Ngứa núm vú khi cho con bú do đâu và khắc phục như thế nào?

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, một vấn đề tế nhị mà các chị em thường gặp phải là tình trạng nhũ hoa bị ngứa ngáy, khó chịu thậm chí là đau rát khi cho bé bú. 

Ngứa núm vú khi cho con bú
Ngứa núm vú khi cho con bú là triệu chứng thường gặp ở các mẹ

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

I. Những nguyên nhân gây tình trạng ngứa núm vú khi cho con bú

Việc ngứa núm vú không phải là dấu hiệu hiếm gặp khi các chị em nuôi con bằng sữa. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em gặp tình trạng khó chịu ở vùng nhạy cảm này. Chị em cần phải nắm rõ nguyên nhân gây khó chịu để biết cơ thể đang gặp vấn đề gì:

1. Thời tiết

Việc thời tiết chuyển lạnh, không khí khô gây tình trạng ngứa ngáy trên da. Nhũ hoa cũng săn cứng và thô ráp hơn, gây ngứa râm ran như bị kim châm chích.

Ngoài ra, việc các mẹ thường xuyên tắm dưới vòi nước nóng hơn 10 phút sẽ khiến lớp dầu tự nhiên của da mất đi. Khiến cho tình trạng ngứa ngáy tăng nhiều hơn.

2. Bệnh Eczema

Bệnh Eczema hay còn gọi là chứng chàm da cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa núm vú. Đây là nhóm bệnh có tỷ lệ gây ngứa cao, khiến da bị viêm, ngứa và sưng đỏ.

Chị em bị chứng Eczema ở núm vú thường có những dấu hiệu như sau:

  • Phần da ở ngực bị khô, đóng vảy và rất nhạy cảm. Việc mặc áo lót càng khiến cho chứng Eczema ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Tình trạng bị chàm khiến quầng vú bị tổn thương, da khô và bong tróc trông rất mất thẩm mỹ.
  • Bệnh chàm không lây nhiễm, nhưng con nhỏ ít nhiều cũng chịu những ảnh hưởng do chất lượng sữa bị giảm sút.

3. Nhiễm nấm Candida

Tình trạng nhiễm nấm men Candida ở núm vú cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến các mẹ bị ngứa ngáy. Đây là một loại nấm vô hại và thường ký sinh ở nhiều nơi trên cơ thể. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển nhanh và gây tình trạng nấm da. Nhất là ở núm vú – bộ phận ẩm ướt vì luôn tiết ra sữa trong quá trình nuôi con.

  • Nấm Candida thường khiến chị em ngứa ngáy núm vú, quầng vú và tạo nên cảm giác nóng rát.
  • Đôi khi khiến các mẹ bị đau nhói ở các mô vú.
  • Chị em nên thường xuyên kiểm tra lưỡi của bé, nếu đóng một lớp trắng ở lưỡi thì rất có thể bạn đang bị nhiễm nấm candida và lây bệnh cho trẻ.
Ngứa núm vú do nhiễm nấm candidas
Ngứa núm vú do nhiễm nấm candida là trường hợp phổ biến ở mẹ cho con bú.

4. Viêm vú

Đây là tình trạng do sữa căng quá mức làm tắc ống dẫn sữa. Vi khuẩn nhân cơ hội này thâm nhập vào ống dẫn sữa và gây viêm nhiễm các mô mỡ trong vú.

Chị em thường cảm thấy vú luôn bị đau nhức, núm vú căng tức và đi kèm là dấu hiệu ngứa ngáy. Đôi khi, mô vú bị sưng tấy, ửng đỏ và gây đau.

5. Rạn nứt da

Tình trạng vú căng đầy sữa khiến da giãn nở nhanh chóng. Dễ gây tình trạng nứt da, ngứa ngáy. Chị em đôi khi có thể thấy sữa có màu hồng, đó là tình trạng các tế bào hồng cầu tại chỗ nứt da hòa vào sữa, da trở nên khô và gây ngứa ngáy rất khó chịu ở núm vú.

6. Do ký sinh gây nhiễm trùng

Việc ngứa núm vú trong giai đoạn cho con bú còn do bị nhiễm nấm ký sinh hoặc bị bệnh ghẻ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người mẹ, mà còn dễ lây nhiễm cho trẻ:

  • Bệnh ghẻ thường do cái ghẻ gây nên, tạo thành những vết đỏ có đóng vảy. Tình trạng này là do cái ghẻ đào hang dưới da gây ra, khiến núm vú ngứa ngáy, rất khó chịu.
  • Nấm da vùng vú thường là tình trạng da bị nhiễm nấm. Vùng ngực xuất hiện các dấu phát ban đỏ, ngứa và nổi mẩn nhỏ khiến chị em vô cùng khó chịu.

Với bất kỳ những dấu hiệu của chứng ngứa vú khi cho con bú, nên thăm khám kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

II. Những cách khắc phục tình trạng ngứa núm vú khi cho con bú

Một số trường hợp không thể phán đoán bạn bị ngứa vùng ngực là do đâu, nên cần phải đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị:

1. Núm vú ngứa nên đi khám bác sĩ khi nào?

  • Ngứa dữ dội gây trở ngại việc cho con bú.
  • Bị đau tức vùng ngực.
  • Trong sữa có lẫn máu hoặc chất lỏng màu vàng.
  • Cảm thấy ngực có khối u cứng.
  • Vú ngứa đỏ và có dấu hiệu biến đổi hình dạng.

2. Điều trị ngứa núm vú

Việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân và dấu hiệu gây nên các chứng ngứa ngáy ở núm vú. Trường hợp nhẹ có thể khắc phục tại nhà, nhưng nếu nặng thì nên dùng thuốc:

  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê toa cho các mẹ dùng các loại thuốc kháng khuẩn, chống nấm và trị ghẻ. Nếu bạn bị viêm nhiễm núm vú thì dùng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này đều không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Kem bôi da: Nếu bị Eczema, bác sĩ sẽ dùng các loại kem có tác dụng làm dịu và giảm tình trạng viêm da. Ngoài ra, việc đau núm vú còn sẽ chỉ định dùng kem lanolin giúp giảm đau ngứa ở mẹ đang cho con bú dưới 12 tháng tuổi.
dùng kem bôi ngoài da
Nhờ bác sĩ tư vấn dùng các loại kem bôi ngoài da để giảm tình trạng ngứa ngáy hiệu quả.

3. Ngăn ngừa tình trạng ngứa vú khi cho con bú tại nhà

Các mẹ có thể ngăn chặn tình trạng ngứa vú khi cho con bú bằng những biện pháp đơn giản như sau:

  • Giữ cho ngực được khô ráo: Bạn nên thêm một miếng đệm giữa ngực và áo lót để tránh cho sữa rò rỉ, tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn tấn công.
  • Lau núm vú sau khi cho con bú: Chị em nên dùng vải mềm thấm nước ấm lau sạch đầu vú mỗi khi cho con bú, giúp loại bỏ nước bọt của trẻ, hạn chế gây kích ứng da.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Nếu núm vú bị ngứa ngáy do thời tiết quá khô, chị em có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm để giảm tình trạng ngứa ngáy. Tốt nhất nên dùng sau buổi bú cuối của trẻ trong ngày, và rửa sạch núm vú trước khi cho trẻ bú lần tiếp theo.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Các mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh ăn mặc quá bó sát gây chật chội và kích ứng da. Nên dùng vải cotton để giúp thấm hút mồ hôi tốt hơn.
  • Cho con bú theo khoảng thời gian cố định: Các mẹ nên lập trình một thời gian biểu để cho con bú hợp khoa học. Điều này giúp sữa không tích tụ quá nhiều khiến ngực của các mẹ quá căng tức, gây ngứa ngáy và khó chịu.

Nếu tình trạng này không hết, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Vì dù hiếm nhưng vẫn có khả năng núm vú ngứa là dấu hiệu ngực có khối u, một trong những triệu chứng của căn bệnh ung thư vú.
*Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

ĐỪNG BỎ LỠ

Cách trị rạn da bằng dầu gấc – mẹo hay cho mẹ bầu

Dầu gấc chứa nhiều thành phần tốt cho da nên được sử dụng rộng rãi trong việc dưỡng ẩm, ngăn...

Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm da tiết bã nhờn hay viêm da dầu hình thành khi tuyến bã nhờn trên da hoạt động...

Bệnh chàm eczema: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm - eczema là một trong những căn bệnh viêm da mãn tính chiếm tỉ lệ mắc khá cao....

Những điều cần biết khi mẹ bầu bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng khi mang thai là một trong những bệnh ngoài da phổ biến. Sự thay đổi nội...

Nổi mẩn ngứa sau khi tắm có sao không?

Tắm giúp không chỉ giúp cơ thể rửa trôi bụi bẩn vi khuẩn mà còn giúp thư giãn. Tuy nhiên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.