Bệnh phong tê thấp có chữa khỏi được không? [2023]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phong tê thấp hay còn gọi là bệnh phong thấp. Bệnh lý này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan (xương khớp, mắt, tim, da,…). Vậy bệnh phong tê thấp có chữa được không? Cùng tìm hiểu qua những thông tin sau của bài viết:

phong thấp có chữa được không
Bệnh phong thấp có chữa được không?

Bệnh phong thấp có chữa được không?

Phong thấp là bệnh lý xảy ra khi xương khớp và các cơ quan trong cơ thể bị sưng viêm. Hiện tượng này xuất phát từ tình trạng rối loạn tự miễn – khi kháng thể của hệ miễn dịch tự tấn công vào các tế bào khỏe mạnh.

Đến nay vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào có thể chữa dứt điểm bệnh lý này. Mục tiêu chính của việc điều trị là làm giảm cơn đau, kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Mặc dù không thể chữa trị dứt điểm nhưng có khoảng 5 – 10% bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm và không cần điều trị. Các trường hợp khác đều đáp ứng khá tốt với điều trị nội khoa nếu phát hiện và tiến hành chữa trị từ sớm.

Bệnh phong thấp có thể gây khuyến tật và mất chức năng của một số cơ quan nếu không được điều trị. Vì vậy, bạn cần chủ động đến bệnh viện nếu nhận thấy cơ thể phát sinh các triệu chứng bất thường.

Tham khảo thêm: Bệnh phong thấp có nguy hiểm không? Các biến chứng cần cảnh giác

Kiểm soát bệnh phong tê thấp bằng cách nào?

Như đã đề cập, bệnh phong thấp không có thể chữa trị hoàn toàn nhưng vẫn được kiểm soát tốt nếu bạn điều trị từ sớm. Các biện pháp thường được chỉ định trong điều trị phong thấp, bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Mục đích của việc dùng thuốc làm cải thiện cơn đau, triệu chứng đi kèm và ngăn ngừa các cơn đau bùng phát trong tương lai.

phong thấp có chữa được không
Sử dụng thuốc giúp cải thiện cơn đau và triệu chứng đi kèm

Các loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường – Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – Diclofenac, Aspirin,…
  • Thuốc Corticosteroid đường uống – Prednisone
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) – Methotrexate, Hydroxychloroquine,…
  • Thuốc sinh học – Abatacept, Baricitinib,…

Sử dụng thuốc giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng, tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khi sử dụng. Vì vậy bạn cần tuân thủ cách dùng, liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện trong trường hợp bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng lên xương khớp (biến dạng khớp và mất hẳn chức năng vận động). Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khớp và thay thế bằng các bộ phận nhân tạo.

Can thiệp ngoại khoa chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù phương pháp này giúp khớp vận động bình thường, tuy nhiên người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng hậu phẫu như: Nhiễm trùng, cục máu đông, tổn thương dây thần kinh và nguy cơ thay khớp lần hai.

3. Lối sống lành mạnh

Với những bệnh lý mãn tính không có thể chữa trị được như phong thấp, việc xây dựng lối sống lành mạnh là điều rất cần thiết. Yếu tố này góp phần cải thiện chức năng xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Bệnh nhân phong thấp cần tích cực thực hiện các hoạt động thể chất để tác động đến sức khỏe xương khớp. Để đạt được kết quả tốt, nên trao đổi với chuyên viên vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập chuyên sâu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các bộ môn thể thao có cường độ nhẹ nhàng như yoga, đạp xe, bơi lội,…

phong thấp có chữa được không
Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân phong thấp

Đồng thời, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên tập trung bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp như thực phẩm chứa Omega 3, canxi, vitamin D,… Cần hạn chế các thực phẩm và đồ uống kích thích phản ứng viêm của hệ miễn dịch. Nếu bạn đang điều trị các bệnh lý khác (tiểu đường, gout,…), cần liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Mặc dù bệnh phong thấp không thể chữa trị dứt điểm, tuy nhiên nếu thực hiện điều trị từ sớm người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn đau và triệu chứng đi kèm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Bài tập hỗ trợ điều trị viêm cân gan bàn chân

Bài tập hỗ trợ điều trị viêm cân gan bàn chân tại nhà

Viêm cân gan chân (plantar fasciitis) là một tình trạng giới hạn chức năng vận động của bàn chân có ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người/năm. Trong đó có...

Chứng phong thấp sau sinh: nguyên nhân, ngăn ngừa & khắc phục

Trải qua quá mang thai và sinh nở thường ảnh hưởng không hề nhỏ đến hệ thống xương khớp. Các...

10 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp giúp giảm đi triệu chứng

Chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày vào mỗi buổi tối để thực hiện các bài thuốc ngâm chân...

Tìm hiểu cách chữa bệnh phong thấp bằng Đông y

5 bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Ngoài điều trị bằng thuốc tây, chữa bệnh phong thấp bằng Đông y là phương pháp được khá nhiều người...

Phong thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp là tình trạng đau nhức, sưng đỏ ở các khớp xương...

Phong thấp có nguy hiểm không

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh phong thấp. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì bệnh cũng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *