và giải pháp điều trị

Bệnh phong thấp là cái tên được dân gian gọi cho tình trạng đổ mồ hôi ở tay, chân. Bệnh...

Bật mí 3 bài rượu thuốc chữa phong tê thấp

Các bài rượu thuốc chữa phong tê thấp tận dụng dược liệu tự nhiên để làm giảm cơn đau nhức...

Cách nhận biết biểu hiện của bệnh phong tê thấp

Phong tê thấp (còn gọi là phong thấp) là bệnh lý xương khớp phổ biến ở đổi tượng người lớn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *