Nguyên nhân khiến da bị khô và cách chăm sóc, điều trị

Da bị khô là một bệnh lý về da liễu xuất hiện phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Mặc dù bệnh không có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe nhưng các triệu chứng đi kèm lại gây mất thẩm mỹ và tạo nên cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Nguyên nhân khiến da bị khô và cách chăm sóc, điều trị
Tìm hiểu nguyên nhân khiến da bị khô và cách chăm sóc, điều trị

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Tổng quan về tình trạng da khô

Da khô (viêm da – tên gọi đối với tình trạng da khô nghiêm trọng) là một bệnh lý về da liễu vô cùng khó chịu, gây mất thẩm mỹ khi bệnh gắn liền với hiện tượng đánh vảy, nứt nẻ và ngứa ngáy. Bệnh xảy ra ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhưng vị trí phổ biến nhất vẫn là hai tay và hai chân.

Tình trạng da khô được chia thành 3 loại:

Viêm da tiếp xúc

Khi cơ thể tiếp xúc với những chất kích thích hoặc những hoạt chất có khả năng gây dị ứng như thuốc tẩy, hóa chất, chất thải công nghiệp, niken… sẽ gây nên bệnh viêm da tiếp xúc. Khi đó tại vùng da bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu phản ứng và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cục bộ.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã xảy ra khi làn da của người bệnh tiết ra quá nhiều dầu gây nên tình trạng phát ban đỏ và xuất hiện vảy trắng. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và trên da đầu.

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng (bệnh chàm) là tình trạng viêm da mãn tính khiến vùng da bệnh xuất hiện các mảng vảy khô. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng da khô

Tình trạng da khô nghiêm trọng xuất hiện do một nhóm rối loạn di truyền (còn được gọi là bệnh ichthyosis) gây nên và làm biến dạng vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, rất may mắn vì hầu hết tình trạng da khô xuất hiện đều do yếu tố môi trường và việc kiểm soát tình trạng này cũng trở nên dễ dàng hơn.

Nguyên nhân chính hình thành bệnh bao gồm:

  • Thời tiết: Tình trạng da bị khô xuất hiện phổ biến vào mùa đông bởi khi đó, nhiệt độ và độ ẩm thường có xu hướng giảm mạnh. Ngoài ra, tại những vùng có khí hậu khô, nóng cũng là nguyên nhân hình thành nên căn bệnh này.
  • Nhiệt độ cao: Việc thường xuyên tiếp xúc với lò sưởi hoặc tiếp xúc với những thiết bị có nhiệt độ cao khác sẽ khiến làn da giảm nhanh độ ẩm và gây nên tình trạng khô da
  • Thường xuyên tắm lâu hoặc tắm với nước nóng: Tắm lâu hoặc tắm với nước nóng sẽ gây nên tình trạng khô da, đặc biệt là trong những hồ nước có chứa nhiều clo (hồ bơi)
  • Sử dụng xà phòng có nhiều chất tẩy rửa: Xà phòng có nhiều chất tẩy rửa sẽ làm giảm độ ẩm và loại bỏ lượng dầu trên da khiến da bị khô
  • Tiếp xúc với chất gây hại: Việc tiếp xúc với chất gây hại như: Hóa chất, chất thải, các loại chất tẩy rửa… nhưng không có biện pháp bảo vệ sẽ khiến da bị dị ứng và gây nên tình trạng da khô
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi sẽ có tỉ lệ mắc bệnh da khô cao hơn rất nhiều lần so với những người trẻ tuổi. Bởi khi có tuổi, lỗ chân lông sẽ tiết ra ít dầu hơn so với bình thường và làm tăng khả năng khô da
  • Tiền sử bệnh: Ở những người có tiền sử mắc bệnh chàm, bệnh viêm da tiếp xúc hoặc các bệnh dị ứng khác sẽ có làn da khô hơn so với bình thường.

Tình trạng da khô được điều trị như thế nào?

Tình trạng da khô thường được điều trị và chăm sóc với những cách như sau:

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Việc thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ khiến tình trạng da khô được cải thiện. Bởi những hoạt chất trong kem dưỡng ẩm có khả năng cung cấp nước giúp da mềm hơn, mịn hơn và khắc phục được tình trạng nứt da.

Điều trị da bị khô
Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp chăm sóc, điều trị tình trạng da bị khô và cải thiện những triệu chứng khó chịu đi kèm

Những loại kem dưỡng ẩm lành tính, có độ dịu nhẹ cao và thường được khuyến cáo sử dụng bao gồm:

  • Kem dưỡng ẩm có chứa urê hoặc axit lactic
  • Kem dưỡng ẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như: Dầu ô liu, lô hội, tinh chất trà xanh…

Sử dụng thuốc

Khi da bạn cực kỳ khô, các bác sĩ da liễu có thể chỉ định điều trị với một vài loại thuốc như sau:

  • Corticosteroid
  • Tacrolimus
  • Pimecrolimus

Những loại thuốc này không chỉ giúp người bệnh cải thiện tình trạng da khô mà còn có khả năng làm dịu nhanh triệu chứng ngứa ngáy, đỏ ửng và sưng to. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp sử dụng các loại thuốc cùng với việc thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ nhằm rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Thay đổi thói quen

Nếu tình trạng da khô xuất hiện từ những thói quen (thường xuyên tắm lâu, tắm với nước nóng, tiếp xúc với chất gây hại…), bạn nên ngưng thực hiện những thói quen này trong vài ngày để làn da có thời gian cải thiện. Và khi bạn bắt đầu lại, hãy dùng những biện pháp bảo vệ da như mang gân tay, hạn chế tiếp xúc với chất gây hại, sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc tắm với lượng nước không quá nóng…

Cách phòng ngừa tình trạng da bị khô

Để ngăn ngừa tình trạng da bị khô, người bệnh có thể lưu lại những cách phòng ngừa dưới đây:

  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp nước, đồng thời làm kín da để giữ không cho nước thoát ra ngoài ngay sau khi tắm hoặc mỗi tối trước khi đi ngủ
  • Hạn chế tiếp xúc nhiều với nước hoặc ngâm mình dưới nước quá lâu, hãy rút ngắn thời gian tắm càng nhanh càng tốt (tốt nhất nên tắm trong thời gian 10 phút hoặc ít hơn)
  • Sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt… không có chất tẩy mạnh, chiết xuất từ thiên nhiên, nhẹ nhàng và có thêm hoạt chất dưỡng ẩm
  • Giữ ấm da khi thời tiết trở lạnh
  • Bảo vệ da với bao tay cao su khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa, chất thải…
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng nước nóng hoặc nước ấm để tắm
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
  • Tránh chà sát mạnh hoặc gãi ngứa trên những vị trí da khô
  • Sử dụng khăn mềm nhẹ nhàng hút nước và làm khô da sau khi tắm
  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với mỗi loại da.
Cách phòng ngừa tình trạng da bị khô
Mách bạn các cách phòng ngừa tình trạng da bị khô

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân khiến da bị khô và cách chăm sóc, điều trị. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra chính xác mức độ khô da và tìm ra hướng khắc phục phù hợp nhất. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và ra hướng điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

HỮU ÍCH:

Các thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai

Những điều cơ bản cần biết khi mẹ bầu bị viêm da cơ địa

Điều trị viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai nếu không cẩn thận có thể sẽ làm ảnh hưởng...

Chữa mề đay bằng lá khế

5 cách chữa mề đay bằng lá khế đơn giản, hiệu quả

Khế là loại cây rất thân thuộc tại Việt Nam. Ngoài tác dụng cung cấp trái để ăn và làm...

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

Bị bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị zona cũng cần chú ý đến chế...

ngứa gan bàn chân

Ngứa gan bàn chân – Nguyên nhân và khắc phục

Thay đổi nội tiết tố, suy giảm chức năng gan thận, mắc các bệnh da liễu hay bệnh gan mật......

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.