7 cách giảm đau lưng sau sinh đơn giản dành cho các mẹ

Đau lưng sau sinh xuất hiện với tần suất dày đặc có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Bạn có thể chủ động kiểm soát tình trạng này, bằng cách thực hiện các biện pháp giảm đau đơn giản như chườm nóng, massage, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sử dụng dụng cụ hỗ trợ,…

cách làm giảm đau lưng sau sinh
7 cách giảm đau lưng sau sinh đơn giản dành cho các mẹ

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh

Rối loạn hormone

Nguyên nhân chính khiến bạn bị đau lưng sau khi sinh là do rối loạn hormone. Khi mang thai, cơ thể sẽ giải phóng hormone progesterone và relaxin nhằm thư giãn dây chằng và khớp xương chậu.

Sau khi sinh, cơ thể cần một thời gian để ổn định hàm lượng hormone này. Vì vậy bạn vẫn có thể bị đau lưng trong giai đoạn này.

Tăng cân

Phụ nữ thường có xu hướng tăng cân nhanh khi mang thai. Ngay cả khi bạn sinh con, cân nặng vẫn chưa thể quay trở lại như ban đầu.

đau lưng sau sinh mổ
Cân nặng tăng là nguyên nhân khiến cơn đau lưng xuất hiện khi mang thai và kéo dài đến thời gian sau sinh

Trọng lượng cơ thể cao sẽ gây áp lực lên hông và vùng thắt lưng, gây ra cơn đau nhức ở vị trí này.

Loãng xương

Từ tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu phát triển xương` nên sẽ cần hàm lượng canxi lớn. Nếu không đáp ứng đủ lượng canxi cho cơ thể và thai nhi, bạn có thể gặp phải tình trạng loãng xương thoáng qua. Tình trạng này có thể kéo dài đến thời gian sau khi sinh.

Loãng xương có thể được cải thiện nếu bạn cung cấp đủ dưỡng chất để xương tái tạo tế bào. Tuy nhiên trong thời gian xương chưa phục hồi, bạn có thể bị đau nhức lưng và các vị trí xương khớp khác.

Tác động từ việc sinh nở

Trong quá trình sinh nở, phụ nữ phải sử dụng lực để đưa em bé ra ngoài. Áp lực này khiến cơ thể suy yếu, mệt mỏi, xương khớp tổn thương và đau nhức.

Bạn cần khoảng vài tháng để cơ thể phục hồi. Vì vậy ngay sau khi sinh, triệu chứng đau lưng vẫn có thể xuất hiện thường xuyên.

Chăm sóc em bé

Thời gian sinh hoạt của em bé thường trái ngược với giờ giấc sinh hoạt của mẹ. Bạn có thể phải thức khuya, ngủ không đủ giấc và mệt mỏi khi chăm sóc em bé.

giảm đau lưng cho mẹ sau sinh
Chăm sóc em bé có thể khiến cơ thể mệt mỏi và dễ nhức mỏi hơn

Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và hệ thống xương khớp. Bạn sẽ thường xuyên nhận thấy đau lưng, mỏi gối trong giai đoạn này.

Tư thế cho bé bú

Tư thế ngồi cho bé bú không đúng có thể gây căng thẳng lên lưng dưới và làm phát sinh cơn đau.

Ngoài ra, cơn đau lưng sau khi sinh có thể do lười vận động, tính chất công việc, chế độ dinh dưỡng,…

Cơn đau lưng sau khi sinh chỉ kéo dài một thời gian nhất định và sẽ biến mất khi cơ thể phục hồi. Các chuyên gia cho rằng, mất khoảng 6 tháng để hormone relaxin trở lại mức ổn định. Với những người hoạt động thể chất nặng nề ngay sau khi sinh nở, cơn đau lưng có thể kéo dài từ 10 – 12 tháng.

Các cách giảm đau lưng sau khi sinh đơn giản

Cơn đau lưng xuất hiện liên tục trong khoảng 6 – 12 tháng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và khó chịu. Bạn có thể thực hiện những biện pháp giảm đau đơn giản ngay tại nhà để cải thiện tình trạng này.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thừa cân và loãng xương là hai yếu tố dẫn đến đau nhức lưng sau khi sinh. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để tăng cường mật độ xương và giảm trọng lượng cơ thể.

đau lưng sau khi sinh thường
Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện cân nặng, tăng cường mật độ xương

Khi xương chắc khỏe, mức độ chống chịu với những tác nhân vật lý sẽ được cải thiện đáng kể. Từ đó bạn sẽ nhận thấy tần suất cơn đau xuất hiện giảm đi rõ rệt.

