Bật mí cách phòng tránh bệnh phong thấp khi trời lạnh

Theo Đông Y, phong thấp (còn gọi là tý chứng) là do cơ thể hư nhược bị hàn, thấp, phong, nhiệt xâm nhập vào khớp xương, nội tạng làm tổn thương huyết mạch. Chứng bệnh trên gây cảm giác đau nhức bắp thịt, sưng đỏ và tê bại các khớp xương. Vào những ngày thời tiết lạnh, những yếu tố trên càng dễ xâm nhập, gây nên các triệu chứng khó chịu. Vì thế, việc chủ động áp dụng biện pháp phòng phong thấp khi trời lạnh ngay từ sớm là điều vô cùng cần thiết.

cách phòng tránh bệnh phong thấp khi trời lạnh
Vào những ngày thời tiết lạnh, ẩm thấp, tà khí phong, hàn, thấp, nhiệt càng dễ xâm nhập, gây chứng phong thấp.

Tại sao thời tiết lạnh dễ bị chứng phong thấp?

Trong tiếng Trung Quốc, chứng phong thấp được tạo nên từ hai chữ ‘风 湿’ (feng shi), trong đó ‘风 nghĩa là “gió” và ‘湿’ mang nghĩa là “ẩm thấp”. Bệnh phổ biến không chỉ ở đối tượng người già mà còn xảy ra ở những đối tượng thuộc độ tuổi trẻ hơn (từ 30 – 35 tuổi) do đặc thù công việc.

Khi tiết trời thay đổi, nhất là thời tiết chuyển sang lạnh và ẩm ướt, phần đông mọi người đều có cảm nhận chung là cơn đau cơ bắp, xương khớp trở nên nặng hơn, đau buốt, đôi khi lan rộng ra, trong vài ngày đến vài tuần. Giáo sư, Bác sĩ Maxime Dougados cho biết, trong các khớp xương có bộ phận thụ cảm (récepteur), giúp người bệnh cảm nhận rõ cảm giác đau đớn. Bộ phận này đặc biệt nhạy cảm với những biến đổi của áp suất khí quyển, nhiệt độ. Những nghiên cứu lâm sàn tại bệnh viện Cochin cho thấy, thời tiết ẩm ướt, lạnh giá có tác động đáng kể đến bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, nhất là khi nền nhiệt dưới rơi xuống dưới 17 độ C.

Khi nhiệt độ môi trường giảm, tốc độ lưu thông máu đến các tế bào cơ bắp cũng sẽ giảm theo, từ đó làm giảm độ đàn hồi của cơ bắp, một số trường hợp đặc biệt có thể gây cứng cơ. Khi cơ bị ảnh hưởng, hoạt động của dây chằng thần kinh bao quanh nó có thể bị chèn ép, gây nên tình trạng tắc nghẽn khớp. Hệ quả hoàn toàn có thể lường được là xảy ra hiện tượng viêm nhiễm tại chỗ với các biểu hiện sưng, nóng, đau kèm theo.

Mùa đông (nhất là thời điểm giao mùa) cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng, đau khớp, dị ứng, xung huyết có cơ hội khởi phát. Khi hệ miễn dịch không được khỏe mạnh, những bệnh theo mùa trên dễ dàng tấn công dẫn đến những rối loạn bên trong cơ thể.

Thêm vào đó, sự gia tăng độ ẩm và gió sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể tại các vị trí hở như đường hô hấp, cổ, họng, mũi, xoang, bụng, khiến cho mao mạch bị co lại, lượng máu cung ứng đến các cơ bị giảm sút. Khi tế bào cơ bị thiếu hụt oxi, chúng sẽ co cứng lại, viêm và gây đau.

Chính vì những lý do trên mà người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức (vẹo cổ, đau lưng, tê tay chân…) khi trời lạnh. Bệnh tiến triển mạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống của mỗi người.

Thời tiết thay đổi cũng làm tăng cơn đau thắt ngực và chứng mất ngủ do hệ dây chằng thần kinh nhạy cảm hơn bình thường. Vì thế, dự phòng là điều vô cùng quan trọng.

Bật mí cách phòng tránh bệnh phong thấp khi trời lạnh

Phong thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức, bệnh nhân hoàn toàn có thể khống chế được tình trạng bệnh tiến triển, giảm thiểu cảm giác đau đớn mỗi khi mùa đông về.

Tăng cường tập luyện, nâng cao thể trạng

Luyện tập thể dục thể thao, tản bộ, thực hành những bài tập vận động nhẹ nhàng và xoa bóp các khớp gối, vai, bàn tay thường xuyên vào mỗi buổi sáng sẽ rèn luyện thân thể, tăng cường lưu thông máu đến tế bào cơ, giúp cơ xương linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên tập luyện còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng ngự được phong hàn thấp tà xâm nhập.

phòng phong thấp khi trời lạnh
Tăng cường tập luyện, nâng cao thể trạng để tránh bị phong thấp.

Giữ tâm trạng bình thản, thoải mái

Có thể nhiều người khá ngạc nhiên khi yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh phong thấp, nhất là khi trời trở lạnh. Theo các chuyên gia, đau buồn, bi thương quá độ, áp lực tinh thần trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, suy yếu, các yếu tố ngoại tà dễ dàng xâm nhập và làm phát bệnh.

Phòng tránh phong hàn thấp tà xâm nhập

Phần lớn những bệnh nhân trước phát bệnh hoặc tái phát đều có tiền sử tiếp xúc với nước lạnh hoặc bị đổ mồi hôi (đây chính là hàn tà xâm nhập, chính tà phân tranh mà sinh bệnh).

Để phòng bệnh hiệu quả, cần hạn chế tiếp xúc với nước, không khí lạnh bằng cách: không tắm nước lạnh (nhất là vào buổi đêm hay sáng sớm), không mặc quần áo ướt, đi tất ướt, nằm qua đêm trong phòng có nhiệt độ thấp hoặc ngồi quạt thốc thẳng gió.

phong thấp khi trời lạnh
Giữ ấm cơ thể trong những ngày lạnh để tránh hàn tà xâm nhập.

Nhà ở cần kín gió, hạn chế gió lùa. Thường xuyên giặt chăn màn sạch sẽ và phơi khô ráo. Nhà không kín gió, chăn nệm không đủ ấm có thể khiến chứng đau xương khớp dễ tái phát hơn, đặc biệt là ở nhóm đối tượng người cao tuổi.

Ngoài ra, không mặc đồ phong phanh, thay vào đó, nên mặt đồ ấm, nhất là vị trí cổ, mũi, ngực, bụng để tránh khí lạnh xâm nhập gây bệnh.

Đối với một số đối tượng làm việc trong môi trường đặc biệt, thường xuyên tiếp xúc với khí lạnh như: làm việc lộ thiên ngoài trời, dưới giếng, hầm mỏ… cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động. Trong và sau khi làm việc, không tắm ngay khi đang trong tình trạng mồ hôi đầm đìa.

Chú ý lao động kết hợp nghỉ ngơi phù hợp

Lao lực quá độ hoặc ít vận động đều có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng phong thấp khi trời lạnh. Làm việc trong thời gian dài, nhất là công việc lao động tay chân (mang, vác…) khiến cho cơ thể mệt mỏi, chính khí thương tổn, hàn tà có cơ hội xâm nhập. Hoặc ít vận động, thường xuyên ngồi, nằm trong một tư thế cũng có thể gây suy cơ, tăng nguy cơ bị đau nhức.

Do đó, bệnh nhân cần phối hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để ngăn ngừa chứng bệnh có cơ hội khởi phát.

Dự phòng và khống chế bệnh truyền nhiễm

Viêm khớp có thể xuất hiện sau các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, sâu răng, viêm túi mật… Giới nghiên cứu cho biết, nguyên nhân gây hiện tượng trên có thể là do cơ thể phát sinh phản ứng tự miễn dịch với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng, từ đó gây phát bệnh. Vì vậy, dự phòng và khống chế nhiễm trùng cũng là một trong những biện pháp quan trọng giúp hạn chế khả năng mắc chứng phong thấp.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Vào mùa đông, thực đơn ăn uống hằng ngày nên được bổ sung nhiều rau củ tươi, trái cây, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa flavonoid. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm khó tiêu, dễ gây nhiễm hàn, đặc biệt là đối với gan.

Thiếu hụt nước là nguyên nhân phổ biến gây sưng đau khớp xương, tăng huyết áp. Do đó, cần uống đủ 2 – 2.5  lít nước mỗi ngày (bao gồm nước từ chế độ ăn và việc uống nước).

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý đến khả năng dung nạp sữa và gluten của bản thân bởi đây là nguồn thực phẩm dễ gây tình trạng viêm mạn tính.

Phong thấp thường khởi phát phát khi trời lạnh, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, tê buốt xương khớp, khó khăn trong việc vận động, nhất là vào mỗi buổi sáng. Việc áp dụng cách phòng tránh bệnh phong thấp khi trời lạnh không chỉ khắc phục vấn đề xương khớp mà còn giúp người bệnh tránh được những bệnh cơ hội vào thời điểm giao mùa khác. Người bệnh cần lưu ý thực hiện thường xuyên để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, để mùa đông không còn trở thành nổi ám ảnh.

Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

10 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp giúp giảm đi triệu chứng

Chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày vào mỗi buổi tối để thực hiện các bài thuốc ngâm chân...

Tìm hiểu cách chữa bệnh phong thấp bằng Đông y

5 bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Ngoài điều trị bằng thuốc tây, chữa bệnh phong thấp bằng Đông y là phương pháp được khá nhiều người...

Phong thấp có nguy hiểm không

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không ?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh phong thấp. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì bệnh cũng...

Bài tập hỗ trợ điều trị viêm cân gan bàn chân

Bài tập hỗ trợ điều trị viêm cân gan bàn chân tại nhà

Viêm cân gan chân (plantar fasciitis) là một tình trạng giới hạn chức năng vận động của bàn chân có...

Bệnh phong thấp

Bị phong thấp cần kiêng những gì ?

Để tăng hiệu quả chữa trị bệnh phong thấp, ngoài tuân thủ những chỉ định từ bác sĩ, các bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.