10 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp giúp giảm đi triệu chứng

Chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày vào mỗi buổi tối để thực hiện các bài thuốc ngâm chân sau đây sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng đau nhức, điều trị mệt mỏi do bệnh phong thấp gây ra.

Bài thuốc ngâm chân trị phong thấp
Ngâm chân bằng muối hoặc các loại thảo dược sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Theo các chuyên gia Y học Cổ Truyền, bàn chân chứa nhiều kinh và huyệt đạo liên quan đến các cơ quan bên trong cơ thể. Do đó, người bệnh có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bản thân thông qua những thay đổi bất thường dưới đôi bàn chân. Bên cạnh đó, mỗi huyệt đạo dưới lòng bàn chân đều có nhiệm vụ và chức năng riêng, có thể tương tác qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận. Chính nhờ điểm nổi bật này, bệnh nhân có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các cơ quan tương ứng thông qua các kinh và huyệt dưới lòng bàn chân bằng biện pháp massage hoặc ngâm chân để cải thiện bệnh.

Tác dụng của việc ngâm chân đối với sức khỏe hệ xương khớp

Ngâm chân là biện pháp thư giãn mang lại nhiều lợi bất ngờ đối sức khỏe hệ xương khớp, đặc biệt là những ai bị đau nhức, ê mỏi do bệnh phong thấp gây ra. Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của biện pháp ngâm chân:

  • Giúp thư giãn và xua tan mệt mỏi: Ngâm chân bằng nước muối hay một số loại thảo dược tự nhiên như gừng, lá lốt, ngải cứu,… sẽ giúp điều hòa khí huyết. Chưa kể đến, các hoạt chất từ thảo dược thấm sâu vào lòng bàn chân giúp các cơ quan được thư giãn, đẩy lùi tình trạng mệt mỏi.
  • Giúp ngủ ngon và sâu hơn: Khi ngâm chân, các mút dây thần kinh dưới lòng bàn chân sẽ được kích thích, tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, giúp máu lưu thông ổn định, tạo cảm giác ngủ ngon.
  • Giảm đau nhức xương khớp: Hơi nước ấm cùng với tinh chất thảo dược tác động trực tiếp lên dây thần kinh và hệ xương khớp tạo cảm giác thoải mái, hỗ trợ giảm đau nhức ở các khớp xương do bệnh phong thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp,… gây ra.

Ngoài các tác dụng trên, ngâm chân bằng muối hoặc thảo dược còn có công dụng giúp tẩy tế bào chết, trị các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, biện pháp tự nhiên này còn giúp ổn định huyết áp và cải thiện bộ lọc của thận.

Hướng dẫn 10 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp, giúp giảm đau nhức

Các bài thuốc ngâm chân trị phong thấp lưu truyền từ đời xưa thường được nhiều bệnh nhân áp dụng bởi tính đơn giản cùng với nguyên liệu dễ kiếm và ít tốn kém chi phí. Người bệnh có thể tham khảo những cách sau đây để cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra.

1. Ngâm chân trị phong thấp bằng nước muối ấm

Theo giới Y học hiện đại, nước muối ấm được xem như là thiện dược đối với đôi chân. Chúng chứa hai ion là cation và nation có tác dụng tác động lên hệ xương khớp và dây thần kinh, giúp giảm đau. Hơn thế nữa, nước muối ấm còn giúp cân bằng dưỡng chất trong cơ thể và kích thích các vi mạch máu giãn nở, tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông tốt. Chính vì vậy, việc ngâm nước muối ấm kết hợp với massage lòng bàn chân thường xuyên sẽ giúp tăng cường dưỡng chất đi nuôi dưỡng khớp, giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình bình phục bệnh.

Bài thuốc ngâm chân trị phong thấp bằng muối ấm
Ngâm chân bằng nước muối ấm giúp giảm đau nhức do phong thấp.

+ Cách thực hiện

  • Người bệnh sử dụng một nắm muối biển hạt to đem hòa tan hoàn toàn trong nước ấm có nhiệt độ 40 – 50 độ C.
  • Sau đó, ngâm chân trong nước muối ấm khoảng 30 phút rồi lấy ra lau lại chân.

Thường xuyên ngâm chân với nước muối ấm vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh phong thấp và mang lại giấc ngủ ngon.

2. Nước muối ấm và bột quế

Bột quế có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Vì vậy, khi kết hợp với nước muối ấm sẽ giúp làm tăng tính hiệu quả trong việc điều trị phong thấp.

+ Cách làm

  • Bệnh nhân dùng một nắm muối hạt to hòa tan với nước ấm và thêm vào một muỗng bột quế.
  • Tiếp đó, ngâm chân trong công thức hỗn hợp này khoảng 30 phút rồi lấy ra lau lại chân.

Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp tăng cường phục hồi bệnh và giảm đau nhức một cách đáng kể.

3. Lá chè xanh

Chè xanh là một trong những nguyên liệu phối trộn của nhiều món ăn ngon và thức uống độc đáo. Không dừng lại ở đó, chúng còn mang lại vô vàn tác dụng tuyệt với đối với sức khỏe và sắc đẹp. Và nổi bật nhất là tính chất kháng viêm, giúp giảm đau ở một số bệnh bị xương khớp, nhất là đau do phong thấp gây ra.

+ Cách làm như sau

  • Người bệnh hái một nắm lá trà xanh rửa sạch hoặc sử dụng 5 túi trà xanh đun sôi với 1 lít nước.
  • Sau đó, chờ nước nguội và tiến hành ngâm chân khoảng 30 phút.

4. Gừng tươi hoặc bột gừng

Gừng có tính ấm giúp làm giảm đau, đồng thời kích thích hệ thần kinh, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái, giảm stress. Vì vậy, chỉ cần vài lát gừng hoặc ít bột gừng cùng với công thức đơn giản, bệnh nhân đã có ngay bài thuốc ngâm chân trị phong thấp.

Chữa phong thấp bằng ngâm chân
Bài thuốc ngâm chân trị phong thấp từ gừng tươi hoặc bột gừng.

+ Cách làm sau đây

  • Rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần rửa sạch một củ gừng, không bỏ vỏ và thái lát mỏng rồi đập dập.
  • Tiếp đó, cho gừng tươi hoặc bột gừng vào nước đã đun sôi rồi để nguội dần xuống 60 độ C.
  • Sau đó, cho thêm 25 gram muối hạt và khuấy tan hoàn toàn rồi tiến hành ngâm chân từ 15 – 20 phút.

Với bài thuốc ngâm chân này, bệnh nhân chỉ cần thực hiện khoảng 2 – 3 lần một tuần sẽ giúp giảm đau và thúc đẩy bệnh phục hồi.

5. Lá lốt

Lá lốt là một trong những bài thuốc ngâm chân trị phong thấp khá nổi tiếng từ xưa đến nay. Nhờ tinh chất kháng viêm và chống oxy hóa, loại thảo dược tự nhiên dễ tìm này trở thành vị thuốc quý giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức và mệt mỏi ở xương khớp.

+ Cách thực hiện 

  • Người bệnh sử dụng khoảng 100 gram cây lá lốt (bao gồm rễ, thân và lá cây) đem đi rửa sạch.
  • Sau đó, thái khúc, vò nát và cho vào nồi với 1,5 lít nước rồi tiến hành đun sôi. (Mục đích của việc vò nát là giúp các tinh chất có lợi trong lá lốt hòa tan vào nước, làm tăng tác dụng điều trị)
  • Tiếp đó, bệnh nhân cho 1 muỗng muối hạt vào, khuấy đều rồi lọc lấy nước thuốc và ngâm chân. Đối với phần bã, người bệnh có thể dùng để đắp lên vùng khớp bị đau.
  • Sau khoảng 15 – 20 phút ngâm, bệnh nhân lau lại chân

Đối với bài thuốc ngâm chân trị phong thấp từ lá lốt, để làm tăng công dụng điều trị, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp xoa bóp, massage và tập thể dục. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống dành riêng cho người bị phong thấp để giúp rút ngắn thời gian chữa trị.

6. Gừng và lá lốt

Được xem là một sự kết hợp hoàn hảo, bài thuốc ngâm chân từ gừng và lá lốt giúp làm tăng công dụng điều trị, đồng thời giúp giảm đau xương khớp do phong thấp gây ra trong thời gian ngắn.

+ Cách thực hiện

  • Người bệnh sử dụng 1 nắm lá lốt và một củ gừng tươi đã được bỏ vỏ đem rửa sạch.
  • Sau đó, vò nát lá lốt và đập dập củ gừng đun sôi với 1,5 lít nước.
  • Chờ nước nguội dần xuống còn 45 – 50 độ C rồi ngâm chân

Bệnh nhân chỉ cần thực hiện bài thuốc này từ 10 – 15 phút vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cảm nhận triệu chứng đau nhức thuyên giảm rõ rệt.

7. Sả, ngải cứu, lát lốt và muối hạt

+ Nguyên liệu cần có

  • Sả: 5 nhánh
  • Ngải cứu: 1 nắm
  • Lá lốt: 1 nắm
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Muối hạt: 20 gram

+ Cách thực hiện

  • Tất cả các nguyên liệu trừ muối đem rửa sạch và cho vào ấm nước cùng với 1,5 lít nước đun sôi.
  • Sau đó, hòa tan muối và chờ nước nguội đến nhiệt độ phù hợp rồi ngâm chân.

8. Ngải cứu

Chỉ với một nắm lá ngải cứu vùng với công thức chế biến đơn giản, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng đau do phong thấp gây ra ngay tại nhà.

+ Cách thực hiện sau đây

  • Lá ngải cứu đem rửa sạch và cho vào nước đun sôi.
  • Sau đó, hòa tan một ít muối hột và ngâm chân.

Tiến hành ngâm chân 10 – 15 phút mỗi ngày sẽ giúp đôi chân, xương khớp và hệ thần kinh thư giãn, giảm stress, hỗ trợ điều trị phong thấp.

9. Hoa cúc

Hoa cúc chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ thần kinh. Chính vì thế, sử dụng bài thuốc ngâm chân trị phong thấp từ nguyên liệu này sẽ giúp kiểm soát cơn đau đáng kể.

Bài thuốc ngâm chân trị phong thấp bằng hoa cúc
Dùng hoa cúc nấu nước ngâm chân giúp kiểm soát triệu chứng phong thấp.

+ Cách làm sau đây

  • Dùng hoa cúc phơi khô đem rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước.
  • Lọc lấy nước thuốc và ngâm chân.

Chỉ với 30 phút ngâm chân mỗi ngày từ hoa cúc, cơn đau do phong thấp gây ra sẽ giảm dần

10. Lá trầu không

Có thể là một thiếu sót lớn nếu không liệt kê lá trầu không vào danh sách những bài thuốc ngâm chân trị phong thấp được nhiều người lựa chọn điều trị. Với đặc tính tiêu viêm và chống khuẩn, các tinh chất có trong vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, đồng thời giúp ngăn chặn viêm nhiễm ở khớp. Bên cạnh đó, lá trầu không còn có công dụng cải thiện tình trạng co cứng ở khớp.

+ Cách làm

  • Sử dụng 5 lá trầu không, rửa sạch và đun sôi với 1,5 lít nước.
  • Hòa tan một ít muối rồi tiến hành ngâm chân trong nước thuốc khoảng 15 – 20 phút,

Một số lưu ý khi thực hiện bài thuốc ngâm chân trị phong thấp

Để các bài thuốc ngâm chân phát huy tác dụng điều trị bệnh phong thấp, người bệnh nên chú ý những lưu ý sau:

  • Chọn khung giờ ngâm chân thích hợp: Một trong những thời điểm ngâm chân tốt và lý tưởng nhất là vào 9 giờ tối. Đây là khoảng thời gian thận yếu, ngâm chân sẽ giúp làm tăng thân nhiệt, giúp máu lưu thông tốt. Hơn thế nữa, cách làm này sẽ giúp thận được nghỉ ngơi và thư giãn. Ngoài ra, không ngâm chân sau khi ăn no (sau ăn 30 phút) hoặc lúc bụng đang đói. Bởi làm như thế sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nhiệt độ ngâm: Một trong những sai lầm của bệnh nhân là ngâm chân từ khi nước nóng cho đến khi lạnh hẳn. Vì vậy, để thuốc phát huy tác dụng tăng tính hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, người bệnh nên ngâm chân ở nhiệt độ thích hợp từ 42 – 50 độ C. Tuyệt đối không ngâm với nước quá nóng hoặc quá lạnh, tránh phản tác dụng.
  • Thời gian ngâm chân: Đối với người bình thường, thời gian ngâm chân tối đa là từ 30 – 40 phút. Còn với người già, có thể rút ngắn hơn.
  • Đối tượng không nên ngâm chân: Người có vấn đề về huyết áp hoặc các bệnh về tim mạch hay thường xuyên bị chóng mặt, tốt nhất không nên ngâm chân để trị phong thấp.

Ngoài những lưu ý này, trong quá trình ngâm chân, bệnh nhân nên massage hoặc xoa bóp nhẹ để đạt được tác dụng trị liệu tốt hơn. Bên cạnh đó, thăm khám thường xuyên cũng là cách giúp bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Bệnh phong thấp ở trẻ em: Những điều phụ huynh phải biết

Bệnh phong thấp ở trẻ em (bệnh thấp khớp) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tự miễn gây...

Phong thấp có nguy hiểm không

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không ?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh phong thấp. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì bệnh cũng...

Bật mí 3 bài rượu thuốc chữa phong tê thấp

Các bài rượu thuốc chữa phong tê thấp tận dụng dược liệu tự nhiên để làm giảm cơn đau nhức...

Bật mí cách phòng tránh bệnh phong thấp khi trời lạnh

Theo Đông Y, phong thấp (còn gọi là tý chứng) là do cơ thể hư nhược bị hàn, thấp, phong,...

Cách chữa phong thấp bằng muối có hiệu quả không?

Các nhà khoa học đã tìm ra một cách đơn giản để giảm bớt triệu chứng của bệnh phong thấp,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.