Bên cạnh đó, việc cải thiện cân nặng sẽ làm giảm căng thẳng, áp lực lên đốt sống thắt lưng và xương chậu.

2. Thực hiện tư thế đúng

Bạn nên ngồi, đứng và nằm đúng tư thế. Khác với người khỏe mạnh, thời điểm sau sinh cơ thể thường nhạy cảm và dễ đau nhức. Tư thế sai lệch không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc xương mà còn chèn ép lên đốt sống và các khớp, khiến bạn dễ bị đau nhức hơn bình thường.

Ngoài ra bạn nên cho trẻ bú đúng tư thế. Nên ngồi thẳng lưng và giữ cho trẻ bú một cách thoải mái. Hoặc bạn có thể nằm nghiêng để trẻ bú. Tư thế này có thể giữ đốt sống ở trạng thái cân bằng, giảm áp lực lên đốt sống lưng và xương chậu. 

3. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Việc bế em bé trong thời gian dài sẽ gây căng thẳng, áp lực lên xương, đốt sống. Do đó bạn có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ (địu trẻ em) để giảm áp lực lên cơ quan xương khớp.

Hơn nữa, bạn nên hạn chế bế trẻ quá nhiều. Trẻ sẽ có xu hướng đòi hỏi khi được bế thường xuyên.

4. Không di chuyển quá nhiều

Khung xương chậu cần ít nhất 3 tháng để phục hồi trở lại. Trong thời gian này bạn nên hạn chế di chuyển. Vận động nhiều có thể khiến xương chậu va chạm với những cơ quan xương khớp lân cận như chỏm xương đùi, xương cùng,…

Ngoài ra, bạn nên sử dụng giày dép đế bệt để dễ dàng khi đi lại. Đi giày cao gót làm tăng áp lực lên hông, khiến cơn đau nhức xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

5. Massage

Massage có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm chèn ép lên các cơ quan xương khớp, giải phóng dây thần kinh bị đè nén,… Đây là biện pháp thư giãn và giảm đau lưng an toàn đối với phụ nữ đang mang thai và phụ nữ sau khi sinh.

chữa đau lưng sau sinh mổ
Massage kích thích tuần hoàn máu và giúp làm giảm đau nhức xương khớp

Bạn có thể nhờ người thân trong gia đình massage nhẹ nhàng lên vị trí đau nhức. Trong trường hợp cơn đau âm ỉ và kéo dài, bạn có thể đăng ký khóa massage chuyên sâu được nhân viên vật lý trị liệu thực hiện.

ĐỌC NGAY: Cách xoa bóp bấm huyệt trị đau lưng hiệu quả bạn đã biết chưa?

6. Chườm nóng

Chườm nóng là cách giảm đau nhức khá phổ biến. Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ kích thích máu lưu thông, giảm đau và sưng viêm.

Bạn nên sử dụng nước ở nhiệt độ từ 60 – 70 độ C, đặt túi chườm lên vùng đau nhức trong khoảng 15 phút. Áp dụng khi cơn đau xuất hiện hoặc thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày.

7. Thực hiện các bài tập

Luyện tập là cách phục hồi xương khớp và cơ thể nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để giảm đau và cải thiện độ dẻo dai, chắc khỏe của xương khớp.

Hoặc tập luyện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như yoga, bơi lội,… để cải thiện cơn đau nhức ở lưng.

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Cơn đau lưng sau khi sinh cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn. Do đó bạn cần chủ động đến bệnh viện khi nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Đau lưng kèm sốt
  • Đau lưng nặng nề và xuất hiện với tần suất dày đặc
  • Cảm giác tê bì một hoặc cả hai chân
  • Cơn đau lưng kéo dài hơn 6 tháng

Nếu bạn đã thực hiện những biện pháp giảm đau đơn giản nhưng triệu chứng không có dấu thuyên giảm, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và tiến hành điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

THAM KHẢO THÊM

Cách xoa bóp bấm huyệt trị đau lưng bạn đã biết chưa?

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng nhưng hầu hết các cơn đau thường là do chấn thương hoặc căng...

Đau lưng giữa và những điều bạn nên biết để khắc phục

Rất nhiều bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng đau lưng giữa làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức...

Các bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng

Các bài tập giảm đau lưng tuyệt vời dành cho dân văn phòng

Việc ngồi liên tục 8 tiếng một ngày trên bàn làm việc rất dễ gây cảm giác nhàm chán cho...

Đau lưng nên uống thuốc gì để giảm đau?

Đau lưng là triệu chứng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Cơn đau lưng xuất hiện thường...

Cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu an toàn cho mẹ bầu

Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm. Vì vậy nếu áp dụng biện pháp giảm đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *