Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh loãng xương chỉ diễn ra âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Khi bệnh đã nặng, cơ thể sẽ có những biến chứng như đau cột sống, biến dạng cột sống,… Bệnh loãng xương gây ra những nguy hiểm cho hệ xương khớp. Tuy nhiên, bệnh loãng xương vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân có thể tham khảo qua một số cách sau để cải thiện tình trạng của bệnh.

Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không
Bệnh loãng xương gây ra những biến chứng như đau cột sống, biến dạng cột sống,…

Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh loãng xương là tình trạng xương trong cơ thể bị suy giảm khối lượng và chất lượng. Từ đó, xương dễ bị giòn, xốp, dễ gãy và xẹp. Bệnh gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho khung xương của cơ thể như biến dạng, dễ bị gãy, các đốt sống bị đau,…

Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm, cho đến khi nặng thì mới bộc lộ những biến chứng. Nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể điều trị để cải thiện, không cho bệnh phát triển nặng thêm.

Bệnh không có thuốc đặc trị, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong những năm đầu của cuộc đời, xương phát triển rất mạnh. Đến cuối giai đoạn thiếu niên, xương đã hoàn thành sự phát triển. Khi ấy, khối lượng xương đạt đến giới hạn. Do đó, nếu bị loãng xương, chỉ có mỗi cách cải thiện tình trạng loãng xương chứ không thể làm cho khối lượng được phục hồi nguyên trạng.

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng của bệnh loãng xương như dùng thuốc, tập luyện, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ,…

Một số lời khuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh loãng xương

Bệnh nhân loãng xương sẽ phải chung sống với căn bệnh ấy cả đời. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để cải thiện sức khỏe, giảm thiểu những biến chứng xấu do loãng xương gây ra. Sau đây là một số lời khuyên dành cho bệnh nhân bị loãng xương.

1. Chế độ dùng thuốc

Khi phát hiện ra bệnh sớm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc có chức năng bổ sung canxi cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân uống thuốc vitamin D. Ngoài ra, những loại thuốc khác giúp cơ thể hấp thụ vitamin D và canxi dễ dàng hơn cũng là một phương án tốt.

Khi bệnh đã đi đến giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ phải dùng các thuốc giảm đau, thuốc ức chế các tế bào hủy xương hoạt động, thuốc kích thích sinh xương, viên uống bổ sung canxi,…

Bệnh loãng xương có chữa được không
Người bệnh không nên lạm dụng thuốc trong quá trình điều trị loãng xương.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo liệu trình điều trị mà bác sĩ đề ra. Không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh giảm đau.

Việc điều trị loãng xương chỉ thấy kết quả sau 2 năm. Do đó, người bệnh cần kiên nhẫn điều trị. Bên cạnh đó, điều trị bệnh loãng xương khá tốn kém về tài chính, do đó, người bệnh cần chuẩn bị một nguồn tài chính vững chắc để điều trị.

Xem thêm: Bị loãng xương uống thuốc gì? Top 5 loại được dùng phổ biến nhất

2. Chế độ ăn uống

Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cho xương khớp. Thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Vì thế, bệnh nhân cần thu nạp những thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên chứa nhiều canxi và protid như:

  • Sữa: từ 500 đến 1000 ml mỗi ngày;
  • Bơ;
  • Phô mai;
  • Sữa chua;
  • Hạt hạnh nhân;
  • Tôm;
  • Cua;
  • Cá, cá mòi;
  • Ốc;
  • Hải sản;
  • Các loại rau xanh và trái cây đậm màu.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bổ sung canxi từ những loại sữa bột được khuyến nghị dùng cho người bệnh loãng xương. Đó là các loại sữa bột, sữa pha sẵn được đóng gói và bày bán trong siêu thị.

3. Chế độ sinh hoạt

Người bệnh nhân duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Các hoạt động thường ngày như làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục, thể thao vẫn cần được diễn ra bình thường. Tuy nhiên, không được lao động, tập luyện quá sức. Cần phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý.

Việc tập luyện và vận động ngoài trời giúp cho cơ thể và hệ xương khớp luôn khỏe mạnh. Từ đó, những biến chứng của bệnh loãng xương có thể được đẩy lùi.

Ngoài ra, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Không nên sử dụng quá nhiều chất kích thích, hạn chế thuốc lá, uống rượu bia,… Một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh sống vui khỏe và không còn những mối lo sợ về căn bệnh loãng xương.

Ngăn ngừa bệnh loãng xương bằng cách nào?

Bệnh loãng xương là một căn bệnh diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Ngày nay, đối tượng mắc loãng xương không chỉ là người cao tuổi. Có rất nhiều người bệnh loãng xương là những người trẻ tuổi. Do đó, chúng ta nên đề cao việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh loãng xương như:

  • Trẻ em, thanh thiếu niên cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các khoáng chất, vitamin,…
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin, canxi cần thiết để đảm bảo cho việc đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ;
  • Có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý;
  • Có lối sống lành mạnh;
  • Tránh uống nhiều rượu bia, thuốc lá, ăn kiêng quá mức, lười vận động,… sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Người cao tuổi có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Việc đi lại nên cẩn trọng, tránh té ngã.
  • Ở phụ nữ mãn kinh, cần tập luyện thể dục ngoài trời để cơ thể luôn dẻo dai, xương khớp khỏe mạnh. Ngoài ra, cần uống bổ sung thuốc nội tiết tố, vitamin D và canxi.
  • Khi đã phát hiện bệnh, cần tuân thủ theo liệu trình và hướng dẫn của bác sĩ để có một hệ xương khớp khỏe mạnh.
Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không
Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin, canxi cần thiết để đảm bảo cho việc đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm:

Nội dung của bài viết chỉ có tính chất tham khảo. ThuocDanToc không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Loãng xương là gì và cách điều trị

Loãng xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tổ chức Loãng xương Quốc tế cho biết, loãng xương (Osteoporosis) biểu thị cho một tình trạng về xương thường gặp ở các đối tượng khác nhau, nhưng chủ yếu là...

Loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?

Loãng xương xuất hiện ngày càng biến. Bệnh phát triển thầm lặng và không có triệu chứng sớm. Do đó...

Loãng xương uống thuốc gì

Bị loãng xương uống thuốc gì? Các lưu ý khi sử dụng

Loãng xương là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp cùng với quá trình lão hóa chung của...

10 loại sữa tốt cho người bị loãng xương, nên uống mỗi ngày

Với bệnh nhân bị loãng xương thì việc cung cấp dưỡng chất rất quan trọng, nhất là canxi. Vậy nên...

Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?

Theo các bác sĩ thì chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp dưỡng...

Loãng xương ở người già: Thông tin về bệnh, cách phòng và điều trị

Loãng xương là căn bệnh khá phổ biến ở người lớn tuổi. Điều này là một trong những vấn đề...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *