Cách nhận biết biểu hiện của bệnh phong tê thấp

Phong tê thấp (còn gọi là phong thấp) là bệnh lý xương khớp phổ biến ở đổi tượng người lớn tuổi. Phong thấp gây ảnh hưởng đến dây chằng, xương khớp và cơ bắp, gây các triệu chứng như đau khớp, viêm, sưng đỏ, nóng các khớp bị ảnh hưởng, cứng khớp… Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác như da, mắt.

Về cơ bản, các triệu chứng của phong thấp tương đối giống với bệnh lý xương khớp khác. Việc hiểu rõ triệu chứng sẽ hữu ích trong việc phát hiện đúng bệnh và định hướng cách phòng ngừa, chữa trị phù hợp.

triệu chứng phong tê thấp
Hiểu rõ triệu chứng bệnh phong tê thấp sẽ hữu ích trong việc phát hiện đúng bệnh và định hướng cách phòng ngừa, chữa trị

Giới chuyên môn cho biết, phong thấp là bệnh tự miễn, xảy ra khi kháng thế của hệ thống miễn dịch tấn công vào những tế bào khỏe mạnh. Nguyên nhân cụ thể chưa được xác định rõ, chỉ biết bệnh liên quan mật thiết đến các yếu tố: di truyền, truyền nhiễm, hormone, sử dụng chất kích thích, tiền sử chấn thương hoặc mắc bệnh về xương khớp.

Phong thấp thường xảy ra tại một hoặc nhiều khớp xương trong cơ thể gây nên các triệu chứng đau nhức cơ bắp, xương khớp, vận động vất vả hơn, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng, những ngày thời tiết ẩm ướt, lạnh giá.

Phong thấp có thể để lại di chứng tật nguyền và gây mất chức năng của một số cơ quan nếu như không được phát hiện, điều trị tích cực. Do đó, người bị phong tê thấp nên nắm rõ một số triệu chứng lâm sàng dưới đây:

1. Đau nhức xương khớp và bắp thịt

Các kháng thể có xu hướng tấn công vào lớp mô sụn và những thành phần cấu tạo khớp nên hầu hết những người bị phong thấp đều có cảm giác đau, tê bại khớp xương,  bắp thịt, đau âm ỉ kể cả khi vận động hoặc di chuyển. Cơn đau tập trung nhiều tại xương chân, xương tay, xương cột sống. Đau do phong thấp có thể không cố định tại một vị trí mà lan sang nhiều khớp xương khác.

2. Sưng khớp

Tại vị trí của những khớp bị đau, mao mạch mở rộng khiến cho má tập trung nhiều, khiến cho bề mặt da có màu đỏ, sưng ấy, sờ vào hơi ấm. Đây là dấu hiệu của viêm khớp. Thông thường, hiện tượng trên xuất hiện và biến mất chỉ sau vài ngày.

3. Cứng khớp

Vào buổi sáng mỗi khi thức dậy hoặc vào những ngày thời tiết ẩm, lạnh, người bệnh sẽ có cảm giác các khớp căng cứng, nhất là tại vị trí xương tay, xương tay, xương cột sống, xương cùng chậu, đầu gối gây khó khăn trong việc vận động, di chuyển. Người bệnh buộc phải xoa, nắn, bóp trong khoảng vài phút – nửa tiếng mới dễ dàng cử động.

dấu hiệu phong tê thấp
Phong tê thấp gây cứng khớp vào buổi sáng mỗi buổi sáng thức dậy.

4. Mệt mỏi, giảm cân

Đau nhức xương khớp do phong thấp kéo dài khiến cho người bệnh mệt mỏi, mất sức lực, thể trạng sa sút. Người bệnh không còn cảm giác muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng, chán nản, lười vận động, ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe chung.

5. Phát ban

Khoảng 5% bệnh nhân phong thấp có xuất hiện triệu chứng phát ban da tại các vị trí ngực, tứ chi, không có ở mặc và niêm mạc. Phát ban có hình dạng đốm hồng nhỏ, phần giữa nhạt màu hơn so với rìa xung quanh, không ngứa nhưng có thể để lại di chứng.

6. Hội chứng giảm tiết dịch

Nếu bệnh nhân bị phong thấp do virut tấn công, người bệnh có thể gặp một số vấn đề về mắt do sự giảm tiết dịch như: ít nước mắt, khô mắt. Thấp khớp ở đối tượng trẻ em có thể gây viêm mống mắt, viêm kết mạc.

Ngoài ra, phong tê thấp có thể làm giảm sự tiết nước bọt, tạo cảm giác khô họng, khát nước, khó nuốt những món ăn như bánh quy, bánh mỳ…

7. Triệu chứng khác

Phong tê thấp có thể khiến cho tim đập mạnh, khó thở, thiếu máu, bắp thịt lỏng lẻo, đau nhức, tê bại phần tay.

Bài viết vừa giới thiệu một số dấu hiệu nhận biết của bệnh phong thấp. Để chẩn đoán chính xác, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra. Phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất giúp tránh khỏi triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Nọc rắn trị phong thấp

Thực hư cao dán từ nọc rắn trị phong thấp

Bài thuốc cao dán từ nọc rắn trị phong thấp được lưu truyền trong dân gian bởi những hiệu quả...

Bệnh phong thấp ở trẻ em: Những điều phụ huynh phải biết

Bệnh phong thấp ở trẻ em (bệnh thấp khớp) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tự miễn gây...

Phong thấp có nguy hiểm không

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh phong thấp. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì bệnh cũng...

Bật mí cách phòng tránh bệnh phong thấp khi trời lạnh

Theo Đông Y, phong thấp (còn gọi là tý chứng) là do cơ thể hư nhược bị hàn, thấp, phong,...

8 cách chữa bệnh phong thấp theo dân gian dễ làm

Chữa bệnh phong thấp theo dân gian là phương pháp điều trị mang tính an toàn cao lại tiết kiệm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *