Những biến chứng nguy hiểm của bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ngay cả đối với người trẻ. Và bệnh nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, nhất là đối hệ xương khớp.

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh phong thấp nếu không được phát hiện, chạy chữa sớm và đúng cách.

1. Mất khả năng vận động

Một trong những biến chứng nguy hiểm và dễ thấy nhất ở những bệnh nhân bị phong thấp đó là tình trạng hoạt động kém. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các khớp xương giãn nở hoặc chèn ép lên nhau khiến phần xương và sụn khớp bị mài mòn, tổn thương theo thời gian.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh phong thấp
Mất khả năng vận động là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh phong thấp.

Bên cạnh đó, hệ thống dây thần kinh và gân cơ xung quanh khớp cũng bị ảnh hưởng, gây đau nhức dữ dội. Và đây chính là lý do khiến bệnh nhân lười vận động. Chính vì vậy, về lâu dài các khớp xương và hệ thống gân cơ dần teo lại, kết dính với nhau gây biến dạng cấu trúc xương khớp, làm giảm khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị bại liệt hoàn toàn.

2. Viêm mạch máu

Một trong những biến chứng khác của bệnh phong thấp không thể không kể đến đó là viêm mạch máu. Đây là sự biến đổi về hình dạng của các thành mạch máu bên trong cơ thể. Chúng có thể dày lên hoặc thu hẹp lại, điều này còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Tuy nhiên, việc lưu dẫn máu kém sẽ làm giảm dinh dưỡng đến xương khớp khiến các khớp xương và dây thần kinh ngày càng đau nhức và mệt mỏi hơn.

3. Biến chứng nguy hiểm phổi, thận và gan

Theo một số thống kê, có đến 10 – 20% người bị phong thấp đều mắc bệnh phổi mãn tính, đặc biệt là viêm màng phổi hoặc tăng áp phổi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia không phải ai mắc phải căn bệnh này cũng đều gặp phải các biến chứng liên quan đến phổi. Bởi, viêm phổi xảy ra có thể là do thuốc mà người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị. Do đó, các bác sĩ sức khỏe khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc với liều lượng và thời gian hợp lý. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, tránh tác dụng của thuốc (thuốc chống viêm, giảm đau) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và thận.

4. Ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở nữ giới

Theo các chuyên gia khoa xương khớp, tỷ lệ mắc bệnh phong thấp ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới. Và bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Đối với phụ nữ chưa lấy chồng và sinh con: Biến chứng của bệnh phong thấp có thể gây ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ do khả năng thụ thai rất khó.
  • Ở phụ nữ đang mang thai: Bệnh có thể tác động trực tiếp đến thai nhi và làm tăng khả năng sinh non.

Ngoài các biến chứng kể trên, bệnh phong thấp còn để lại những tổn thương khác như gây nhiễm trùng hoặc một số vấn đề về da. Vì vậy, để sớm giải quyết bệnh, người bệnh nên tiến hành thăm khám thường xuyên. Đồng thời nên có chế độ ăn uống và tập luyện điều độ khoa học.

Mẹo vặt dùng lá lốt để điều trị các bệnh lý về xương khớp

4 Mẹo dùng lá lốt trị bệnh phong thấp cực hiệu quả mà ít ai biết

Phong thấp là các bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp như thoái hóa khớp, đau cột sống, thoái...

Tìm hiểu cách chữa bệnh phong thấp bằng Đông y

5 bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Ngoài điều trị bằng thuốc tây, chữa bệnh phong thấp bằng Đông y là phương pháp được khá nhiều người...

Chứng phong thấp sau sinh: nguyên nhân, ngăn ngừa & khắc phục

Trải qua quá mang thai và sinh nở thường ảnh hưởng không hề nhỏ đến hệ thống xương khớp. Các...

Bệnh phong tê thấp có chữa khỏi được không? [2023]

Phong tê thấp hay còn gọi là bệnh phong thấp. Bệnh lý này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và...

Phong thấp có nguy hiểm không

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh phong thấp. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì bệnh cũng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *