Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở đâu nhất ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh vảy nến là tình trạng da bị ửng đỏ, ngứa rát, xuất hiện vảy khô và bong tróc. Vảy nến thường xuất hiện ở vùng đầu gối, khuỷu tay, vùng da bị cháy nắng,… Người bệnh cần chăm sóc vùng da bị tổn thương đúng cách để bệnh không diễn biến nghiêm trọng hơn.

Vảy nến thường xuất hiện ở vùng đầu gối, khuỷu tay,...
Vảy nến thường xuất hiện ở vùng đầu gối, khuỷu tay,…

Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở đâu nhất?

Vảy nến (Psoriasis) là một chứng bệnh da liễu, biểu hiện ở ngay bên ngoài da. Bệnh vảy nến không phải do virus gây ra, không truyền nhiễm từ người bệnh sang người lành. Biểu hiện thường thấy của bệnh vảy nến thường là:

  • Da ửng đỏ, có dấu hiệu bị tổn thương;
  • Ngứa ngáy, rát;
  • Da bị sưng, viêm;
  • Trên da xuất hiện những vảy trắng, bạc;
  • Da khô, dễ bị nứt nẻ, chảy máu.

Cơ chế gây ra bệnh là do hệ miễn dịch rối loạn, dẫn đến tế bào da tăng lên và chết đi nhanh chóng gây ra bệnh. Nguyên nhân của chứng rối loạn hệ miễn dịch gây ra bệnh vảy nến là di truyền. Các thế hệ trong gia đình thường sẽ truyền lại những mã gen gây bệnh vảy nến.

Những tác nhân khác khiến cho bệnh dễ phát sinh, tái phát hoặc diễn biến trầm trọng hơn là tiêu thụ nhiều bia rượu, thuốc lá, ăn chua, cháy nắng,…

Vảy nến thường xuất hiện ở những vùng da như đầu gối, khuỷu tay,… những vùng thường hay tì, đè. Ngoài ra, vảy nến còn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào khác nếu người bệnh để vùng da bị cháy nắng, trầy xước,…

Vảy nến là một bệnh lành tính, tuy nhiên gây ra cảm giác ngứa rát, khó chịu. Những vảy da bong tróc trên bề mặt da sẽ làm cho làn da trông sần sùi, mất thẩm mỹ, dễ gây cảm giác tự ti.

Bệnh vảy nến không có thuốc chữa đặc trị. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị để có thể cải thiện bệnh. Nếu chủ quan, không chăm sóc, bệnh có thể sẽ gây ra những biến chứng như: Diễn biến nghiêm trọng hơn, khó điều trị, gây suy thận, hư thận, cao huyết áp, tiểu đường loại 2, béo phì, tâm lý tự ti, mặc cảm,…

Bạn nên biết: Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng

Bệnh vảy nến gây ra tình trạng ngứa rát, mất thẩm mỹ, tâm lý tự ti, mặc cảm ở người bệnh.
Bệnh vảy nến gây ra tình trạng ngứa rát, mất thẩm mỹ, tâm lý tự ti, mặc cảm ở người bệnh.

Một số biện pháp giúp cải thiện bệnh vảy nến

1. Dùng thuốc Tây

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân vảy nến dùng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ để tạm thời khắc phục các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân sẽ uống một số loại thuốc chống dị ứng, giúp giảm ngứa. Một số loại kem bôi tại chỗ sẽ giúp bệnh nhân cải thiện ngay cơn ngứa, đau rát và viêm nhiễm.

Một số loại thuốc bôi sẽ giúp người bệnh giảm tình trạng bong tróc da, giúp mềm da và phục hồi làn da như cũ. Ngoài ra, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc vitamin, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, bong tróc trên da.

Tham khảo: 9+ Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ giúp khắc phục ngứa rát và bong vảy.
Thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ giúp khắc phục ngứa rát và bong vảy.

2. Dùng thuốc Nam

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây để điều trị bệnh vảy nến, người bệnh cũng có thể dùng thuốc Nam để chữa trị.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc uống, thuốc thoa lên da, tắm,… có công dụng cải thiện tình trạng bệnh. Khi áp dụng điều trị bằng thuốc Nam, người bệnh cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền hoặc lương y. Bệnh nhân không nghe theo những công thức, bài thuốc truyền miệng có thể sẽ gây ra nhiễm trùng ở da.

Các bài thuốc Nam được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên những bài thuốc dân gian thường có hiệu quả chậm trong việc chữa bệnh vảy nến, người dùng nên kiên trì áp dụng. Đặc biệt, không nên bỏ uống thuốc Tây khi dùng thuốc Nam. Các bài thuốc Nam thường chỉ có chức năng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc Tây. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định không tiếp tục dùng thuốc Tây.

Hiện nay, xu hướng kết hợp dùng thuốc Đông y và Tây y để chữa bệnh đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân vảy nến nên tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ khi kết hợp dùng thuốc Đông y và Tây y trong điều trị bệnh.

Chi tiết: 6 Loại cây thuốc nam chữa bệnh vảy nến hiệu quả, có quanh nhà bạn

3. Chăm sóc tại nhà

Tự chăm sóc tại nhà không chỉ là một phương pháp điều trị bệnh vảy nến mà đó còn là cách hỗ trợ điều trị bệnh đối với người dùng thuốc Tây.

Bệnh nhân vảy nến cần chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, chăm sóc những tổn thương trên da. Điều này giúp cho bệnh mau chóng thuyên giảm hơn.

Bệnh nhân vảy nến có thể tự điều trị, chăm sóc tại nhà bằng cách:

  • Tắm rửa hàng ngày;
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể;
  • Thay quần áo hàng ngày, giặt giũ và phơi ở nơi sạch sẽ, có nhiều nắng;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi;
  • Hạn chế ăn thức ăn mặn, chua, cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ;
  • Kiểm soát cân nặng, không để béo phì;
  • Bảo vệ da khi đi dưới trời nắng, tiếp xúc với hóa chất,…;
  • Tránh tiêu thụ bia rượu, thức uống có gas, thức uống chứa nhiều đường hóa học, thuốc lá, cà phê;
  • Tăng cường vận động. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp tăng cường sức đề kháng;
  • Không tự ý dùng thuốc uống, thuốc bôi và các loại mỹ phẩm khi chưa có sự cho phép của bác sĩ;
  • Thận trọng khi dùng các loại sữa tắm, xà phòng, nước rửa tay. Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, có kiểm định y tế, an toàn cho da,…;
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng ngoài da như thịt bò, hải sản, thịt gà,…;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh buồn phiền, stress,…;
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, không thức khuya;
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không dùng quá liều hoặc bỏ liều.
Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì lối sống lành mạnh,... Đó là cách giúp bệnh vảy nến mau chóng được đẩy lùi.
Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì lối sống lành mạnh,… Đó là cách giúp bệnh vảy nến mau chóng được đẩy lùi.

4. Liệu pháp quang hóa trị liệu

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, bệnh vảy nến cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp quang học. Liệu pháp quang hóa trị liệu là phương pháp điều trị bằng tia sáng UV để điều trị. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra về tình trạng bệnh, thể lực,… trước khi thực hiện điều trị vảy nến bằng phương pháp quang học.

Bệnh vảy nến có thể được điều trị bằng tia laser, tia UV.
Bệnh vảy nến có thể được điều trị bằng tia laser, tia UV.

Tóm lại, bệnh vảy nến là một bệnh lành tính, do di truyền rối loạn hệ miễn dịch mà phát sinh ra bệnh. Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, gót chân,… hầu hết đều là những nơi thường xuyên tì, đè. Tuy nhiên, vảy nến còn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể, gây ngứa rát, mất thẩm mỹ và mang lại cảm giác tự ti cho người bệnh. Ngày nay, có nhiều phương pháp cải thiện tình trạng bệnh như dùng thuốc, dùng tia UV,… để điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, tư vấn, chẩn đoán,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh vẩy nến có di truyền không? Các yếu tố thúc đẩy

Các nhà nghiên cứu cho rằng gen đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán một người có thể...

Các loại bệnh vẩy nến thường gặp và triệu chứng nhận biết

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các châu...

Chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa là phương pháp đơn giản, an toàn

Cách chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa có thể bạn chưa biết

Chữa bệnh vẩy nến bằng hành hoa có thể làm giảm được tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, giúp bệnh...

9 địa chỉ khám chữa bệnh vảy nến tốt với Bác sĩ giỏi

Bệnh vảy nến mặc dù không thể chữa khỏi nhưng nếu được điều trị tốt, bạn hoàn toàn có thể...

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *