Bị sỏi thận uống bia được không? – Vấn đề nhiều người quan tâm

Bia là sản phẩm đồ uống truyền thống không thể thiếu trong mọi bữa ăn hàng ngày của nhiều nền văn hóa khác nhau. Chúng không chỉ giúp kích thích hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng mà còn giúp tinh thần trở nên phấn chấn và tỉnh táo. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp về sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh thận, việc uống bia gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Sỏi thận uống bia được không?
Việc tiêu thụ quá nhiều bia có thể gây hại đến thận và gan.

Lợi ích của bia đối với sức khỏe?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bia là thức uống có chứa cồn (khoảng 3,5 – 5,5 Alcohol) được tạo thành từ quá trình lên men tinh bột và đường của ngũ cốc, các loại trái cây. Trong bia có chứa khoảng 17 acid amin và một hệ men khá phong phú, giúp cung cấp lượng calori khá lớn cho cơ thể. Chính vì vậy, sản phẩm truyền thống này được xem là thức uống giàu dinh dưỡng của mọi thời đại.

Người có sức khỏe bình thường chỉ cần uống bia với liều lượng phù hợp và điều độ khoảng 1 lon bia 330ml hoặc 1 chai bia 12 ounce/ngày sẽ giúp mang lại những lợi ích tuyệt vời như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Bia chứa nhiều men giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện khả năng ăn uống.
  • Giảm các vấn đề về tim mạch: Có tác dụng làm giãn nở các động mạch vành. Đồng thời hỗ trợ cải thiện mức độ cholesterol xấu trong máu giúp ngăn ngừa mỡ thừa lắng đọng trong thành mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, bia cũng giúp làm tăng nhịp tim và tăng sức co bóp cơ tim giúp máu lưu thông tốt.
  • Giúp tinh thần phấn chấn, tỉnh táo: Bia có tác dụng làm dịu bớt căng thẳng, giúp tinh thần tỉnh táo, thanh thản và ngủ ngon hơn.

Tác dụng của bia đối với sức khỏe người bị sỏi thận

Theo các chuyên gia nghiên cứu ở Helsinki (Phần Lan) cho biết, men bia có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ chất vôi trong đường tiết niệu giúp phòng ngừa hình thành sỏi thận. Bạn chỉ cần uống 0,5 lít bia mỗi ngày có thể giúp làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Bị sỏi thận uống bia có tốt không?
Theo một số nghiên cứu, uống bia đúng cách có thể giúp chống hình thành sỏi thận.

Bên cạnh đó, bia cũng được xem là một vị thuốc giúp người bị sỏi thận cải thiện tình trạng bệnh. Điển hình, ở Tiệp Khắc và Ba Lan, bia được tìm thấy trên toa thuốc của người bị bệnh sỏi thận với liều lượng sử dụng khoảng 250 ml cho mỗi bữa ăn chính.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân không được uống nhiều hơn liều lượng quy định. Đặc biệt, đối với những người bệnh bị sỏi thận ở mức độ trung bình và nặng tuyệt đối không nên uống bia. Bởi bia có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến bệnh sỏi thận ngày càng trầm trọng hơn. Cụ thể:

  • Bia làm giảm chức năng của thận: Theo một vài nghiên cứu, tiêu thụ bia quá nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận trong cơ thể, trong đó có thận. Bởi chúng đóng vai trò là nơi lọc chất độc hại và giúp đẩy các chất lắng đọng ra ngoài bằng đường tiểu. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều bia có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Chúng làm giảm khả năng lọc nước tiểu của thận khiến bệnh thêm nặng.
  • Sỏi phát triển, kích thước lớn dần: Bia được xem là chất lợi tiểu bởi tính háo nước. Chính vì vậy, uống quá nhiều bia sẽ làm tăng khả năng mất nước. Đây chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi phát triển và tác động xấu đến chức năng của thận.
  • Tổn thương thận cấp tính: Nếu lượng cồn tích tụ trong cơ thể quá nhiều có thể sẽ gây tổn thương thận vĩnh viễn. Khi đó, người bệnh cần phải tiến hành lọc máu để thay hoạt động của thận cho đến khi thận khỏe lại.

Người bị sỏi thận có nên uống bia hay không?

Dựa trên tác dụng của bia đối với bệnh sỏi thận nêu trên, bia có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhưng cũng chính là tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ rủi ro, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bia hoặc bất kỳ loại thức uống nào chứa cồn.

Bia nếu biết sử dụng đúng cách và đúng liều lượng có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Ngược lại, nếu người bệnh lạm dụng quá mức sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, lời khuyên đối với bệnh nhân bị sỏi thận là không nên sử dụng bia khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

⇒ Thông tin tham khảo: Bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?

Điều trị bệnh sỏi thận khỏi hoàn toàn nhờ uống nước râu ngô: thực hư ra sao?

Uống nước râu ngô chữa sỏi thận có thật sự hiệu nghiệm?

Từ lâu nay trong dân gian, người ta vẫn truyền tai nhau rằng chữa bệnh sỏi thận bằng râu ngô rất hiệu quả. Tuy nhiên, điều ấy vẫn còn bị...

Những cây thuốc nam chữa sỏi thận được lưu truyền từ xưa đến nay

Chữa sỏi thận bằng cây thuốc nam là phương pháp được nhiều người dân sử dụng bởi chi phí khá...

Suy thận mạn tính: Bạn đã biết gì về căn bệnh chết người này

Theo thống kê trên thế giới có đến 2.500.000 bệnh nhân đang phải tiến hành lọc máu để điều trị...

suy thận

Suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & thuốc điều trị

Suy thận hay còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối, là tình trạng suy giảm chức năng hoạt...

Nước dừa sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn và làm tăng kali, natri trong máu.

Người bị thận yếu uống nước dừa được không?

Nước dừa sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn và làm tăng kali, natri trong máu dễ gây tổn thương...

8 cách phòng ngừa sỏi thận đơn giản nhiều người chưa biết

Nguyên nhân gây sỏi thận chủ yếu là do thói quen và chế độ dinh dưỡng. Do đó bạn có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.