Thông tin về chứng nổi mụn nước ở trẻ – Phụ huynh nên biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mụn nước ở trẻ có thể là kết quả do quá trình ma sát hoặc tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý tiềm ẩn. Phụ huynh cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn những biện pháp điều trị phù hợp.

mụn nước ở trẻ em
Tìm hiểu về chứng nổi mụn nước ở trẻ em

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Tìm hiểu về chứng nổi mụn nước ở trẻ

Mụn nước được hình thành khi chất lỏng mắc kẹt bên dưới lớp biểu bì. Mụn nước rất dễ vỡ và chảy dịch ra bên ngoài. Khi dịch chảy ra, vùng da này sẽ khô và đóng vảy.

1. Nguyên nhân

Mụn nước là triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm:

  • Ma sát: Da trẻ thường mỏng và nhạy cảm. Khi da trẻ ma sát với quần áo, tã, vùng da có xu hướng đỏ và xuất hiện mụn nước.
  • Viêm da tiếp xúc: Khi da tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, vùng da có thể bị kích ứng và nổi mụn nước.
  • Bỏng: Mụn nước là triệu chứng đặc trưng do bỏng. Khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, da sẽ tự điều tiết chất lỏng đến vùng da này để giảm nhiệt độ và phục hồi các mô bị tổn thương.
  • Chàm: Là tình trạng da sần sùi, đỏ, nổi mụn nước do phản ứng của cơ thể với những tác nhân nội, ngoại sinh.
  • Rối loạn tự miễn: Các bệnh lý rối loạn tự miễn hình thành do cơ thể sản xuất kháng thể tấn công vào chính những cơ quan khỏe mạnh. Một số bệnh lý khiến hệ miễn dịch tấn công vào da và gây ra triệu chứng nổi mụn nước.
  • Chốc lở: Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ. Bệnh hình thành do sự xâm nhập của vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus. Chốc lở gây ra những nốt mụn nước ở mặt, bàn tay, bàn chân.
  • Thủy đậu và zona: Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính. Bệnh do virus Viricella zoster gây ra, thường gặp ở trẻ từ 2 – 7 tuổi. Sau khi điều trị, virus này có thể trú ngụ dọc theo những dây thần kinh trong cơ thể. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng có thể bùng phát và gây ra zona.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Nổi mụn nước là tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải.

2. Triệu chứng

Mụn nước có thể gây đau hoặc không gây đau đớn. Với những loại mụn nước gây đau, vùng da xung quanh có xu hướng đỏ và sưng viêm.

Khi mụn nước vỡ ra, vùng da sẽ đóng vảy và khô dần.

3. Chẩn đoán

Mụn nước có thể được chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sẽ đặt những câu hỏi về các triệu chứng, tình trạng sức khỏe để xác định nguyên nhân gây mụn nước ở trẻ.

Khi không có đủ thông tin để kết luận, bác sĩ có thể lấy mẫu chất lỏng hoặc sinh thiết da để chẩn đoán đúng tình trạng mà trẻ gặp phải.

Điều trị mụn nước ở trẻ em

Điều trị mụn nước phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Do đó, điều trước tiên phụ huynh cần thực hiện chính là xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Mụn nước do ma sát, viêm da tiếp xúc, bỏng nhẹ,… thường không cần điều trị. Chúng sẽ tự vỡ ra và nhanh chóng lành lại sau vài ngày.

mụn nước ở trẻ em
Nếu mụn nước có dấu hiệu sưng viêm, bạn có thể thực hiện chườm lạnh để cải thiện tình hình

Nếu mụn nước có dấu hiệu sưng viêm và kéo dài, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình hình ở trẻ.

  • Sử dụng túi lạnh chườm lên vùng da tổn thương để giảm sưng, viêm
  • Nếu trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để cải thiện.
  • Mụn nước do rối loạn miễn dịch thường được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid.

Ngoài ra, bạn nên giữ vùng da của trẻ khô thoáng. Hạn chế để mụn nước tiếp xúc với những bề mặt vật lý khác. Tình trạng này có thể khiến vùng da bị nhiễm trùng và sưng viêm nặng hơn.

Trong trường hợp mụn nước vỡ và hình thành mủ, trẻ đau nhức và sốt cao, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.

Phòng ngừa mụn nước ở trẻ em

Mụn nước ở trẻ em không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng này bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sau.

  • Nên mặc quần áo rộng rãi và mang giày đúng cỡ cho trẻ để tránh tình trạng ma sát.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo,…
  • Sử dụng thuốc cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn.
  • Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác,… Các biện pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn từ người khác sang trẻ nhỏ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Xem thêm

Mẹo chữa mề đay bằng giấm theo kinh nghiệm dân gian

Chữa mề đay bằng giấm là một trong những mẹo dân gian được khá phổ biến. Tuy nhiên thực hư...

Tóc rụng nhiều là triệu chứng của bệnh gì? có phải ung thư?

Rụng tóc được xem là cơ chế tự nhiên của cơ thể, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy...

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa thường xuất hiện khi thời tiết đột ngột lạnh hoặc nóng. Ngoài...

Vì sao da dễ nổi mẩn ngứa sau khi uống rượu, bia?

Một số người sau khi dùng rượu bia thường xuất hiện các đốm mẩn đỏ tại mặt, cổ hoặc những...

Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa được không?

Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa được không?

Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa được nhiều người quan tâm. Muối từ xưa được xem là nguyên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.