Nhức mỏi tay chân: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Nhức mỏi tay chân gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt và đời sống của nhiều người. Tình trạng này có thể khởi phát vào các thời điểm khác nhau trong ngày, đặc biệt là sáng sớm và buổi tối khi nhiệt độ hạ thấp. Cơn đau nhức có thể do những yếu tố sinh lý hoặc từ tác nhân bên ngoài gây ra. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng nhức mỏi tay chân là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm.

Nhức mỏi tay chân: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
Nhức mỏi tay chân là do đâu?

Nhức mỏi tay chân là gì? Dấu hiệu nhận biết

Nhức mỏi tay chân là tình trạng thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Thời điểm cơn đau nhức xuất hiện ở các chi thường là khi nhiệt độ xuống thấp vào cuối ngày, ban đêm hoặc sáng sớm khi ngủ dậy. Ngoài ra, chúng cũng có thể đột ngột xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày.

Tình trạng nhức mỏi tay chân khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc sinh hoạt và lao động. Những cơn đau nhức khó chịu khiến cho cơ thể mệt mỏi thường xuyên, gây cảm giác uể oải khó chịu. Trường hợp nhức mỏi kéo dài, người mắc phải tình trạng này sẽ gặp thêm nhiều bất lợi trong cuộc sống.

Chẳng hạn như đau mỏi khiến cho cơ thể lười vận động, ăn không ngon, ngủ không yên giấc gây suy nhược cơ thể,…Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, lâu dần hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể yếu dần. Việc này khiến bạn mắc phải nhiều chứng bệnh liên quan khác, gây khó khăn hơn cho việc điều trị sau này.

Hiện tượng nhức mỏi tay chân không chỉ xuất hiện phổ biến ở người có tuổi cao, sức khỏe yếu. Hiện nay, tình trạng này ngày càng có xu hướng trẻ hóa, bất kỳ ai cũng có thể đối mặt với nguy cơ nhức mỏi tay chân. Nhất là khi cơ thể không vận động thường xuyên khiến xương khớp kém linh hoạt, xơ cứng gây thêm các bệnh lý về xương khớp khác.

Đối tượng dễ gặp phải tình trạng nhức mỏi tay chân

Như đã đề cập, hiện tượng nhức mỏi tay chân có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, nhóm đối tượng sau đây thuộc dạng có nguy cơ cao nhất:

  • Người già: Tuổi tác càng cao, cơ thể ngày càng suy yếu hơn. Đây là nguyên do vì sao những người cao tuổi thường gặp nhiều vấn đề hơn so với người trẻ, khỏe. Khi đó, xương khớp trở nên yếu dần, kém hoạt động, một số bệnh lý liên quan hình thành. Đặc biệt là một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến tứ chi. Khớp tay, khớp chân dễ bị tổn thương gây khó khăn cho việc di chuyển, cầm nắm ở người già.
  • Người lười vận động: Không thường xuyên vận động, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, nhất là nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân, lái xe,…Đây là nhóm đối tượng dễ gặp các bệnh lý về xương khớp, thoái hóa sớm.

    Đối tượng dễ gặp phải tình trạng nhức mỏi tay chân
    Người ít vận động, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính,…là đối tượng thường bị nhức mỏi tay chân
  • Vận động viên thể thao: Những người nằm trong đội tuyển, người tham gia thể thao ở cường độ cao thường bị nhức mỏi tay chân. Điển hình như vận động viên thể hình, bơi lội, điền kinh, quần vợt, bóng chuyền,…
  • Người lao động nặng nhọc: Thông thường, người phải thường xuyên làm việc trong môi trường lao động chân tay, mang vác nặng trong thời gian dài,…rất dễ bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở tay và chân.
  • Người bị bệnh mãn tính: Những bệnh nhân mắc chứng viêm khớp, thoái hóa khớp hay đau thần kinh tọa, mỡ máu,…Nằm trong nhóm những người có nguy cơ mắc chứng đau nhức tay chân cao. 

Nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng kể trên, bạn nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, lao động sao cho hợp lý để bảo vệ sức khỏe xương khớp. 

Nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhức mỏi tay chân. Dưới đây là một vài yếu tố cơ bản:

Do thói quen và tính chất công việc

Cơn nhức mỏi có thể xuất hiện khi bạn nằm ngủ sai tư thế khiến máu huyết không lưu thông đều đến các chi. Ngoài ra, những người lười vận động hay chơi thể thao quá mức gây ảnh hưởng đến xương khớp cũng thường gặp phải tình trạng đau mỏi hai chân, hai tay.

Như đã đề cập, đối tượng thường xuyên nhận thấy các cơn nhức mỏi ở tay chân thường có tính chất công việc đặc thù như đứng hoặc ngồi quá lâu. Trong đó, nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, thợ may,…rất hay bị đau mỏi. Bởi sụn khớp, các cơ bị thoái hóa, xơ cứng, sưng viêm,…gây ra.

Nhức mỏi do cơ thể thiếu chất

Thiếu vitamin là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhức mỏi tay chân. Đặc biệt là những loại vitamin E, B1, B6, B12. Chúng có vai trò quan trọng trong vận hành hệ thống thần kinh và xương khớp. Trong đó, nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 rất dễ mắc phải các bệnh lý về thần kinh ngoại biên.

Nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân
Cơ thể thiếu chất thường gặp nhiều vấn đề, trong đó có bệnh liên quan đến xương khớp

Nhức xương khớp ngón tay, ngón chân do thiếu chất còn kèm theo những triệu chứng khác như chóng mặt, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, hơi thở ngắn, đau đầu, vùng thượng vị và ngực, buồn nôn,…Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể bổ sung những dạng vitamin cần thiết thông qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.

Để đảm bảo, bạn nên tham vấn với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này. Bởi một số trường hợp tự ý bổ sung dinh dưỡng quá mức có thể kéo theo những hệ lụy khác. Đặc biệt là sử dụng không kiểm soát viên uống vitamin thay hoàn toàn các bữa ăn.

Chấn thương ảnh hưởng gây đau nhức

Chấn thương là một trong số các yếu tố tác động trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương, chẳng hạn như té ngã hoặc va chạm giao thông,…Chân tay có thể xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Chính vì dây chằng, rễ thần kinh bị chèn ép do chấn thương nên bạn sẽ nhận thấy cơn đau mỏi xảy ra ở các vị trí như cổ tay, bàn tay, cẳng tay, chân, khớp gối,…Ngoài ra, một số triệu chứng khác như đau, cứng khớp, chuột rút, mệt mỏi và không còn sức,…có thể đi kèm với biểu hiện nhức mỏi tay chân.

Nhiễm trùng khiến tay chân nhức mỏi

Bệnh hình thành do nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến dây thần kinh. Tình trạng này có thể kéo theo hiện tượng đau nhức ở nhiều khu vực, trong đó tay chân là vị trí thường xảy ra đau nhức khi cơ thể nhiễm trùng.

Một số bệnh lý phổ biến có thể kể đến như HIV, viêm gan, bệnh phong hay zona thần kinh,…Ngay khi nhận thấy những biểu hiện nghi ngờ mắc phải bệnh nhiễm trùng, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi, trường hợp không điều trị có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nguy hiểm.

Đau nhức thường xuyên do nghiện rượu

Người nghiện rượu thường xuyên sử dụng rượu có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt nguy cơ ngộ độc rượu sẽ dẫn đến ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh của cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ xảy ra những cơn đau mỏi bất thường ở tứ chi, đôi khi là toàn thân. Điều này khiến cho khả năng vận động suy giảm.

Nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân
Người nghiện rượu thường có những cơn đau mỏi khó chịu

Ngoài ra, người nghiện rượu thường không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Họ thường bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như vitamin và thiamine. Những dưỡng chất này có vai trò quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đến bệnh lý thần kinh ngoại biên. Không những gây hại cho hệ thần kinh, tác hại do rượu còn trực tiếp tác động đến gan, thận và các cơ quan khác của cơ thể.

Nhức do tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc trị bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ, trong đó tình trạng đau nhức, mỏi khớp tay, chân khá phổ biến. Đặc biệt là một số dạng thuốc dùng để điều trị các bệnh lý như ung thư, HIV, bệnh tim hoặc cao huyết áp.

Nếu bạn gặp phải tình trạng nhức mỏi tay chân trong thời gian sử dụng thuốc điều trị, hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc để thay đổi liệu trình điều trị hoặc thuốc để tránh những tác dụng ảnh hưởng cho cơ thể người bệnh. 

Nhiễm độc ảnh hưởng xương khớp

Nhiễm độc qua da là một trong những tình trạng có thể dẫn đến đau nhức xương khớp tay chân. Đặc biệt là những loại như asen, tar, thủy ngân hoặc những hoạt chất chống đông. Đây là những chất thường thấy trong các loại thuốc trừ sâu, chất tẩy, thuốc lá, dung môi,…Trường hợp nhiễm độc nghiêm trọng cần cấp cứu ngay để tránh nguy cơ đe dọa tính mạng.

Mắc bệnh về thần kinh ngoại biên

Bệnh liên quan đến thần kinh ngoại biên khiến cho các khớp chân đau nhức, tê yếu. Những nguyên nhân gây ra bệnh thường chịu tác động bởi chấn thương, tình trạng nhiễm trùng hay bệnh tiểu đường biến chứng,…

Khi mắc bệnh thần kinh ngoại biên, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khác nhau do dây thần kinh ngoại biên tác động lên dây thần kinh khác trên cơ thể. Nhất là dây thần kinh ở tay, chân gây nên hiện tượng nhức mỏi tay chân.

Nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân
Tay chân tê mỏi, đau nhức có thể do bệnh thần kinh ngoại biên gây ra

Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như tê mỏi tay chân, bàn tay bàn chân như có kim châm, đôi khi đau nhói khó chịu, yếu hoặc tê liệt cơ, tứ chi hoạt động kém linh hoạt dẫn đến dễ té ngã,…

Bệnh đa xơ cứng gây nhức mỏi tay chân

Đa xơ cứng là bệnh lý mãn tính, có biểu hiện điển hình là tình trạng nhức mỏi tay chân. Ngoài ra, người mắc đa xơ cứng còn có một số triệu chứng khác như giảm thị lực, đau khớp ngón tay, cơ bắp, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, không kiểm soát được hoạt động của bàng quang, rối loạn chức năng sinh lý, mất nhận thức vấn đề,…

Bệnh đa xơ cứng cầm được điều trị y tế sớm. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn chữa trị. Tránh nguy cơ bệnh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Nhức mỏi do bệnh tự miễn của cơ thể

Bệnh tự miễn khởi phát thường do hệ miễn dịch tấn công nhầm những mô khỏe mạnh trong cơ thể. Người bệnh sẽ bị nhức mỏi xương khớp tay, chân bất thường. Những bệnh lý phổ biến thường là lupus ban đỏ, celiac, viêm khớp dạng thấp,…

Đối với bệnh tự miễn, hiện nay không có thuốc hoặc giải pháp nào để trị dứt điểm được bệnh. Người bệnh ngoài điều trị cần thay đổi thói quen sống để đạt được kết quả tốt nhất, phòng tránh rủi ro.

Viêm khớp gây đau nhức tay chân

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhức mỏi tay chân là bệnh lý về xương khớp, điển hình là các bệnh viêm khớp. Tình trạng viêm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó các khớp tay, khớp chân là vị trí dễ bị tổn thương nhất.

Đối tượng mắc bệnh thường là người cao tuổi. Do xương khớp có sự lão hóa, bào mòn gây nên các cơn đau nếu người bệnh di chuyển, vận động. Đặc biệt, không thể không nhắc đến bệnh viêm khớp dạng thấp, một căn bệnh mãn tính và có nhiều ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Người mắc phải bệnh viêm khớp thông thường sẽ có biểu hiện đau nhức xương khớp tay, khớp chân. Ngoài ra, một số triệu chứng khác như sưng quanh các khớp, nóng rát, giảm ma sát giữa khác khớp. Người bệnh cần thăm khám y tế để được bác sĩ hướng dẫn phương án điều trị cho phù hợp.

Nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân
Viêm khớp khiến tay, chân nhức mỏi khó chịu

Nhức mỏi tay chân có nhiều nguyên nhân gây ra. Những vấn đề ảnh hưởng chính đã được liệt kê ở nội dung trên. Mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện cũng như mắc phải bệnh lý khác nhau. Để việc điều trị diễn ra suôn sẻ, đảm bảo an toàn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Biện pháp chẩn đoán nhức mỏi tay chân

Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và thu thập các thông tin về triệu chứng của cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên khai báo và cung cấp những vấn đề liên quan như môi trường sống, thói quen sinh hoạt, bệnh và thuốc đang sử dụng,…

Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm liên quan nhằm chẩn đoán bệnh về nhức mỏi tay chân như xét nghiệm máu, kiểm tra dịch não tủy, điện tâm đồ, thu thập hình ảnh về xương khớp thông qua chụp cắt lớp, cộng hưởng hoặc sinh thiết thần kinh, sinh thiết da,…

Phương pháp điều trị nhức mỏi tay chân

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị nhức mỏi tay chân theo từng đối tượng người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và sức khỏe của mỗi người mà phương pháp áp dụng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, thông thường để điều trị, người bệnh có thể được:

Chữa nhức mỏi tay chân bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn giúp người bệnh cải thiện chứng nhức mỏi như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid.
  • Thuốc giảm đau dạng kem chứa tinh chất bạc hà, capsaicin,…Thuốc có thể khiến người bệnh gặp tác dụng phụ hoặc kích ứng như tê, mất cảm giác tạm thời.
  • Thuốc giảm đau chứa opioid dành cho đối tượng đau nhức nặng. Tác dụng phụ có thể khiến người bệnh bị nghiện, do đó chỉ sử dụng khi những thuốc giảm đau khác không mang lại tác dụng.
  • Thuốc chống động kinh cải thiện nhức mỏi tay chân và các vấn đề thuộc hệ thần kinh. Người bệnh có thể bị buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu sau khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định giúp người bệnh giảm đau mỏi tay chân. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh dễ bị khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt, mất cảm giác ngon miệng và thường bị táo bón.

    Biện pháp chẩn đoán nhức mỏi tay chân
    Điều trị bằng thuốc tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ

Do thuốc tân dược có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể nên trước khi sử dụng bạn phải thăm khám bác sĩ. Không nên tự ý mua, sử dụng để tránh nguy cơ nguy hại sức khỏe. Nhất là trường hợp sai thuốc hoặc quá liều khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Cải thiện nhức mỏi tay chân với biện pháp dân gian

Thảo dược được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có chữa trị tình trạng nhức mỏi tay chân. Các mẹo chữa dân gian được nhiều người áp dụng do chi phí thấp, cách làm đơn giản và đặc biệt không gây tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo các mẹo chữa sau đây:

  • Chữa bằng ngải cứu: Hái một nắm ngải cứu trắng rửa sạch. Sau đó bạn cho một ít muối vào rồi đổ nước sôi vào. Cho hỗn hợp vào túi chườm, chườm trực tiếp lên vùng bị tê mỏi. Biện pháp tác dụng nhiệt này sẽ giúp tay, chân cải thiện tê, giảm đau hiệu quả.
  • Chữa bằng gừng: Bạn lấy một củ gừng rửa sạch, cắt lát cho vào nước đun sôi. Sau đó đổ ra chậu, cho vào một ít muối, để cho nước bay hơi giữ lại nhiệt độ vừa phải thì tiến hành ngâm châm. Thông qua cách này, cơn đau nhức sẽ được làm dịu và cải thiện hiệu quả. 
  • Chữa bằng lá lốt: Hái 10g lá lốt tươi, phơi khô rồi sắc thuốc với 2 chén nước. Đến khi thấy nước còn lại nửa chén nước thì chắc nước uống trong ngày. Uống nước lá lốt sau bữa ăn tối. Tiến hành công thức này liên tục trong 10 ngày để có được kết quả tốt nhất.

Mẹo dân gian chỉ có công dụng hiệu quả đối với trường hợp nhức mỏi tay chân nhẹ. Trường hợp bệnh lý nặng, kèm theo những triệu chứng bất thường nên tuân thủ theo hướng dẫn chữa trị mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, trước khi muốn áp dụng mẹo chữa nào, bạn nên tham khảo trước với bác sĩ.

Chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ nhức mỏi tay chân 

Những vấn đề sau đây bạn đọc cần lưu ý để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình điều trị nhức mỏi tay chân. Đồng thời, thông qua đó bạn sẽ phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh cũng như tái phát gây hại cho cơ thể:

  • Tập luyện thể dục, thể thao, vận động vừa sức hạn chế tình trạng xơ cứng xương khớp. Ngoài ra, cơ thể được chuyển động sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện tê mỏi khó chịu. Tham khảo các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, yoga,….
  • Tránh hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích để bảo vệ hệ thần kinh và xương khớp.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các loại vitamin, khoáng chất. Ưu tiên ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau củ, protein nạc,…

    Chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ nhức mỏi tay chân 
    Chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ nhức mỏi tay chân
  • Điều trị bệnh tiểu đường, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng nên phòng ngừa các bệnh lý thần kinh ngoại biên.
  • Chọn quần áo, giày dép phù hợp, không nên mặc quá chật hoặc mang giày không vừa chân, đặc biệt là đi giày cao gót thường xuyên. Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu. 
  • Thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Trong quá trình điều trị bệnh, theo dõi tình trạng sức khỏe và các biểu hiện của cơ thể khi sử dụng thuốc tân dược.

Nhức mỏi tay chân gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, cuộc sống. Tình trạng này có thể do nguyên nhân khách quan bên ngoài, sinh lý hoặc bệnh lý gây ra. Để điều trị bệnh được tốt và hiệu quả, bạn nên thăm khám y tế để tìm hiểu chính xác nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm:

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Bị tê tay thường xuyên là do đâu?

Bị tê tay thường xuyên do đâu? Giải pháp điều trị

Tê tay thường xuyên khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc cầm nắm, ảnh hưởng đến công việc và...

Chứng đau cổ do nguyên nhân nào gây ra? Nên làm gì để điều trị?

Đau cổ là triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp. Tình trạng này có thể do tư thế làm...

tìm hiểu chứng tê tay khi mang thai

Tê tay khi mang thai: Mẹ đã biết gì về triệu chứng này?

Tê tay khi mang thai là một vấn đề xảy ra khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng có...

Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?

Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có...

Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Tê đầu ngón tay như kim châm do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể bắt nguồn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.