Trĩ ngoại tắc mạch là gì? Điều trị như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân trĩ. Biến chứng này có xu hướng phát sinh ở các trường hợp không điều trị và chăm sóc đúng cách. Nếu không kịp thời khắc phục, tình trạng tắc mạch có thể dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử hậu môn.

Trĩ ngoại tắc mạch
Trĩ ngoại tắc mạch là gì ? Điều trị như thế nào ?

Trĩ ngoại tắc mạch là gì? Nguyên nhân – Dấu hiệu nhận biết

Trĩ ngoại tắc mạch là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tĩnh mạch bị tắc, dẫn đến hiện tượng hình thành cục máu đông ở búi trĩ.

So với trĩ ở giai đoạn đầu, trĩ ngoại tắc mạch có triệu chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề nếu không được khắc phục kịp thời.

1. Nguyên nhân

Biến chứng trĩ ngoại tắc mạch có xu hướng phát sinh do những nguyên nhân sau:

  • Mang thai: Sản phụ mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai có thể dễ gặp phải tình trạng tắc mạch vào những tháng cuối thai kỳ. Vì lúc này thai nhi phát triển nhanh và gây sức ép lên tĩnh mạch ở trực tràng.
  • Không tiến hành điều trị: Nếu không điều trị, mức độ giãn và phình ở tĩnh mạch có nguy cơ chuyển biến theo chiều hướng xấu. Từ đó làm phát sinh các biến chứng như viêm nhiễm, tắc mạch,…
  • Chế độ ăn uống: Tác động từ chế độ ăn uống không hợp lý chính là nguyên nhân khiến búi trĩ sưng to và có nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Thường xuyên mang vác nặng: Vận động/ mang vác nặng khiến hậu môn phải chịu áp lực lớn. Áp lực này khiến các tĩnh mạch ở búi trĩ có nguy cơ vỡ và hình thành cục máu đông.
  • Thừa cân – béo phì: Người có cân nặng vượt mức sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng của bệnh trĩ. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể khiến mao mạch giảm sức bền và có xu hướng vỡ ra.

2. Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của trĩ ngoại tắc mạch không quá khác biệt so với bệnh trĩ thông thường. Tuy nhiên mức độ của các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn.

trĩ ngoại tắc mạch là gì
Biến chứng tắc mạch có thể gây đau dữ dội ở vùng hậu môn và có thể kéo dài trong 4 – 6 ngày

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại tắc mạch, bao gồm:

  • Đau dữ dội ở vùng hậu môn, cơn đau có thể kéo dài trong 4 – 6 ngày.
  • Thường xuyên có cảm giác buồn đi đại tiện nhưng khó khăn khi đi.
  • Cục máu đông ở tĩnh mạch có thể vỡ ra, gây sưng đau nghiêm trọng, sau đó có thể khiến hậu môn bị lở loét và chảy dịch.
  • Sau đó sẽ xuất hiện mảng hoại tử, hậu môn loét và có xu hướng chảy máu. Lúc này cục máu đông ra khỏi tĩnh mạch và tình trạng sưng đau giảm dần.

Mức độ của các triệu chứng còn phụ thuộc vào khả năng chống chịu của cơ thể và kích thước huyết khối trong tĩnh mạch.

3. Biến chứng

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng thường gặp. Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Viêm nhiễm
  • Nhiễm trùng hậu môn
  • Hoại tử hậu môn
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm phần phụ (thường gặp ở phụ nữ mang thai)

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?

Trĩ ngoại tắc mạch được điều trị như thế nào?

Trĩ ngoại tắc mạch có thể được điều trị dứt điểm và không để lại biến chứng nếu phát hiện sớm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp, để định hướng và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.

triệu chứng trĩ ngoại tắc mạch
Tình trạng tắc mạch ở búi trĩ chủ yếu được xử lý bằng việc dùng thuốc

Thông thường, tình trạng tắc mạch ở búi trĩ sẽ được xử lý bằng việc dùng thuốc. Các loại thuốc thường được chỉ định, bao gồm:

  • Thuốc chống phù nề
  • Thuốc chống viêm nhiễm
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống táo bón

Nếu bệnh nhân đáp ứng với điều trị nội khoa, tình trạng tắc mạch sẽ nhanh chóng được cải thiện. Ngược lại ở những trường hợp có đáp ứng kém, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật trong trường hợp chưa có hiện tượng viêm nhiễm. Với bệnh nhân có búi trĩ tắc mạch đã bị nhiễm trùng, cần điều trị dứt điểm tình trạng này trước khi can thiệp ngoại khoa.

Trong trường hợp phát sinh các triệu chứng của trĩ ngoại tắc mạch, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh. Điều này có thể làm tăng chủng vi khuẩn thiếu nhạy cảm và gây ra các biến chứng như nhiễm trùng huyết, hoại tử hậu môn,…

Vì vậy bạn nên chủ động đến bệnh viện gần nhất để được xử lý, tốt nhất là trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi cơn đau dữ dội xuất hiện.

Ngăn ngừa biến chứng tắc mạch ở bệnh trĩ ngoại

Biến chứng tắc mạch có thể tái phát nếu bạn tiếp tục duy trì các thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Tình trạng tái phát nhiều lần có thể khiến búi trĩ sưng to và phải tiến hành phẫu thuật.

mổ trĩ ngoại tắc mạch
Nên bổ sung đủ 2l nước mỗi ngày nhằm tăng cường trao đổi chất và hạn chế táo bón

Vì vậy bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa trĩ ngoại tắc mạch và những biến chứng nguy hiểm khác. Các biện pháp ngăn ngừa biến chứng của bệnh trĩ, bao gồm:

  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và chất kích thích. Bên cạnh đó cần kiêng cử đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều gia vị,…
  • Nên bổ sung đủ 2l nước mỗi ngày, đồng thời cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để hạn chế táo bón.
  • Thực hiện các động tác yoga phù hợp để tăng nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Hạn chế mang vác nặng – tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị bệnh trĩ.
  • Tránh ngồi xổm hoặc ngồi quá lâu. Với những người làm công việc văn phòng, nên đi lại sau khoảng 1 – 2 giờ làm việc.

Với những trường hợp tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tình trạng tắc mạch và kích thước búi trĩ sẽ thuyên giảm đáng kể. Trĩ ngoại là bệnh lý khá phổ biến nhưng lại khó điều trĩ. Vì vậy cần kiên trì và linh động phối hợp nhiều phương pháp để điều trị bệnh dứt điểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh và cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ làm cách nào để chữa khỏi?

Nếu bị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ cũng không nên lo lắng nhiều. Vì để kiểm soát tình trạng...

NS Bình Xuyên chia sẻ về bài thuốc chữa bệnh trĩ Thăng trĩ Dưỡng huyết thang sau 1 tháng sử dụng

NS Bình Xuyên: “Bệnh trĩ của tôi chuyển biến không ngờ sau 1 tháng dùng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Thuốc dân tộc”

Gần 4 năm “đứng ngồi không yên” vì bệnh trĩ, sau nhiều lần sử dụng thuốc Tây, NS Bình Xuyên...

5 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản dễ thực hiện

Tỏi không chỉ được sử dụng để kích thích vị giác và tăng hương vị món ăn mà còn đem...

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Đừng quá lo lắng

Không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone,...

Bí kíp đánh bay “cơn đau” bệnh trĩ do bia rượu ngày Tết gây ra

Bia rượu, những buổi tiệc, liên hoan là nét văn hóa quen thuộc của người Việt Nam trong những ngày...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *