Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh phong thấp. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì bệnh cũng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như bệnh cột sống, hệ thần kinh và tim mạch,…

Phong thấp có nguy hiểm không
Bệnh phong thấp xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Những biểu hiện của bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là tình trạng miễn dịch tự thân mạn tính. Xuất hiện với những triệu chứng điển hình là đau đớn và sưng tấy ở phần khớp. Nếu nặng hơn, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên quan tâm đến các biểu hiện quan trọng đầu tiên của bệnh để được điều trị kịp thời.

1. Những cơn đau nhức xương khớp

Các cơn đau nhức xương khớp thường xuất hiện một cách âm ỉ. Cơn đau xuất hiện kể cả khi người bệnh vận động hoặc ngồi im. Kèm theo những cơn đau là tình trạng sưng tấy phần khớp bàn tay, khủy tay, ngón tay, cổ chân,…

Trường hợp người bệnh bị phong thấp nặng, còn có thể xuất hiện tình trạng ngón tay bị dị dạng, không thể co duỗi khớp như thông thường.

2. Cảm giác tê cứng khi ngủ dậy vào buổi sáng

Khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy các khớp xương trở nên cứng lại, gây khó co duỗi. Người bệnh thậm chí không thể tự mình mặc áo hoặc chải đầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày.

Bệnh phong thấp
Việc phát hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh kịp thời có thể làm giảm nguy cơ gây nên biến chứng của bệnh

3. Xuất hiện tình trạng có các hạt dưới da

Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng từ 15 – 25% bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện hạt dưới da khi mắc bệnh phong thấp. Các hạt này xuất hiện chủ yếu tại phần khớp khủy tay, đầu gối,… có kích thước từ 0,2 – 3cm.

Những hạt dưới da này còn xuất hiện ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim, phổi hay thậm chí là não bộ.

4. Hội chứng giảm tiết dịch xuất hiện ở nhiều người bệnh phong thấp

Tình trạng khô mắt, khô miệng, có ít nước mắt, dịch nước bọt cũng bị giảm là biểu hiện của nhiều người bệnh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt khi ăn các loại thực phẩm khô như bánh quy, bánh mỳ,..

5. Các triệu chứng phong thấp phổ biến khác

Người bệnh có cảm giác tim đập mạnh, ho nhiều, loạn nhịp, khó thở, tê liệt phần tay,… một vài trường hợp còn có biệu hiện thiếu máu và cảm nhận được sự lỏng lẻo của bắp thịt.

Tham khảo thêm: 10 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp giúp giảm đi triệu chứng

Bệnh phong thấp có nguy hiểm với sức khỏe không?

Phong thấp nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và làm xuất hiện nhiều loại bệnh khác nguy hiểm hơn. Các biến chứng thường gặp của bệnh phong thấp:

1. Tình trạng viêm trở nên lan rộng hơn

Phong thấp có thể gây viêm khởi phát ở nhiều bộ phận khác của cơ thể, điển hình là:

  • Tình trạng viêm phổi hoặc niêm mạc phổi. Từ đó có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như bệnh xơ phổi, đau ngực, khó thở dai dẳng cho người bệnh.
  • Viêm các mô xung quanh tim, dẫn đến các bệnh viêm các mô ở xung quanh tim, gây cảm giác đau ngực cho người bệnh.
  • Hội chứng viêm xơ cứng, gây đỏ mắt, đau, hoặc khô mắt do hội chứng Sjogren.
  • Gây nên các tổn thương đối với thành mạch máu. Điều này làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến các cơ quan và mô của cơ thể. Trong trường hợp nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng viêm do phong thấp có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ được giảm thiểu đáng kể.

2. Tổn thương khớp

Vai trò của việc kiểm soát tình trạng phong thấp là rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp người bệnh tránh được những tổn thương khớp vĩnh viễn. Các vấn đề khớp gặp phải khi phong thấp không được điều trị là:

  • Tổn thương xương và các phần sụn gần đó
  • Tổn thương gân
  • Khớp bị biến dạng

Những biến chứng này nếu xuất hiện cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật để ngăn ngừa việc mất chức năng của các khớp.

3. Các bệnh về tim mạch

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sẽ cao hơn nếu người bệnh mắc chứng phong thấp. Các bệnh này có thể là bệnh về tim hoặc mạch máu, làm xuất hiện các biến chứng đe dọa tính mạng như đau tim hoặc đột quỵ.

Hiện nay, vẫn chưa có được nguyên nhân chính xác làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim ở người phong thấp. Tuy nhiên, vẫn nên kiểm soát tốt bệnh phong thấp để giảm thiểu những tác động đến tim mạch. Một vài những cách phổ biến để bạn phòng ngừa bệnh:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Bỏ hút thuốc
  • Tập thể dục thường xuyên hơn.

Những lưu ý để phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng của bệnh phong thấp

Phong thấp
Lưu ý đến chế độ ăn để kiểm soát bệnh phong thấp một cách tốt nhất

Những triệu chứng nguy hiểm của bệnh phong thấp có thể được ngăn chặn nếu người bệnh có những phương pháp phòng ngừa, điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả.

1. Chú ý đến chế độ ăn khi mắc bệnh

Người bệnh phong thấp không phải do thiếu dinh dưỡng, chính vì vậy việc sử dụng một chế độ ăn theo dạng tẩm bổ quá nhiều là không cần thiết. Dù vậy, vẫn nên chú ý đến chế độ ăn để giảm thiểu triệu chứng của bệnh.

Thực phẩm nên ăn:

  • Các loại thực phẩm giàu canxi sữa tươi, mè đen hay xương ông để giúp giảm đau, chống tình trạng tổn thương ở xương. Nên lưu ý bổ sung đầy đủ, không thừa để tránh bệnh gout.
  • Ăn nhiều rau quả như chuối, rau cải, mồng tơi,… đây là những loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho xương khớp và tăng sức đề kháng.
  • Tăng cường nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ như gà rán hay xúc xích có thể làm bệnh nặng hơn
  • Nội tạng động vật và những loại thực phẩm giàu protein
  • Các loại tinh bột như gạo nếp hay bắp
  • Đồ ngọt, đồ uống có gas và Coffe khiến triệu chứng bệnh tăng nặng hơn

2. Tuân thủ theo những chỉ định từ phía các bác sĩ

Người bệnh có thể điều trị bệnh bằng Tây y hoặc Đông y. Mỗi trường phái đều có những ưu nhược điểm riêng trong quá trình điều trị bệnh, nhưng người bệnh cần đặc biệt chú ý đến những lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.

3. Chữa bệnh phong thấp bằng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên

Có nhiều loại thảo dược thiên nhiên hiệu quả trong việc điều trị bệnh phong thấp, tiêu biểu là những bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên dưới đây:

  • Bài thuốc từ gừng và hành: giã nát cả gừng và hành lại, trộn chung với rượu và sao cho nóng. Sau đó chườm vào các chỗ đau.
  • Bài thuốc từ chìa vôi: Sắc 20g lá chìa vôi kèm theo 15g hỗn hợp các thảo dược cành dâu, quế chi, bạch chỉ,.. sau đó sắc nước uống.
  • Ngải cứu: Trộn muối với ngải cứu, đun nóng và hơ tay, chân khi khói đang bốc lên.

Những thông tin do Thuốc Dân Tộc cung cấp không có giá trị thay thế những chẩn đoán và lời khuyên từ các bác sĩ có chuyên môn. 

Có thể bạn quan tâm

Ra mồ hôi

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và giải pháp điều trị

Bệnh phong thấp là cái tên được dân gian gọi cho tình trạng đổ mồ hôi ở tay, chân. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến những...

Cách nhận biết biểu hiện của bệnh phong tê thấp

Phong tê thấp (còn gọi là phong thấp) là bệnh lý xương khớp phổ biến ở đổi tượng người lớn...

Cách chữa phong thấp bằng muối có hiệu quả không?

Các nhà khoa học đã tìm ra một cách đơn giản để giảm bớt triệu chứng của bệnh phong thấp,...

Tìm hiểu cách bấm huyệt chữa phong thấp

Thủ thuật bấm huyệt chữa phong thấp là cách điều trị không sử dụng thuốc. Thủ thuật này tận dụng...

Bật mí cách phòng tránh bệnh phong thấp khi trời lạnh

Theo Đông Y, phong thấp (còn gọi là tý chứng) là do cơ thể hư nhược bị hàn, thấp, phong,...

Bật mí 3 bài rượu thuốc chữa phong tê thấp

Các bài rượu thuốc chữa phong tê thấp tận dụng dược liệu tự nhiên để làm giảm cơn đau nhức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *